Kiểm tra học kì II môn: Hóa học - lớp 11 (chuẩn)

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì II môn: Hóa học - lớp 11 (chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học 2007-2008)
Môn: HÓA HỌC - Lớp: 11 (CHUẨN)
Thời gian làm bài 45 phút
Số câu trắc nghiệm: 32
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề kiểm tra 132
Họ và tên học sinh:................................................ Lớp: 11
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X, thu được 5,4 g nước và 5,6 lit (đktc) CO2. Công thức phân tử của X là
A. C6H12.	B. C4H10.	C. C5H12.	D. C4H8
Câu 2: Cho 4 gam một ancol X có công thức CnH2n+1OH tác dụng với Na dư, thu được 1,4 lít khí H2 (ở đktc). Công thức của X là
A. C2H5OH.	B. C4H9OH.	C. C3H7OH.	D. CH3OH.
Câu 3: Bốn chất sau đây đều có phân tử khối là 60. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3-CH2-CH2-OH	B. CH3COOH	C. HO-CH2-CHO	D. H-COO-CH3
Câu 4: Cho 0,94 gam phenol tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 10.	B. 40.	C. 30.	D. 20.
Câu 5: Axit X có công thức cấu tạo thu gọn: (CH3)2CH[CH2]2COOH. Tên thay thế của X là
A. axit isobutiric.	B. axit 4-metylpentanoic.
C. axit 2-metylpentan-5-oic.	D. axit 4-metylhexanoic.
Câu 6: Liên kết ba (CC) trong phân tử ankin gồm
A. một liên kết bền và hai liên kết kém bền.	 B. một liên kết kém bền và hai liên kết bền .
C. một liên kết bền và hai liên kết kém bền. D. một liên kết kém bền và hai liên kết bền.
Câu 7: Ancol etylic không tác dụng với
A. CH3COOH (xt: H2SO4 đặc, t0).	B. CuO, đun nóng.
C. Cu.	D. Na.
Câu 8: Có hai học sinh đưa ra 2 nhận xét:
 (I) Naphtalen làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường.
 (II) Stiren làm mất màu ở nhiệt độ thường.
Nhận xét đúng phải là:
A. (I) đúng (II) sai.	B. (I) sai (II) đúng.	C. Cả 2 đều sai.	D. Cả 2 đều đúng.
Câu 9: Axit oxalic có vị chua của
A. chanh.	B. nho.	C. táo.	D. me.
Câu 10: Có thể phân biệt C3H6 và C3H8 bằng
A. đốt cháy rồi cho sản phẩm vào nước vôi trong.	B. dung dịch thuốc tím (KMnO4).
C. dung dịch brom.	D. khí hidro.
Câu 11: X, Y là 2 axit no, đơn chức, mạch hở liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 4,6 gam X và 6,0 gam Y tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lit H2 (đktc). Công thức phân tử của X, Y lần lượt là
A. CH3COOH và C2H5COOH.	B. C2H5COOH và C3H7COOH.
C. HCOOH và CH3COOH.	D. HCOOH và C2H5COOH.
Câu 12: Hai anken có CTPT C3H6 và C4H8 khi phản ứng với HBr thu được 3 sản phẩm. Vậy 2 anken đó là:
A. Propen và but-2-en.	 	B. Propilen và but-1-en. 
C. Propen và but-1-en. 	D. Propen và isobuten.
Câu 13: Trong 4 chất dưới đây, chất nào tác dụng được với cả 3 chất: Na, NaOH và NaHCO3?
A. CH3COOH.	B. C6H5OH.	C. CH3CHO.	D. C2H5OH.
Câu 14: Chất tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 là
A. but-1-en.	B. but-2-in.	C. but-1-in.	D. but-2-en.
Câu 15: Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử chung là
A. CnH2n-2O (n3).	B. CnH2nO2 (n1).	C. CnH2n+2O (n1).	D. CnH2nO (n1).
Câu 16: X, Y là hai hợp chất thơm có cùng CTPT C7H8O. X chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với NaOH, Y không tác dụng với Na và NaOH. CTCT của X, Y là
A. (X) m-CH3C6H4OH; (Y) C6H5CH2OH.	B. (X) o-CH3C6H4OH ; (Y) C6H5CH2OH.
C. (X) C6H5CH2OH); (Y) p-CH3C6H4OH.	D. (X) C6H5CH2OH; (Y) C6H5OCH3.
Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng: CH4X Y Zpolibutađien.
