Kiểm tra chất lượng học kì II môn: Sinh 7

doc1 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì II môn: Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS TẬP SƠN
GIÁO VIÊN: KIM CHAN THA
 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
 MÔN: SINH 7
Đề:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu và cách di chuyển của chúng. (2đ)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của lớp bò sát . Kể vài tên đại diện lớp bò sát. (2đ)
Câu 3:Hãy so sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính. (2đ)
Câu 4: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học. ( 3đ)
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến động vật quí hiếm bị tuyệt chủng. Tìm biện pháp bảo vệ chúng. ( 1đ)
 ĐÁP ÁN
Câu 1: 
- Cấu tạo ngoài: Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh, chi sau có ba ngón ( hai ngón trước một ngón sau), được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp, hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc, các ngón chân có vuốt sắt, tuyến phao câu tiết dịch nhờn, cổ dài khớp với đầu. (1,5đ)
- Di chuyển : Có hai kiểu bay là bay lượn và bay vỗ cánh. (0,5đ)
Câu 2: 
Lớp bò sát là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn, da khô, vảy sừng , chi yếu có vuốt sắc ,phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể, thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn và là động vật biến nhiệt. (1,5đ)
VD: Thằn lằn, rùa ,rắn, cá sấu,. (0,5đ)
Câu 3: 
- Sinh sản vô tính: Là không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái. Hình thức sinh sản vô tính là phân đôi cơ thể, mọc chồi và tái sinh. (1đ)
- Sinh sản hữu tính: Là có sự kết hợp tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Hình thức sinh sản hữu tính xảy ra trên cơ thể đơn tính và lưỡng tính. (1đ)
Câu 4: 
- Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. (1đ)
- Ưu điểm : Tiêu diệt những sinh vật có hại, tránh ô nhiễm môi trường. (1đ)
- Nhược điểm: Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định , thiên địch không diệt được triệt để sinh vật có hại. (1đ)
Câu 5: 
- Nguyên nhân : Là do đốt phá rừng làm gẫy, săn bắt bừa bãi và buôn bán những loài động vật có giá trị và do điều kiện khí hậu thay đổi. (0,5đ)
- Biện pháp bảo vệ : bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắn, buôn bán trái phép, xây dựng khu bảo tồn động vật. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDE THI SINH 7 HK II 09- 10.doc