Kiểm tra học kì I – năm học 2009-2010 môn công nghệ 10 thời gian làm bài: 45 phút

doc8 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – năm học 2009-2010 môn công nghệ 10 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT 
HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đề thi 1001
Câu 1:(2 điểm) : Nêu đặc điểm của phân hữu cơ?
Câu 2 :(3 điểm) : Trong công tác sản xuất giống cây trồng, khi nào người ta sử dụng sơ đồ phục tráng ? ( Vẽ sơ đồ phục tráng )
Câu 3 ( 3 điểm) : Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc nào giúp phát sinh, phát triển
Sâu bệnh hại cây trồng?
Câu 4(2 điểm) : Loại phân nào dùng để bón thúc? Tại sao? Cho ví dụ phân nào?
Hết
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT
 HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đề thi 1002
Câu 1 :(2 điểm) : Nêu đặc điểm của phân Vi sinh vật ?
Câu 2 :(3 điểm) : Trong công tác sản xuất giống cây trồng, khi nào người ta sử dụng sơ đồ duy trì ? Vẽ sơ đồ duy trì ?
Câu 3 (3 điểm) : Trình bày quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô?
Câu 4 (2 điểm) : Loại phân nào dùng để bón thúc? Tại sao? Cho ví dụ phân nào?
Hết
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT
 HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đề thi 1003
Câu 1(2 điểm): Nêu nguyên lí cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ?
Câu 2(3 điểm) :Nêu tính chất của đất mặn, biện pháp cải tạo đất mặn và hướng sử dụng?
Câu 3(2 điểm) :Nêu đặc điểm, tính chất cách sử dụng các loại phân hưu cơ?
Câu 4(3 điểm):Biện pháp Sinh học để phòng trừ dịch hại cây trồng là gì? Cho một ví dụ ?
 Biện pháp Vật lý để phòng trừ dịch hại cây trồng là gì? Cho một ví dụ ?
Hết
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT
 HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đề thi 1004
Câu 1(3 điểm) :Thế nào là keo đất, có mấy loại keo đất? So sánh cấu tạo keo âm và keo dương?
(vẽ hinh)
Câu 2(3 điểm) : Nêu tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo đất xám bạc màu và hướng sử dụng?
Câu 3 (2 điểm) : Nêu đặc điểm, tính chất cách sử dụng các loại phân hóa học?
Câu 4(2 điểm) : Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo khác nhau như thế nào? Nêu vài ví dụ mà địa phương em đã làm để tăng độ phì nhiêu nhân tạo cho đất?
Hết
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đáp án 1001
Câu 1 (2 điểm) : Nêu đặc điểm của phân hữu cơ?
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng (0,5đ).
	 - Thành phần và tỉ lệ các nguyên tố dinh dưỡng thấp(0,25đ) và không ổn định (0,25đ).
- Hiệu quả chậm(0,5đ).
- Có tác dụng cải tạo đất(0,5đ).
Câu 2 (3 điểm) : Trong công tác sản xuất giống cây trồng, khi nào người ta sử dụng sơ đồ phục tráng: ( Vẽ sơ đồ phục tráng )
* Trong công tác sản xuất giống cây trồng, khi giống không còn là giống siêu nguyên chủng do là giống nhập nội, giống bị thoái hoá thì người ta sản xuất theo sơ đồ phục tráng (1đ).
* Vẽ sơ đồ (2đ).
Hạt nhập nội
Hạt SNC
Hạt Nguyên Chủng
 Hạt Xác nhận 
Câu 3 (3đ): Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc nào giúp phát sinh, phát triển sâu bệnh hại cây trồng;
- Sử dụng hạt giống, cây con bị nhiễm sâu, bệnh.(0.75đ)
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước, phân bón (0.75đ)
- Bón nhiều phân, đặc biệt là phân đạm (0.75đ)
- Ngập úng và vét xướ cơ giới gây ra cho cây trồng trong quá trình chăm sóc, xới xáo, tạo điều kiện thuân lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng (0.75đ)
Câu 4 (2đ): Loại phân nào dùng để bón thúc? Tại sao? Cho ví dụ phân nào?
