Kiễm tra học kỳ I – năm học 2009 - 2010 môn sinh lớp 12 - thời gian 60 phút

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiễm tra học kỳ I – năm học 2009 - 2010 môn sinh lớp 12 - thời gian 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường :PTTH Đại An
Tổ : Hoá Sinh
KIỄM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN SINH LỚP 12-thời gian 60phút
I- PHẦN DÀNH CHUNG CHO BAN CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO: ( từ câu 1- câu 32)
Câu 1 : Một trong các đặc điểm của mã di truyền là : “một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axitamin ”. Đó là đặc điểm nào sau đây :
	*A.Mã di truyền có tính đặc hiệu	B.Mã di truyền có tính thoái hóa
	C.Mã di truyền có tính phổ biến	D.Mã di truyền là mã bộ ba 
Câu 2 : Sự kéo dài mạch mới được tổng hợp liên tục là nhờ :
A.Sự hình thành các đơn vị nhân đôi 	 B.Tổng hợp mạch mới theo hướng 3’à5’ của mạch khuôn
C.Hình thành các đoạn okazaki	 *D.Sự xúc tác của enzim ADN - polimeraza
Câu 3. Ngày nay các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi của ADN theo nguyên tắc : 1.bảo toàn; 2.bán bảo tồn; 3.bổ sung ; 4.gián đoạn. Câu trả lời đúng là :
	A.1,2	B.2,4	C.1,4	*D.2,3
Câu 4: Trong 2 mạch đơn của gen chỉ có mạch khuôn (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo :
	A.Nguyên tắc bán bảo tồn	*B.Nguyên tắc bổ sung
	C.Nguyên tắc giữ lại một nửa	D.Nguyên tắc tự trị
Câu 5: Loại ARN nào sau đây có hiện tượng cắt bỏ intron rồi nối các exôn với nhau :
	*A.mARN sơ khai của sinh vật nhân thực	B.Các tARN
	C.Các rARN	D.mARN của sinh vật nhân sơ
Câu 6: Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidro của gen : 
A. Mất 1 cặp nucleotit.	B. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X. 
C. Thêm 1 cặp nucleotit.	*D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu 7: Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:
A. Gen → prôtêin → ARN → tính trạng.	C. Gen → tính trạng → ARN → prôtêin.
B. Gen → ARN → tính trạng → prôtêin.	*D. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng.
Câu 8: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ , gen a quy định quả vàng . Cho 2 cây tứ bội có KG AAaa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ KG là .
A. 1AAAA : 5AAAa : 5AAaa ; 1aaaa * B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
C. 1AAAA : 8AAAa : 8AAaa ; 1aaaa D. 1AAAA : 2AAAa : 4AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
Câu 9: Bằng phương pháp lai xa và đa bội hoá có thể tạo ra thể nào sau đây: 
 A. Thể đơn nhiễm B. Thể tam nhiễm C. Thể tứ nhiễm *D.Thể song nhị bội 
Câu 10. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một cá thể của loài trong tế bào có 21 nhiễm sắc thể cá thể đó thuộc thể
A. dị bội.
B. tam nhiễm.
*C. tam bội.
D. đa bội lệch.
Câu 11: Xét đột biến số lượng xảy ra ở một cặp NST. Kí hiệu bộ NST của thể đơn nhiễm là
A. 2n + 1.	*B. 2n – 1.	C. 2n + 2.	D. 2n – 2.
Câu 12: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
B. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → nhiễm sắc thể.
C. Crômatit → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nhiễm sắc thể.
 *D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit → nhiễm sắc thể.
Câu 13: Thành phần hóa học của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là
A. ADN và prôtêin không phải dạng histôn.	B. ADN, ARN và prôtêin dạng phi histôn.
*C. ADN và prôtêin dạng histôn.	D. ADN, prôtêin dạng histôn và 1 lượng nhỏ ARN.
