Kiểm tra định kỳ Môn: Ngữ Văn Lớp: 8 Trường THCS Đồng Lạng

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kỳ Môn: Ngữ Văn Lớp: 8 Trường THCS Đồng Lạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đồng Lạng Môn: Ngữ Văn Lớp: 8
 Kiểm tra định kỳ Tiết PPCT: 41
I.Đề ra: Đề số 1
Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Những văn bản sau văn bản nào không thuộc truyện kí Việt Nam đã học?
A. Tôi đi học B.Trong lòng mẹ C .Chiếc lá cuối cùng D. Lão Hạc 
 Câu 2 : Văn bản trích “ Tức nước vỡ bờ” của tác giả nào? Thuộc thể loại gì?
A. Nam Cao – Truyện ngắn C. Thanh Tịnh - Hồi kí
B. Ngô Tất Tố – Tiểu thuyết D. Nguyên Hồng – Trích tiểu thuyêt
Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào ?
“ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn trân trọng và thương cảm của nhà văn”
A. Tôi đi học C. Trong lòng mẹ
B. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc
Câu 4: Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành , giọng điệu trữ tình tha thiết ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Trong lòng mẹ C. Tôi di học
B. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ
Câu 5 : Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề về ngày Trái Đất của quốc gia hoặc của khu vực nào?
A. Toàn thế giới C. các nước đang phát triển
B. Nước Việt Nam D. Khu vực châu á
Câu 6: Trong văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” bao bì ni lông được coi là gì?
A. Một loại rác thải công nghiệp C. Một loại rác thải sinh hoạt
B. Một loại chất gây độc hại D. Một loại vật liệu kém chất lượng 
Câu 7 : Trong văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năn 2000” tác giả đã chỉ ra điều gì là nguyên nhân cơ bản nhât khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể nguy hại đến môi trường tự nhiên. 
A. Tính không phân huỷ của plax- tíc
B.Trong ni lông có nhiều chất độc hại
C .Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều chất độc hại
D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông.
Câu 8: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” nhà văn Nguyên Hồng viết : “... Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục trên sa mạc”
Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Miêu tả B.Ân dụ C. Nhân hoá D.So Sánh 
Phần 2 : Tự luận ( 6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 qua hình tượng chị Dậu của nhà văn Ngô Tất Tố trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một bài văn ngắn.





Đáp án và biểu điểm.
 A. Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
B
B
D
A
B
 C
A
D
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1

B. Tự luận: (6 điểm). Cần đảm bảo các nội dung sau:
Bài văn ngắn đảm bảo dung lượng từ 10 đến 12 câu
Bố cục: 3 phần
Mở bài: Cần giới thiệu được hình tượng chị Dậu qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố từ tiểu thuyết bất hủ “Tắt Đèn” tràn đầy xúc động về hình tượng người phụ nữ trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Thân bài: - Cảm nhận về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật tài tình giữa chị Dậu- một mình chống chọi với lũ đầu trâu mặt ngựa.
Từ đó ta cảm phục phẩm chất yêu thương chồng con tha thiết của chị Dậu. Tìm mọi cách để chăm sóc-) cứu chồng-) bảo vệ chồng, chị liều mạng đối phó với sự đàn áp tàn nhẫn của bọn tay sai phong kiến-) Cuối cùng chị đã thắng.
Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết về những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu.Đó là công lí “ có áp bức có đấu tranh”.
Biểu điểm: MB: 1,5 điểm
 TB: Mỗi ý 2 điểm
 KB: 1,5 điểm.
 

 …… Hết…


 ……………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docKT Ngu Van 8 41.doc