-Phân hóa học(0.5đ)
-Vì có tỉ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh(1đ)
-Phân đạm, kali(0.5đ)
 SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT
 HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đáp án 1002
Câu 1 (2 điểm) : Nêu đặc điểm của phân Vi sinh vật
- Chứa VSV sống (0,5đ).
- Thởi gian hoạt động ngắn(0,5đ).
- Mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định(0,5đ).
- Bón lâu năm không làm hại đất(0,5đ)
Câu 2 (2 điểm) : Trong công tác sản xuất giống cây trồng, khi nào người ta sử dụng sơ đồ duy trì .Vẽ sơ đồ duy trì .
* Trong sản xuất giống cây trồng, đối với giống mà chất lượng đạt chuẩn(do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống Siêu nguyên chủng), sẽ được sản xuất theo sơ đồ duy trì (1đ).
* Vẽ sơ đồ:(2 đ) 
Hạt tác giả
Hạt SNC
Hạt Nguyên Chủng
 Hạt Xác nhận 
Câu 3 (3 điểm) : Trình bày quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô:
*Ý nghĩa (1đ)
- Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp kể cả trên các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường.(0.25điểm) 
- Có hệ số nhân giông cao.(0.25điểm) 
- Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.(0.25điểm) 
- Nếu nguyên liệu nuôi cấy sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh.(0.25điểm) 
* Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (2điểm) 
- Chọn vật liệu nuôi cấy (0.33điểm) 
- Khử trùng (0.33điểm) 
- Tạo chồi trong môi trường nhân tạo (0.33điểm) 
- Tạo rễ (0.33điểm) 
- Cấy cây vào môi trường thích ứng (0.33điểm) 
-Trồng cây trong vườn ươm (0.33điểm) 
Câu 4 : Loại phân nào dùng để bón thúc? Tại sao? Cho ví dụ phân nào?
- Phân hóa học(0.5điểm) 
- Vì có tỉ chất dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh(1điểm) 
- Phân đạm, kali(0.5điểm) 
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đáp án 1003
Câu 1 (2 điểm): Nguyên lí:
Trồng cây khỏe(0.5 điểm)
Bảo tồn thiên địch (0.5 điểm)
Thăm đồng thường xuyên (0.5 điểm)
Nông dân trở thành chuyên gia (0.5 điểm)
Câu 2:(3điểm) * Tính chất:
Thành phân cơ giới nặng, đất chặt, thấm nước kém, khi ướt dính dẻo, khô nứt nẻ, rắn chắc (0.25 điểm)
Chứa nhiều muối tan (0.25 điểm)
Có phản ứng trung tính hoặc kiềm(0.25 điểm)
Vi sinh vật hoạt động yếu.(0.25 điểm)
* Biện pháp cải tạo:
- Biện pháp thủy lợi: Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lí (0.25 điểm)
- Biện pháp bón vôi ( sau bón vối tiến hành thảo nước rửa mặn)(0.25 điểm)
- Bón phân hữu cơ (0.25 điểm)
- Trồng cây chịu mặn.(0.25 điểm)
* Sử dụng:
- Trồng lúa đặc biệt là lúa đặc sản(0.25 điểm)
- Trồng cói (0.25 điểm)
- Nuôi trồng thủy sản(0.25 điểm)
- Trồng rừng .(0.25 điểm)
Câu 3:(0.2 điểm) * Đặc điểm :
-Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng trung lượng và vi lượng nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định(0.5 điểm)
-Không làm hại đất.(0.5 điểm)
 * Tính chất: 
 - Hiệu quả chậm phải qua khoáng hóa cây trồng mới sử dụng được(0.5 điểm)
 * Cách sử dụng:
 - Dùng bón lót là chính nhưng trước khi bón phải ủ cho hoai(0.5 điểm)
Câu 4(3 điểm) : * Biện pháp Sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng là biện pháp sử dụng các sinh vật có ích (0,25đ) hoặc chế phẩm của chúng để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng (0,25đ).