X, Y, Z lần lượt là
A. C2H6, C2H5Cl, C2H5OH.	B. HCHO, CH3COOH, C2H5OH.
C. C2H2, C4H4, C4H6.	D. CH3Cl, C2H6, C4H6.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam 2 axit no, đơn chức, mạch hở cần 17,6 gam oxi (đktc). Thể tích khí CO2 (đktc) và khối lượng nước tạo ra lần lượt là
A. 22,4 (lit) và 18 (g).	B. 11,2 (lit) và 9 (g).
C. 1,12 (lit) và 0,9 (g).	D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 19: Khi cho anđehit no, đơn chức, mạch hở phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 1.	B. ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 2.
C. ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 3.	D. xeton no, đơn chức, mạch hở.
Câu 20: Cho etylbenzen tác dụng với HNO3 đặc (có mặt H2SO4 đđ, nóng), sản phẩm thu được chủ yếu là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 21: 
X có công thức cấu tạo là
A. CH3–CH=CH–CH3.	B. CH3–CH(OH)–CH2–CH3.
C. CH3–CH2–CH2–CH2–OH.	D. CH2=CH–CH2–CH3.
Câu 22: Khi nung than mở ở 10000C (không có không khí), sản phẩm thu được gồm:
A. Khí lò cốc, than cốc và nhựa than đá.	B. Khí thiên nhiên, dầu lỏng và nhựa than đá.
C. Than đá có lẫn vài chỉ vàng.	D. Khí lò cốc, than cốc và lớp nước mặn.
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol CH2=CH–COOH và 0,1 mol CH3CHO. Thể tích H2 (ở đktc) để phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là
A. 2,24 lít.	B. 6,72 lít.	C. 4,48 lít.	D. 8,96 lít.
Câu 24: Chất không phải dẫn xuất halogen của hiđrocacbon là
A. ClBr–CH–CF2–O–CH3	B. CH2=CH–CH2Br
C. C6H6Cl6	D. ClBrCH–CF3
Câu 25: Cho a gam axit fomic vào dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được Ag kim loại. Lấy toàn bộ lượng Ag thu được cho vào dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,867 lit (đktc) khí không màu dễ hóa nâu trong khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 7,57.	B. 4,60.	C. 5,75.	D. 11,5.
Câu 26: Tìm câu đúng nhất khi nói về tính chất của naphtalen? Naphtalen là
A. chất rắn khó nóng chảy , tan trong benzen, ete... và có tính thăng hoa.
B. chất rắn nóng chảy ở 800C, tan trong benzen, ete... và có tính thăng hoa.
C. chất rắn nóng chảy ở 800C, tan tốt trong nước, ete... và dễ bay hơi.
D. chất rắn nóng chảy ở 800C, tan trong benzen, ete... và dễ chảy rữa.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (Y) gồm 2 hidrocacbon thơm đều có nhánh no, thu được 18,04 g CO2 và 4,68 g H2O. Khối lượng của (Y) và thể tích oxi (đktc) cần để đốt cháy hết (Y) là
A. 10,88 g và 69,021 (lit).	B. 5,44 g và 12,096 (lit).
C. 44,5 g và 12,908 (lit).	D. 5,44 g và 120,96 (lit).
Câu 28: Ancol nào dưới đây khó bị oxi hoá nhất?
A. 3-Metyl butan-2-ol	B. 1-Metyl butan-1-ol
C. 2,2-Đimety propan-1-ol	D. 2-Metyl butan-2-ol
Câu 29: Để nhận biết butan, but-1-in, but-2-in, phải dùng hóa chất và thứ tự nhận biết là
A. dung dịch AgNO3 trong NH3; dung dịch Br2.	B. dung dịch brom; H2.
C. không thể nhận biết được vì đều có nối ba.	D. dung dịch KMnO4; NaOH.
Câu 30: Trong các chất dưới đây, chất nào là ankađien liên hợp?
A. CH2=CH–CH2–CH=CH2	B. CH2=C=CH2
C. CH2=CH–CH2–CH=CH–CH3	D. CH2=C(CH3)–C(CH3)=CH2
Câu 31: Axit HCOOH tác dụng hết với các chất trong nhóm chất nào sau đây?
A. KOH, C2H5OH, Al(NO3)3, Na.	B. K, CaO, CuSO4, MgCO3.
C. Na, NaHCO3, Cu(OH)2, Ag.	D. Fe, CuO, Mg(OH)2, CH3OH.
Câu 32: 6,72 lit hỗn hợp X gồm C2H6, C2H4, C2H2 tác dụng vừa đủ với 150 g dung dịch Br2 (trong CCl4) 32%; Cũng lượng X trên tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch AgNO3 1M / NH3. Tỉ lệ về thể tích của 3 khí lần lượt là:
A. 0,5:1:1.	B. 1:2:1.	C. 1,2:2,5:1,5.	D. 1:1:1.
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKII lop 11CB THPT Nguyen Binh KhiemDacLac.doc