Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn khối 7

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: ngữ văn khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường th & thcs kim thuỷ đề kiểm tra học kỳ ii
 Họ và tên:………………………….. Môn: Ngữ văn
 Lớp: 7 Thời gian: 90 phút
Điểm




Lời nhận xét của giáo viên
Đề A
A. trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ của câu trả lời đúng nhất:
“ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
 (Ngữ văn 7, tập 2) 
 Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ; B. đức tính giản dị của Bác Hồ;
 C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt D. ý nghĩa văn chương
 Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
 A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng
 C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai
Câu 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 4. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
 A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu
Câu 5. Trong câu “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ?
 A. Nhân hoá B. Tăng cấp C. Liệt kê D. Tương phản
Câu 6: Câu “ Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu đặc biệt B. Câu chủ động C. Câu bị động D. Câu rút gọn
B. Tự luận(7 điểm)
Câu 1: (2 đ) Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”








Câu 2: (5 đ) Em hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” ?




































trường th & thcs kim thuỷ đề kiểm tra học kỳ ii
 Họ và tên:………………………….. Môn: Ngữ văn
 Lớp: 7 Thời gian: 90 phút
Điểm




Lời nhận xét của giáo viên
Đề B
A. trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất:
 “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được; làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”
( Ngữ văn 7 – tập 2 )
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Đức tính giản dị của Bác Hồ
 C. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Câu 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3. Dấu ba chấm trong đoạn văn trên (sau cụm từ” không bao giờ thay đổi”) dùng để :
A. Tỏ ý còn nhiều trường hợp chưa liệt kê hết B. Thể hiện sự ngập ngừng ngắt quãng
C. Làm giãn nhịp câu văn D. Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở
Câu 4. Dòng nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên?
A. Sự giản dị trong đời sống của Bác B. Sự giản dị trong tác phong của Bác
C. Sự giản dị trong lời nói bài viết của Bác D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người của Bác
Câu 5. Trong câu “ Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”, bộphận trạng ngữ ” vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” có thể đứng ở vị trí nào ?
 A. Chỉ đứng cuối câu B. Có thể đứng đầu câu
 C. Có thể đứng giữa câu D. Có thể đứng cuối hoặc đầu câu.
Câu 6. Trong câu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào ?
 A. So sánh B. Liệt kê C. ẩn dụ D. Hoán dụ
B. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 đ) Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ? 






Câu 2: (5 đ ) Em hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”? 







































trường th & thcs kim thuỷ đề kiểm tra học kỳ ii
 Họ và tên:………………………….. Môn: Ngữ văn
 Lớp: 8 Thời gian: 90 phút
Điểm




Lời nhận xét của giáo viên
Đề A
A. trắc nghiệm (3 điểm )
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất:
“ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc. Vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu gịăc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho gặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
(Ngữ văn 8, tập 2)
Câu1: Văn bản trên trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ 
C. Bình ngô đại cáo D. Bàn luận về phép học
Câu 2: Văn bản trên viết theo thể loại gì?
 A. Thơ B. Hịch C. Chiếu D. Cáo
Câu 3: Trong các nhận xét sau nhận xét nào đúng?
 A. Hịch được viết bằng văn xuôi.; B. Hịch được viết bằng thơ;
 C. Hịch được viết bằng văn biền ngẫu; D. Hịch được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu
Câu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích là tư tưởng tình cảm gì?
 A. Lòng tự hào dân tộc B. Tinh thần lạc quan
 C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước D. Căm thù giặc
Câu 5: Trong câu “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” người ta đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
 A. Hành động trình bày B. Hành động bộc lộ cảm xúc
 C. Hành động hỏi D. Hành động điều khiển
Câu 6: Câu "Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc” là kiểu câu gì?
 A. Câu cảm thán B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu phủ định
B. Phần tự luận: (7 điểm) 
 Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình
 Em hãy viết bài nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và biểu cảm để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.






































