Kiểm tra 15 phút Môn: Ngữ Văn 11 Mã đề: NV201

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút Môn: Ngữ Văn 11 Mã đề: NV201, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra 15 phút
Môn: Ngữ văn 11

Họ và tên: .................................................................. Lớp11A.......	 Mó đề : NV201

Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Dòng nào sau đây nói không đúng về cuộc đời Vũ Trọng Phụng ?
	A. Sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo
	B. Quê gốc ở huyện Mĩ Hào, Hưng Yên
	C. Sống chật vật vật bằng nghề làm báo, viết văn
	D. Ông mất do mắc bệnh phong
Câu 2: Nam Cao quan niệm người nghệ sĩ mà không sáng tạo là:
	A. Con ong chăm chỉ	B. Một người thợ khéo
	C. Tiểu thư đỏng đảnh	D. Một người đê tiện
Câu 3: Nam cao vào hội văn hoá cứu quốc năm nào ?
	A. 1940	B. 1942	C. 1943	D. 1945
Câu 4: Tác phẩm nào sau đây của Vũ Trọng Phụng không được sáng tác vào năm 1936 ?
	A. Kỹ nghệ lấy Tây	B. Giông tố
	C. Số đỏ	D. Cơm thầy cơm cô
Câu 5: Nam Cao đã so sánh thứ văn học lãng mạn thoát ly với hình ảnh gì ?
	A. ánh trăng lừa dối	B. Những lời đường mật
	C. Tháp ngà bí hiểm	D. Người đàn bà đẹp
Câu 6: Vì sao Tuyết có vẻ mặt "buồn lãng mạn" trong đám tang cụ cố Tổ ?
	A. Vì thương ông (cụ cố Tổ) mất quá đột ngột
	B. Vì không thấy Xuân Tóc Đỏ trong đám tang
	C. Vì bị Xuân lừa gạt, gia đình nhà trai hối hôn
	D. Vì không được chia tài sản trong di chúc
Câu 7: Tác phẩm nào dưới đây không phải của nhà văn Nam Cao ?
	A. Vang bóng một thời	B. Giăng sáng	C. Lang Rận	D. Tư cách mõ
Câu 8: Văn Minh chồng có niềm hạnh phúc gì trong đoạn "Hạnh phúc của một tang gia" ?
	A. Được dịp trổ tài năng tổ chức, giao thiệp
	B. Được dịp kinh doanh thuận lợi cho tiệm may Âu hoá
	C. Được đón các vị chức sắc cho đám tang thêm long trọng
	D. Cái chúc thư kia đã đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa
Câu 9: Dòng nào dưới đây không đúng với nhà văn Nam Cao ?
	A. Người có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình
	B. Vẻ ngoài lạnh lùng nhưng có tấm lòng đôn hậu, giàu tình thương.
	C. Là cây bút tiêu biểu cho thể loại phóng sự trong giai đoạn đầu thế kỷ
	D. Phê phán không khoan nhượng văn học thoát ly
Câu 10: Vì sao hai viên cảnh sát Minđơ và Mintoa lại sung sướng cực điểm khi được thuê giữ trật tự cho đám tang:
	A. Được gặp gỡ mọi người	B. Đang không có việc gì làm
	C. Được bảo vệ cho một đám tang danh giá	D. Là người thân của cụ cố Tổ
Câu 11: Nội dung chính của đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" là gì ?
	A. Sự thay đổi số phận của Xuân Tóc Đỏ
	B. Sự gia nhập xã hội thượng lưu của Xuân Tóc Đỏ
	C. Sự giả dối và lố lăng của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng
	D. Cảnh một đám ma gương mẫu của xã hội thượng lưu thành thị thời trước Cách mạng
Câu 12: Nam cao được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào ?
	A. 1992	B. 1994	C. 1996	D. 1998
Câu 13: Tại sao cái chết của cụ cố Tổ làm cho nhiều người sung sướng lắm ?
	A. Ông có một gia tài kếch sù, chỉ khi ông chết thì mới được chia gia tài
	B. Ông cụ là người lẩm cẩm, bệnh tật
	C. Ông cụ là người xấu xa, độc ác
	D. Ông cụ là người khó tính, ti tiện, keo kiệt
Câu 14: Nhan đề nào sau đây không được dùng đặt tên cho truyện ngắn "Chí Phèo" ?
	A. Cái lò gạch cũ	B. Đôi lứa xứng đôi	 C. Chí Phèo	D. Tiên sư anh Tào Tháo
Câu 15: Dòng nào sau đây nêu đúng thứ tự trong tiếng chửi của Chí Phèo ?
	A. Trời, đời, đứa nào không chửi nhau với hắn, cả làng Vũ Đại, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
	B. Trời, đời, cả làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
	C. Trời, cả làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đời, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
	D. Trời, đứa nào không chửi nhau với hắn, đời, cả làng Vũ Đại, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn
Câu 16: Trong truyện "Chí Phèo", Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần ?
	A. 2 lần	B. 4 lần	C. 3 lần	D. 5 lần
Câu 17: Qua các nhân vật Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo, Nam Cao muốn gửi đến thông điệp gì ?
	A. Lưu manh hoá là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội trước cách mạng
	B. Những kẻ đầu bò, đầu bướu, ngang ngược thời nào cũng có
	C. Đội ngũ tay sai của tầng lớp cường hào lý bá luôn đầy rẫy
	D. Hình thành tầng lớp lưu manh bên cạnh tầng lớp cường hào, lý bá.
Câu 18: Sau khi bị Thị Nở khước từ, Chí Phèo đã uống rượu say và:
	A. Chí lại chửi bới	B. Ôm mặt khóc rưng rức
	C. Cười vang trời để tỏ lòng phẫn uất	D. Lăn ra đất rách mặt ăn vạ
Câu 19: Lần đầu tiên, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến làm gì ?
	A. Đòi tiền	B. Chửi bới	C. Trả thù	D. Rạch mặt ăn vạ
Câu 20: Dòng nào sau đây không thể hiện giá trị hiện thực trong truyện ngắn "Chí Phèo" ?
	A. Bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
	B. Số phận bi thảm của người nông dân hiền lành bị đẩy đến bước đường cùng rơi vào cảnh tha hoá, lưu manh hoá
	C. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, quyết liệt trong xã hội nông thôn trước Cách mạng
	D. Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tù đọng của con người trong phố huyện nghèo.


( Chỳ ý: Thớ sinh chọn cõu trả lời đỳng nhất rồi ghi vào bảng này)
1
 
6
 
11
 
16
 
2
 
7
 
12
 
17
 
3
 
8
 
13
 
18
 
4
 
9
 
14
 
19
 
5
 
10
 
15
 
20
 

Họ và tên: .................................................................. Lớp 11A.............





Đỏp ỏn 
Mó đề: NV201 :
1D ; 2B ; 3C ; 4A ; 5D ;6B ; 7A ; 8D ; 9C ; 10B ; 11C ; 12C ; 13A ; 14D ; 15B ; 16C ; 17A ; 18B ; 19D ; 20D

File đính kèm:

  • dockiem tra 15 phut lan 4 co dap an de 1.doc