Kỳ thi chọn học sinh giỏi trại hè Hùng Vương lần thứ VII - Năm 2011 Hướng dẫn chấm môn thi: Ngữ Văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi trại hè Hùng Vương lần thứ VII - Năm 2011 Hướng dẫn chấm môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 
LẦN THỨ VII - LÀO CAI


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ VII - NĂM 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN 
(Hướng dẫn chấm được in trong 03 trang)
HDC DỰ BỊ
	


Câu 1 (8 điểm)
I.Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Diễn đạt trong sáng, không sai chính tả, văn phong giàu cảm xúc, sáng tạo.
II. Yêu cầu về kiến thức :
 Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau:

Nội dung trả lời
Điểm
1. Giải thích ý nghĩa câu nói: 
- Bánh mì và hoa hồng là hai hình ảnh tượng trưng cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cả tâm hồn cũng cần được ăn uống: cả tâm hồn cũng cần được quan tâm, chăm sóc. 
=> Câu nói khẳng định đời sống tinh thần cũng quan trọng và cần thiết không kém gì đời sống vật chất. Cần phải cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần để có một cuộc sống ý nghĩa.
2. Phân tích và lí giải vấn đề : 
- Đời sống vật chất là toàn bộ những điều kiện vật chất để con người tồn tại: ăn, mặc, ở. Còn tâm hồn là toàn bộ thế giới tinh thần: tư tưởng, tình cảm và suy nghĩ của con người.
- Nếu con người chỉ chú trọng đời sống vật chất thì cuộc sống sẽ lệch lạc, đơn điệu và vô nghĩa. Vật chất nếu thiếu thốn vẫn có cách bù đắp nhưng tâm hồn thì không thể.
- Tâm hồn quyết định nhân cách, lối sống, tư tưởng của mỗi người, làm nên nét đẹp nhân văn trong mỗi con người. Vì vậy, nó cũng cần được nuôi dưỡng để ngày càng tinh tế, phong phú hơn.
- Dẫn chứng.
3. Bình luận vấn đề:
- Đây là một quan niệm sống đúng đắn và để lại cho ta bài học sâu sắc về cách sống có ý nghĩa.
- Cần biết chăm lo, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần để mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc, thoải mái và có ý nghĩa thực sự.
- Lối sống thiên về chú trọng vật chất hay tinh thần đều có tác hại đối với cuộc sống của mỗi người.
- Phê phán những người có cái nhìn thực dụng khi đánh giá về con người lại đem ra tiêu chí mang giá trị vật chất để xếp hạng.
- Bài học đối với bản thân.


1,5







3,5









3,0


Câu 2 (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng :
- Biết cách vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học cụ thể trong giai đoạn thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX để giải thích, chứng minh, bình luận một vấn đề văn học.
- Bố cục bài làm chặt chẽ, hợp lí.
- Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh, có sáng tạo. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
II. Yêu cầu về kiến thức :
 Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau:

Nội dung trả lời
Điểm
 1.Giải thích:
- Ý thức cá nhân là sự ý thức về giá trị của các cá thể người trên nền ý thức chung về con người.
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, chiến tranh phong kiến liên miên, chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái, triều đại nhà Nguyễn độc đoán khắt khe, Nho giáo độc tôn không còn thiêng liêng...-> thời đại khiến con người cá nhân thức tỉnh, tự khẳng định mình, đặc biệt là khẳng định các giá trị cá nhân.
- Với những nghệ sĩ tài năng, có nhân cách và cá tính độc đáo như Nguyễn Du, ý thức cá nhân của họ được thể hiện khá rõ nét qua tác phẩm văn học.
 2. Phân tích, chứng minh: 
 Ý thức cá nhân trong các tác phẩm (đoạn trích) của Nguyễn Du
- Con người cá nhân xót mình, cô đơn trong Đọc Tiểu Thanh kí:
 Từ chỗ thương cho thân phận tài hoa, nhan sắc bị vùi dập đến phũ phàng của Tiểu Thanh, bật ra câu hỏi về mối hận kim cổ không lời giải đáp, nhà thơ tự nhận thấy mình cũng là khách phong lưu với cái án tự mang - cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh - nên đi đến xót thương mình, vì sự cô đơn của tài hoa, nhân cách - không tìm được tri âm giữa cuộc đời. Câu hỏi Không biết ba trăm năm... đầy nỗi đau khắc khoải. 
- Ý thức về tình yêu, hạnh phúc cá nhân trong Trao duyên (Truyện Kiều):
 Tình yêu của Kiều với Kim Trọng là tình yêu đầu đời trong sáng, e ấp song không kém phần nồng nàn, mãnh liệt, đắm say. Ý thức được điều đó, nên khi trao duyên cho Thúy Vân, dù đã quyết định chọn chữ Hiếu một cách dứt khoát, Kiều vẫn vô cùng đau đớn. Diễn biến tâm trạng của nàng trong đoạn trích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, và đặc biệt là nỗi đau đớn tột cùng của Kiều khi tình yêu, hạnh phúc bị tan vỡ. Phải ý thức sâu sắc, cao độ về quyền sống, quyền được hạnh phúc, nàng mới thương cho mình, thương cho người yêu và đau đến như vậy.
- Ý thức về nhân phẩm, niềm thương thân trong Nỗi thương mình (Truyện Kiều):
 Phải sống trong chốn ô nhục, Kiều bẽ bàng, đau đớn khi mỗi ngày nàng bị nhấn chìm sâu hơn vào vũng bùn hoen ố cả thân xác và nhân phẩm. Hơn bao giờ hết, nàng thương cho thân mình bị đọa đày, dày xéo nhơ nhuốc, tâm trạng cô đơn đến cùng cực, sống mà như không sống ngay khi tuổi đời còn thanh xuân. Đây rõ ràng là biểu hiện của ý thức về nhân phẩm.
 3. Đánh giá:
- Ý thức cá nhân trong tác phẩm của Nguyễn Du là sản phẩm của một thời đại nhất định, đồng thời được kết tinh ở một cá tính nghệ thuật độc đáo không lặp lại, được thể hiện thông qua các hình thức văn học và thể loại văn học trung đại, là biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của Nguyễn Du.
-> Ý thức cá nhân góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm Nguyễn Du và làm nên đặc sắc của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.


2,0








8,0
























2,0

------------Hết------------

File đính kèm:

  • docdap an DB.doc