	* Ví dụ: Dùng chim sâu bắt sâu( 1đ).
 *Biện pháp vật lý để phòng trừ dịch hại cây trồng là biện pháp sử dụng các loại bẫy để phòng, trừ sâu , bệnh hại cây trồng(0,25đ). Hoặc có thể bắt bằng tay (0,25đ).
* Ví dụ: Dùng bẫy đèn để bắt bướm (1đ) .
SỞ GD-ĐT T.T.HUẾ
TRƯỜNG THCS &THPT HÀ TRUNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN CÔNG NGHỆ 10
Thời gian làm bài: 45 phút.
HỌ TÊN:.........................................................................LỚP:...............SBD:........
Mã đáp án 1004
Câu 1(3 điểm): -Keo đất là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1 micromet không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.(0.25 điểm)
 -Có 2 loại keo đất là keo âm và keo dương(0.25 điểm)
*Giống nhau
-Có nhân(0.25 điểm)
-Có 3 lớp ion:Lớp ion khuếch tán, lớp ion quyết định điện, lớp ion bất động(0.25 điểm)
- Lớp ion quyết định điện trái dấu với hai lớp ion khuếch tán và lớp ion bất động(0.25 điểm)
*Khác nhau
Keo âm
Keo dương
-Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm(0.3 điểm)
-Lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán mang điện tích dương(0.3 điểm)
-Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương(0.3điểm)
-Lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán mang điện tích âm(0.3 điểm)
*Hình vẽ (1điểm)-
-
-
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
-
-
-
-
-
Nhân
Nhân
+
+
+
+
+
-
-
-
-
-
-
-
-
Lớp ion quyết định điện
Lớp ion bất động
Lớp ion khuếch tan
+
-
-
-
Câu 2(3 điểm): * Tính chất:
 - Có tầng đất mặt mỏng (0.33 điểm)
 - Có thành phần cơ giới nhẹ tỉ lệ cát lớn, sét ít, keo ít, thường xuyên khô hạn(0.33 điểm)
 - Đất chua hoặc rất chua. Nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.(0.33 điểm)
 - Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.(0.33 điểm)
 * Biện pháp cải tạo:
 - Cày sâu kết hợp với bón phân hữu cơ và phân hóa học một cách hợp lí(0.33 điểm)
 - Xây dựng bờ vùng, bờ thửa hệ thống mương máng đảm bảo tưới tiêu hợp lí(0.33 điểm)
 - Bón vôi cải tạo đất(0.33 điểm)
 - Luân canh cây trồng
 * Cách sử dụng:
 Thích hợp với cây trồng cạn như cây họ đậu, khoai ,sắn 
Câu 3:(2 điểm) * Đặc điểm:
Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao(0.3 điểm)
Làm hại đất (0.3 điểm)
*Tính chất:
-Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan (trừ phân lân) cây dễ hấp thụ cho hiệu quả nhanh 
(0.3 điểm)
-Bón nhiều làm đất hóa chua(0.3 điểm)
* Cách sử dụng:
- Đạm, kali dùng bón thúc là chính, bón lót với lượng nhỏ.Kết hợp bón vôi(0.3 điểm)
- Lân dùng để bón lót (0.3 điểm)
- NPK bón lót hoặc thúc.(0.3 điểm)
Câu 4 (2 điểm)
 a.Sự khác nhau: Độ phì nhiêu tự nhiên hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên và không có tác động của con người, còn độ phì nhiêu nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất của con người (1đ).
b.Địa phương em đã làm (0,25 đ/ ý đúng tuỳ vào địa phương * 4 ý =1đ).
Ví dụ:
 - Bón phân 
 - Tưới tiêu hợp lý 
 - Cải tạo đất 
	+ Bón vôi. 
	+ Luân canh.
	+ Làm đất. 
	+ Trồng cây họ đậu.

File đính kèm:

  • docde thi dap an ki 1 0910.doc