Kiểm tra học kì II–năm học 2010-2011 môn thi: ngữ văn– khối 10 TRƯỜNG THPT AN LÃO

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II–năm học 2010-2011 môn thi: ngữ văn– khối 10 TRƯỜNG THPT AN LÃO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT AN LÃO
Họ và tên:……………………
Lớp : 10………
SBD :…………
KIỂM TRA HỌC KÌ II–NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn– Khối 10
Thời gian:90 phút (Không kể thời gian chép đề)
 Mă
 phách

Giám thị 1
Giám thị 2
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Mă 
Phách



 Đề bài:
A. Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:
Câu 1: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được viết bằng thể thơ nào?
 A. Lục bát B. Song thất lục bát
 C. Thất ngôn D. Đường luật
Câu 2: Dòng nào dưới đây nhận xét chưa đúng về những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều?
 A. Khả năng vận dụng thể thơ lục bát một cách rất điêu luyện
 B. Nghệ thuật xây dựng, miêu tả nhân vật tài tình
 C. Sáng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn
 D. Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất biểu cảm
Câu 3:Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:
 A.Tính thẩm mỹ, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
 B.Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
 C.Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính thẩm mỹ.
 D. Tính hình tượng, tính thẩm mỹ và tính cá thể hóa.
Câu 4: Từ ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là:
 A. Sử dụng có chọn lọc tất cả những yếu tố của tất cả các lớp từ ngữ khác nhau
 B. Chỉ sử dụng từ ngữ địa phương
 C. Chỉ sử dụng những từ ngữ mang tính khoa học
 D. Chỉ sử dụng những từ ngữ cổ
Câu 5: Vì sao trong nội dung đoạn trích “Uống rượu luận anh hùng”, từ đầu đến cuối cuộc hội kiến Lưu Bị - Tào Tháo, không thấy Lưu Bị luận anh hùng?
 A. Vì Lưu Bị là người khiêm nhường, ít nói, sợ Tào Tháo
 B. Vì Lưu Bị ít hiểu biết và ít lí lẽ về anh hùng, lại kém hùng biện
 C. Vì Lưu Bị muốn giữ kín quan niệm anh hùng và chí lớn của mình
 D. Vì Tào Tháo đã nói đúng, nói đủ những gì Lưu bị cần nói
Câu 6: Vì sao Thúy Kiều (chị) phải cậy, lạy, thưa Thúy Vân (em) trong hoàn cảnh trao duyên?
 A. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hy sinh, chia sẻ cao thượng
 B. Vì làm như thế Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim Trọng dành cho mình
 C. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong gia đình gia giáo như gia đình Kiều
 D. Vì trong tình huống ấy Kiều không đủ tỉnh táo để cân nhắc kĩ từng lời nói, cử chỉ 
Câu 7: Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ. Cùng với ngữ nghĩa, còn phải chú ý đến ngữ âm. Cách hiểu này thuộc về:
 A. Tầng hàm nghĩa B. Tầng đa nghĩa
 C. Tầng hình tượng C. Tầng ngôn từ 
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Thu phong B. Trăng trắng C. Dạ vũ D. Phòng tiêu







Câu 9: Vấn đề cơ bản đặt ra trong Truyện Kiều là:
 A. Tệ nạn xã hội B. Tình yêu đôi lứa
 C. Vận mệnh, quyền sống của con người trong xã hội phong kiến 
 D. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
Câu 10: Câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”, sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. Liệt kê B. Phép đối C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 11: Hãy lựa chọn cách diễn đạt tối ưu trong các câu sau dưới đây?
 A. Chiếc xe này cũ nhưng còn rất tốt, nên mua.
 B. Chiếc xe này còn tốt nhưng cũ, nên mua.
 C. Chiếc xe này cũ, nên mua, nhưng còn rất tốt.
 D. Chiếc xe này còn rất tốt, nên mua, nhưng cũ.
Câu 12: Trong câu văn: “Chị Sứ yêu biết bao nhiêu mảnh đất này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Phần in đậm giữ vai trò gì trong câu?
 A. Trạng ngữ B. Vị ngữ C. Chủ ngữ D. Phụ chú

