Kiểm tra học kì II Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN ) Năm học 2006-2007 Trường THPT Nguyễn Trãi

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN ) Năm học 2006-2007 Trường THPT Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ II 
 Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn 10 ( Ban KHTN )
 Thời gian : 60 phút
 ( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 45 phút )

 Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương chủ yếu thể hiện :
Lòng tự hào về công lao dựng nước của các bậc tiền nhân.
Lòng tự hào về truyền thống chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc.
Niềm trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học của dân tộc.
Niềm tiếc nhớ quá khứ hào hùng của cha ông.
Câu 2: Hai câu sau được trích ở phần nào của bài “Đại cáo bình Ngô” ( Nguyễn Trãi ) ?
 Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
 Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Nêu luận đề chính nghĩa. c. Kể lại quá trình chiến đấu và thắng lợi.
Vạch tội ác kẻ thù. d. Tuyên bố chiến thắng.
Câu 3: Nội dung chính của “Truyện chức phán sự đền Tản Viên” là gì ?
Nêu cao tấm gương chính nghĩa chống gian tà.
Nêu cao lập trường nhân nghĩa chống ngoại xâm.
Thể hiện tư tưởng nhân ái trong mối quan hệ cộng đồng.
Đả phá quan niệm mê tín dị đoan trong dân gian.
Câu 4: Cấu trúc của văn bản văn học là :
Tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. c. Tầng hàm nghĩa.
Tầng hình tượng. d. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 5: Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” được sáng tác theo thể loại gì ?
 a. Thất ngôn bát cú b. Thất ngôn tứ tuyệt c. Song thất lục bát d. Lục bát
Câu 6: Hai nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong “Hồi trống Cổ Thành” ( trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung )
 là ai ?
Tôn Càn – Sái Dương c. Quan Công – Châu Sương
Quan Công – Trương Phi d. Châu Sương – Trương Phi
Câu 7: Nội dung nào sau đây không được thể hiện trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du ?
Tâm trạng bế tắc, cô đơn của nhà thơ trước cuộc đời.
Thái độ trân trọng trước vẻ đẹp của con người.
Tiếng nói cảm thông, thương xót đối với những giai nhân bị oan khổ.
Tình yêu thương đối với những con người nghèo đói cơ cực.
Câu 8: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng với nghĩa gốc ?
 a. Đầu bạc răng long. b. Đầu mày cuối mắt c. Đầu sóng ngọn gió d. Đầu non cuối bể
Câu 9: Trong câu văn sau, từ hoặc cụm từ nào dùng chưa chính xác ?
 “Họ là những người nông dân nghèo khổ, cơ cực, chất phát, quanh năm dãi nắng dầm mưa”.
 a. cơ cực b. chất phát c. dãi nắng d. dầm mưa
Câu 10: Câu nào sau đây sử dụng dấu câu đúng ?
Em có hiểu cô đang nói gì không ? 
Nó hỏi tôi làm bài tập này như thế nào ?
Chúng ta cần tìm hiểu xem nội dung văn bản đó là gì ?
Tôi không biết phải nói với nó điều gì ?
Câu 11: Tóm tắt văn bản là :
Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung của văn bản.
Phân tích các khía cạnh cụ thể của văn bản.
Ghi lại trung thành nội dung chính của văn bản.
Ghi lại những cảm nhận của bản thân về văn bản.
Câu 12: Phẩm chất của Thúy Kiều được Nguyễn Du đề cao là :
Tài sắc, hiếu thảo. c. Can đảm, thuỷ chung trong tình yêu.
Giàu lòng yêu thương. d. Cả ba ý trên.

 Phần II: Tự luận ( 7 điễm )
Câu 13 ( 2 điểm ): Em hãy nêu ngắn gọn những phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Truyện chức phán 
 sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.
Câu 14 ( 5 điểm ): 
 Tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn.
 Em hãy kể một câu chuyện thể hiện nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ trên.









































 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

 Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. A
c
c
a
d
b
b
d
a
b
a
c
d

 Phần II: Tự luận ( 7 điểm )
Câu 13 ( 2 điểm ): 
 _ Nêu đúng những phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Truyện chức phán sự đền Tản Viên” của 
 Nguyễn Dữ. Đại thể:
 + Khảng khái, chính trực, dũng cảm đốt đền tà, vì dân trừ hại.
 + Kiên cường đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, công lí.
 + Không màng danh lợi cõi trần, vui vẻ làm chức quan thanh liêm ở cõi âm để tiếp tục thực hiện công lí.
 _ Diễn đạt gãy gọn, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
 ( GV cân nhắc kĩ lưỡng từng bài làm cụ thể để cho mức điểm dưới 2 )

Câu 14 ( 5 điểm ):
 _ Trình bày sơ lược nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Đại thể: 
 Câu tục ngữ này khuyên mọi người khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên 
 thành quả đó.
 Diễn đạt tốt ( 1 điểm ).
 _ Kể lại được câu chuyện thể hiện đúng nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ ( theo một trình tự nhất định, có đầu cuối,
 tương đối chặt chẽ và logic )
 Khuyến khích những học sinh kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài kể chuyện.
 Diễn đạt tốt ( không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ ). Chữ viết cẩn thận ( 4 điểm ).

File đính kèm:

  • docde thi HK II ban KHTN 06 07 .doc