Câu 14: Một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEFGH. Đột biến làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến:
A. Mất đoạn NST 	B. Lặp đoạn NST 	*C. Đảo đoạn NST 	D. Chuyển đoạn NST 
Câu 15: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là :
A. Sự phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
B. Sự phân ly của các alen trong cặp trong giảm phân
C. Sự phân ly và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
D. *Sự phân ly và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh đưa đến sự phân ly và tổ hợp của các alen trong cặp
Câu 16. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Men Đen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì :
A. F2 có 4 kiểu hình B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp 
C. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng ở F2 đều là 3 trội : 1 lặn
D. *Tỷ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích các xác suất của các tính trạng hợp thành nó 
Câu 17: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly là :
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác
B. *Mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
C. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của các tính trạng
D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh
Câu 18: Lai giống lợn Ỉ thuần chủng nặng 60 kg với lợn Landrat thuần chủng nặng 100 kg. F1 nặng 120 kg. Biết 4 cặp gen nằm trên 4 nhiễm sắc thể thường và mỗi cặp chứa gen trội làm tăng trọng gấp 3 lần cặp gen lặn. F1 có ưu thế lai là do :
A. * Tác động cộng gộp các gen trội có lợi	B. Tác động cộng gộp các gen lặn có lợi
C. Tác động át chế gen trội	D. Tác động bổ trợ 
Câu 19: Bản đồ di truyền có vai trò trong công tác chọn giống :
A. *Dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai
B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế
C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế
D. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ
Câu 20: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là :
A. Sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể đồng dạng vào kỳ trước I giảm phân
B. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng
C. Sự tiếp hợp theo chiều dọc của 2 crômatit của cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở thể kép khi giảm phân
D. *Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của 1 cặp NST tương đồng ở kỳ trước I của giảm phân
Câu 21: Điểm giống nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính là :
I. Đều mang gen quy định tính trạng thường
II. Đều có thành phần chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic
III. Đều có ảnh hưởng đến sự xác định giới tính
IV. Đều có khả năng nhân đôi, phân ly và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kỳ phân bào
V. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng
A. IV,V	B. II, IV, V	C.* I, II, IV, V 	D. I, II, III, IV, V
Câu 22. Hiện tượng di truyền qua tế bào chất có đặc điểm :
A. Lai thuận nghịch có kết quả khác nhau	B. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ
C. Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở thế hệ lai	D.* Cả 3 ý trên
Câu 23. Tính chất của thường biến :
A. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định 
B. Không làm biến đổi kiểu gen do đó không di truyền được
C. Xuất hiện ngẫu nhiên ở từng cá thể hay từng nhóm cá thể, tương ứng với điều kiện MT	 
D. *a và b
Câu 24: .Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
Sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
*Làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
Trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Câu 25:.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền : 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa, tần số các alen trong quần thể lúc đó là
0,65A; ,035a.
*0,75A; ,025a.
0,25A; ,075a.
0,55A; ,045a.
Câu 26: Quần thể nào trong 4 quần thể sau có thành phần kiểu gen không thay đổi qua các thế hệ 
A. 0,4 AA : 0,1 Aa : 0,5 aa	B.* 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
C. 0,1 AA : 0,9 aa	D. 1 Aa 
Câu 27: Tác dụng của dung dịch cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo :
A. *Kìm hãm sự hình thành thoi tơ vô sắc hình thành thể đa bội 
B. Gây rối loạn quá trình phân ly nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
C. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN
D. Chỉ kích thích chứ không ion hoá các nguyên tử khi chúng đi qua các tổ chức và tế bào sống 
Câu 28: Biểu hiện ưu thế lai giảm dần từ F2 trở đi vì :
A. Các gen có lợi kém thích nghi dần	B. Các gen có lợi bị hoà lẫn bởi các gen khác
C. *Tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng	D. Xuất hiện hiện tượng phân ly kiểu hình
Câu 29: Nguyên tắc của nhân bản vô tính :
A. Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
B. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
C. Chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới
D. *Chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
Câu 30: Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp, thao tác được thực hiện theo trình tự sau :
A.* Tách ADN => Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp => Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận => Phân lập dòng ADN tái tổ hợp 
B. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp => Tách ADN => Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận => Phân lập dòng ADN tái tổ hợp 
C. Tách ADN => Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận => Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp => Phân lập dòng ADN tái tổ hợp 
D. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận => Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp => Tách ADN => Phân lập dòng ADN tái tổ hợp 
Câu 31: Nghiên cứu phôi sinh học có ý nghĩa nào sau đây về mặt tiến hóa?
1. Tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài đang nghiên cứu.
2. Những loài có lối sống khác nhau nhưng có quá trình phát triển phôi gần giống nhau sẽ có nguồn gốc chung.
3. Nghiên cứu phôi sinh học là cơ sở góp phần để kết luận nguồn gốc chung của sinh giới.
4. Phát hiện các đặc điểm sinh thái và lối sống của các loài được nghiên cứu.
A. 1 và 2. B. 1, 2, 3, và 4. C. 1 và 3. D. *1, 2 và 3.
Câu 32: Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học là
A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
B. Các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống trước nó.Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản cỏa cơ thể sống.