B. Phần 2: Tự luận (7 điểm)
 Cảm nhận của em về tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ sau:
 “… Cậy em em có chịu lời,
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Giữa đường đứt gánh tương tư,
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
 Kể từ khi gặp chàng Kim,
 Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
 Sự đâu sóng gió bất kì,
 Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
 Ngày xuân em hãy còn dài,
 Xót tình máu mủ thay lời nước non.
 Chị dù thịt nát xương mòn,
 Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
 Chiếc thoa với bức tờ mây,
 Duyên này thì giữ vật này của chung.
 Dù em nên vợ nên chồng,
 Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
 Mất người còn chút của tin,
 Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…”
 (Trích «Trao duyên »- Nguyễn Du)

.

 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH	 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II –NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 10	


A. Phần 1 : Trắc nghiệm : 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
 12
 B
 C
 B
 A
 C
 A
 D
 B
 C
 B
 A
 D

B. Phần 2 : Tự luận : 7 điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng:
a. Học sinh có kĩ năng cảm thụ một đoạn thơ đặt trong mối quan hệ với đoạn trước và sau nó.
b. Văn viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, lôgic, mắc ít lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu về kiến thức:
 HS có thể cảm nhận theo cách riêng của mỗi cá nhân nhưng cần đảm bảo 1 số ý chính sau :
a. Cảm nhận cách dùng từ của Kiều khi thỉnh cầu em nhận lời nối duyên với Kim Trọng. Kiều đã rất tinh tế khi dùng từ , để ràng buộc Vân. Cách thỉnh cầu vừa lạ lùng vừa hợp lí ấy giúp người đọc nhận ra 1 nàng Kiều sắc sảo, sâu sắc. Kiểu hiểu được gánh nặng sắp trao cho em và càng hiểu sâu sắc tình thế khó xử của Vân.
b. Cảm nhận tâm trạng của Kiều khi kể cho em nghe về mối tình của mình (chú ý biện pháp điệp từ Khi : khi gặp, khi ngày, khi đêm nói lên sự thề ước sâu nặng của Kiều và Kim trọng) và Kiều đã đưa ra lí lẽ để thuyết phục em (Kiều đã lay động ở Vân tình cảm chị em ruột thịt, Kiều còn dùng cái chết của mình để nói lên sự toại nguyện nếu Vân nhận lời – Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành vừa ràng buộc, thiết tha)
c. Cảm nhận tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật (chú ý cảm nhận tâm trạng Kiều khi giở những kỉ vật tình yêu : Kiều như sống lại những kỉ niệm cũ- kỉ niệm của những ngày hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ- để rồi giật mình đau khổ khi trở về thực tại phải chia li với những hạnh phúc ấy)-Và khi trao kỉ vật cho Vân, Kiều vẫn còn lưu luyến (chú ý từ của chung – Đây là sự giằng xé trong tâm hồn Kiều : Lí trí tỉnh táo quyết định trao trao tình yêu của Kim cho em vậy nhưng Kiều vẫn muốn giữ lại một chút cho riêng mình, vẫn muốn hiển diện trong tình yêu của Kim Trọng).
d. Cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích (đặc biệt chú ý nghệ thuật miêu tả quá trình trao duyên : Ở đây Nguyễn Du miêu tả quá trình trao duyên như một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình. Kiều tâm sự với Vân nhưng thực ra là tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Kiều đạ tỉnh táo cầu khẩn em nhận lời (2 câu đầu) nhưng rồi sau đó Kiều lại để con tim mình chiến thắng khi trao kỉ vật. Tất cả là những tình cảm thật và mãnh liệt của Kiều đối với tình yêu của mình.
* BIỂU ĐIỂM :
- Điểm 6-7 : Đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, ấn tượng.
- Điểm 4-5 : Đáp ứng được phần lớn(2/3) những yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 2,5-3,5 : Trình bày khoảng 1 nửa nội dung. Bố cục rõ ràng. Mắc không quá 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 1,2 : Nội dung sơ sài. Bố cục còn rời rạc chưa hợp lí. Mắc trên 7 lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0 : Không viết được gì. Sai nghiêm trọng về kiến thức, viết không liên quan đến bài hoặc bỏ giấy trắng






File đính kèm:

  • docĐỀ THI.doc