Kiểm tra học kì 1 – năm học 2012-2013

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 1 – năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn – Lớp 7
 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM: 3.0 điểm ( Mỗi câu 0,25 điểm)
 Học sinh đọc kỹ và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời đúng vào phiếu làm bài thi trắc nghiệm.
1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả nào?
	A. Nguyễn Khuyến.	B. Xuân Quỳnh. C. Bà huyện Thanh Quan. D. Hồ Chí Minh.
2. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép đẳng lập? 
	A. Bút bi. B. Xe đạp. C. Sách vở. D. Bà ngoại.
3. Tác phẩm nào là tác phẩm của văn học nước ngoài?
	A. Sông núi nước Nam . B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
 C .Bánh trôi nước. D. Tiếng gà trưa.
4. Văn bản biểu cảm được dùng với mục đích nào?
	A. Trình bày diễn biến sự việc. B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
	C. Tái hiện trạng thái sự vật, con người. D. Giới thiệu đặc điểm, tính chất.
5. Lối chơi chữ nào được dùng trong hai câu thơ sau?
 Đỉnh đèo đá đã đêm đen/ Đom đóm đủng đỉnh đeo đèn đi đâu
 ( Nguyễn Đức Mậu, Đom đóm)
	A. Dùng từ ngữ đồng âm.	 B. Dùng lối nói trại âm.
	C. Dùng lối nói lái.	 D. Dùng cách điệp âm.
6. Thức ăn ngon và lạ được lấy từ trên rừng, dưới bể là nghĩa của thành ngữ nào sau đây?
	A. Nem công chả phượng.	B. Sơn hào hải vị.
	C. Sơn thanh thủy tú.	D. Sơn khê cách trở.
7. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống trong thành ngữ sau: Mắt nhắm mắt …
	A. mở	 B. ngủ.	C. nhìn.	D. liếc.
 Học sinh đọc kỹ bài thơ và trả lời các câu hỏi từ câu 8 đến câu 12(cách làm bài như trên) 
RẰM THÁNG GIÊNG
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
8. Bài thơ được viết theo phương thức thức biểu đạt chính nào ?
	A. Tự sự	B. Miêu tả.	C. Biểu cảm	D. Nghị luận.
9. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
 A. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. .	B. Trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch.
 C. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 	D. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
10. Từ sông xuân là từ được dịch nghĩa của từ Hán-Việt nào?
	A. Xuân giang. B. Xuân thủy C. Xuân thiên. D. Xuân sơn. 
11. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
	A. Lồng lộng. B. Bàn bạc. C. Bàng bạc.	 D. Bát ngát. 
12. Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung bài thơ?
A. Tả cảnh một đêm trăng đẹp	
B. Phác họa chân dung Bác Hồ. 
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác.
D. Thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
II. TỰ LUẬN: 7.0 điểm – Câu 1: 2.0điểm , Câu 2: 5.0 điểm
 1. Chép lại bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ.
2. Em hãy viết một bài văn cảm nghĩ về người mẹ.
 UBND HUYỆN NÔNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Môn: Ngữ văn – Lớp 7 – Năm học 2012-2013
 
 
I. TRẮC NGHIỆM: 3.0 điểm (Mỗi câu đúng được 0.25) .

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
B
B
D
B
A
C
C
A
B
D
 
II. TỰ LUẬN: 7.0 điểm – Câu 1: 2.0điểm , câu 2: 5.0điểm

Câu 1/ a. Học sinh chép lại đúng nguyên văn, không sai hoặc có 1 lỗi chính tả ( 1.0 điểm),
 sai từ 2 đến 4 lỗi thì được 0.5 điểm, còn trên 5 lỗi thì GV định mức điểm phù hợp cho các em.
	b. Giá trị nghệ thuật:, giá trị nội dung 
	- Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng mói hằng ngày. 0.5đ
	- Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.0.5đ
 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng miễn sao vẫn đảm bảo được những yêu cầu trên. Học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh càng tốt.

Câu 2/ a. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Học sinh xác định đúng kiểu bài.
	- Bài làm phải có bố cuc 3 phần rõ ràng.
	- Lời văn trôi chảy, giàu hình ảnh và có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, dễ theo dõi.
	 b.Yêu cầu về kiến thức:
	+ Trên cơ sở những hiểu biết về kiểu bài biểu cảm và bước đầu có kết hợp với yếu tố tự sự và miêu tả, học sinh trình bày được những tình cảm chân thành về người mẹ của mình.
	 + Về làm bài, học sinh cần phải đảm bảo được những ý cơ bản sau:
 Giới thiệu chung về người mẹ. (1.0đ )
 Những cảm nghĩ về người mẹ. ( 3.0đ )
 - Hình dáng, tính tình
Công ơn sinh thành dưỡng dục, nuôi nấng, dạy bảo nên người.
Một nắng hai sương, chiu thương chịu khó, giàu đức hi sinh. .
Luôn quan tâm, lo lắng đến em trong học tập cũng như trong vui chơi, sinh hoạt..
Hạnh phúc khi được mẹ chở che, bao bọc.
 Nguyện làm con ngoan, trò giỏi để đền đáp công ơn của mẹ. . (1.0đ )
 Mong muốn mẹ được mạnh khỏe, sống lâu…
 Trên đây chỉ là những định hướng chính, trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài viết của các em sao cho chính xác, hợp lí. Điểm lẻ cho toàn bài làm tròn đến một chữ số thập phân theo đúng qui định. ( Ví dụ: 6.25=6.3 , 6.5=6.5 , 6.75= 6.8 )
 -------------------------------------------------------------







 

File đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van 7 ki 1.doc
Đề thi liên quan