C.*Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
D. Các tế bào không thể được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ, ngày nay sự sống chỉ có thể được hình thành trong các cơ thể sống.
II- PHẦN DÀNH RIÊNG CHO BAN CƠ BẢN: (TỪ CÂU 33-40)
Câu 33: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình được gọi là: 
A. Biến dị. 	
*B. Thể đột biến. 	
C. Biến dị tổ hợp. 	
D. Đột biến
Câu 34: Tác nhân hoá học như 5- brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây:
A. Đột biến thêm A; B. Đột biến mất A.
C. Nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.
*D. Đột biến A-T"G-X.
Câu 35. Vì sao cơ thể F1 trong lai khác loài thường bất thụ :
A. Vì hai loài bố, mẹ có hình thái khác nhau.
B. Vì hai loài bố, mẹ thích nghi với môi trường khác 
*C. Vì F1 có bộ NST không tương đồng. 
D. Vì hai loài bố, mẹ có bộ NST khác về số lượng. 
Câu 36: Một mạch đơn gen gồm có 60A, 30T, 120G, 80X thì tự sao một lần sẽ cần:
 A.	 A = T = 200; G = X = 90	B.	 A = T = 120; G = X = 180
 *C.	A = T = 90; G = X = 200	D. A = T = 180; G = X = 120
Câu 37: Các gen sẽ di truyền liên kết khi :
A. Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau 
B.* Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng 
C. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên 1 nhiễm sắc thể thường
D. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên 1 nhiễm sắc thể giới tính X
Câu 38: Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết giới tính là :
A. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm
B. Tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai
C. Chọn đôi giao phối thích hợp để tạo biến dị tổ hợp mong muốn
D. *Cả 3 ý trên
Câu 39.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.
0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 *C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa.
 D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 40: Liệu pháp gen là :
A. Một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế “gen bệnh” (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường)
B. Một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ “gen bệnh” (gen đột biến)
C.* Một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế “ gen bệnh” (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường)
D. Một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách sửa chữa “ gen bệnh” (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường)
III- PHẦN DÀNH RIÊNG CHO BAN TỰ NHIÊN: (TỪ CÂU 33-40)
Câu 33: Đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là 
 A    Đột biến hợp tử         
    B    Đột biến giao tử
*C    Đột biến xôma 
 D   Đột biến tiền phôi
Câu 34: Một gen dài 3060 ăngstron, trên mạch gốc của gen có 100 Ađênin và 250 Timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G-X  thì số liên kết hidrô của gen sau đột biến là
    A  *  2347                         B      2350
    C    2353                         D      2352
Câu 35: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :
 *A.Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã
	B.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ phiên mã và dịch mã
	C.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước quá trình phiên mã
	D.Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã
Câu 36: Một đột biến gen (mất, them, thay thế một cặp nucleotit) được hình thành thường phải qua :
A. 4 lần tự sao của AND.	B. *3 lần tự sao của AND.
C. 2 lần tự sao của AND.	D. 1 lần tự sao của AND.
Câu 37: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbCC giảm phân bình thường, xác định tỉ lệ phần trăm (%) mỗi loại giao tử?
A. ABC = AbC = aBC = abC = 20%.                         * B. ABC = AbC = aBC = abC = 25%. 
C. ABC = AbC = aBC = abC = 30%.                          D. ABC = AbC = aBC = abC = 40%.
Câu38: ở mèo, quy định về màu lông DD → lông đen, Dd → lông tam thể, dd → lông vàng. Gen quy định màu lông nằm trên NST X, thực tế hiếm có mèo đực tam thể vì:
A. Phụ thuộc vào mẹ.         B. Phụ thuộc vào bố.       * C. Chỉ có một NST X.          D. Phụ thuộc vào đột biến
Câu 39: Để tăng tỷ lệ kết hợp giữa 2 tế bào thành tế bào lai trong phương pháp lai tế bào, người ta sử dụng 
A. Vi rút xenđê	B. Keo êtylen glycol
C. Xung điện cao áp 	D.* Cả 3 tác nhân trên
Câu 40: Mục đích của nghiên cứu trẻ đồng sinh là :
A. Xác định tần số gen cần trong một bộ phận dân số
B. Xác định bệnh di truyền của người do đột biến nhiễm sắc thể
C. *Xác định vai trò của kiểu gen và môi trường trong hình thành tính trạng
D. Xác định quy luật di truyền mà tính trạng nghiên cứu tuân theo
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1-10
11-20
21-30
31-32
33- 40 CB
33-40 NC

File đính kèm:

  • docKT HKI SINH 12.doc