trường th & thcs kim thuỷ đề kiểm tra học kỳ ii
 Họ và tên:………………………….. Môn: Ngữ văn
 Lớp: 8 Thời gian: 90 phút
Điểm




Lời nhận xét của giáo viên
Đề B
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)	
 Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: 
 “ Sáng ra bờ suối tối vào hang
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh lịch sử đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Câu1: Nhan đề của bài thơ là gì ?
 A. Ngắm trăng B. Đi đường C. Tức cảnh Pác Bó D. Nhớ rừng.
Câu 2: Tác giả của bài thơ là ai ?
 A. Tố Hữu B. Thế Lữ C. Tế Hanh D. Hồ Chí Minh
Câu 3: Bao trùm bài thơ là tư tưởng tình cảm :
 A. Tinh thần lạc quan phong thái ung dung B. Lòng căm thù giặc
 C. Lòng tự hào dân tộc D. Lòng yêu nước
Câu 4: Hành động nào được thực hiện trong câu thơ sau ?
 “ Sáng ra bờ suối tối vào hang"
 A. Hành động trình bày B. Hành động hỏi
 C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động điều khiển
Câu 5 Câu “Cuộc đời cách mạng thật là sang” thuộc kiểu câu nào ?
 A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán
Câu 6:. Xác định từ ngữ địa phương được sử dụng trong câu thơ sau và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng ?
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân



II. Phần tự luận (7 điểm)
 Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình
 Em hãy viết bài nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và biểu cảm để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
 









































Đáp án và biểu điểm kiểm tra HK II môn văn lớp 8
Đề A:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
B
A
C
đề B:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
B
D
C
B
D
II. Phần tự luận: (7 điểm)- Chung cho cả hai đề
A. Yêu cầu về kiến thức:
 - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận (có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự…)
 - Bài làm cần thể hiện được những nội dung sau:
 a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa (như loè loẹt, hở hang hay cầu kì)
 b. Việc chú trọng chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại : mất thời gian ảnh hưởng xấu đến kết quả , gây tốn kém cho cha mẹ, học tập …
 c. Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người sành điệu .
 d. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại những cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống .
B. Yêu cầu về kic năng:
- Bố cục bài nghị luận:
+ Văn từ trong sáng, trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, thuyết phục
+ ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Biểu điểm:
- Điểm 6-7: + Bài làm đúng được các yêu cầu ở đáp án
 +Nghị lận vấn đề sâu sắc và thuyết phục.
 + ít mắc lỗi chính tả .
- Điểm 4-5: + Biết cách nghị luận nhưng chưa sâu sắc.
 + Chưa chú trọng vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả vào bài nghị luận .
 + Bố cụ chưa thật rành mạch hợp lí.
 + Mắc khoảng ba , bốn lỗi chính tả và lối diễn đạt.
- Điểm 1-3: + Chưa biết cách làm bài nghị luận 
 + Bố cục lộn xộn, diễn đạt lủng củng.
 + Mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: + Bài làm hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ trống.











Đáp án và biểu điểm kiểm tra HK II môn văn lớp 7

đề A:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
D
A
C
B
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm


Đề B:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
A
C
D
B
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (2 đ)
- HS nêu được : Bằng giọng văn sắc sảo hóm hỉnh Nguyến ái Quốc đã khắc hoạ và bộc lộ bản chất bịp bợm , xảo trá hợm hĩnh của Va-ren – tên toàn quyền Đông Dương và Phan bội Châu – người anh hùng dân tộc, người yêu nước kiên trung bất khuất.
Câu 2: (5 đ)
- Viết đúng kiểu loại nghị luận giả thích đủ 3 phần.
- Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ :
 + Giải thích nghĩa đen .
 + Giải thích nghĩa bóng .
 + ý nghĩa sâu xa : nêu được bài học về sự biết ơn đối với công lao của những người đi trước, đối với cội nguồn.
- Diến đạt trôi chảy, trình bày sạch sẽ rõ ràng.

File đính kèm:

  • docDe KSCL ki II mon NVan THCS.doc
Đề thi liên quan