Đề thi bán kì I lớp 11 năm học: 2007-2008 Môn thi: Ngữ Văn

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi bán kì I lớp 11 năm học: 2007-2008 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ01V- 08-KTBKIL11

Đề thi bán Kì I Lớp 11
Năm học: 2007-2008
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 90 phút
 (Đề này gồm: 24 câu, 03 trang)

Câu 1: Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh ký sự), trước cảnh sống xa hoa nơi phủ chúa, thái độ của Lê Hữu Trác như thế nào?
A. Bộc lộ một cách gián tiếp C. Dửng dưng trước những cám dỗ vật chất
B. Không đồng tình với cuộc sống xa hoa D. Cả A, B và C
Câu 2: Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử:
A. Có thể chữa lành bệnh cho thế tử ngay nhưng sợ bị ràng buộc vào đường công danh
B. Có thể chữa cầm chừng nhưng bị dằn vặt lương tâm, vì làm trái với y đức
C. Gạt bỏ sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của một lương y
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Trong câu: Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình II – Hồ Xuân Hương), tác giả đã tạo ra cái riêng bằng cách nào?
A. Sử dụng vốn từ cá nhân
B. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng những từ ngữ chung quen thuộc
C. Tạo ra 1 từ mới
D. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
Câu 4: Câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại / Mảnh tình san sẻ tí con con (Tự tình II – Hồ Xuân Hương) đã thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
A. Tâm trạng ngao ngán, chán chường khi thấy tuổi xuân trôi đi
B. Xót xa, buồn tủi, thất vọng trước duyên phận hẩm hiu
C. Lạnh lùng, vô cảm trước cuộc đời, trước số phận
D. Gồm A và C
Câu 5: Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến là cảnh sắc như thế nào?
A. Trong trẻo, ấm áp, đầy sức sống
B. Trong trẻo, tĩnh lặng và phảng phất buồn
C. Trong trẻo, sôi động và giàu màu sắc
D. U ám, buồn lặng và cô tịch
Câu 6: Dáng ngồi tựa gối buông cần ( Tựa gối buông cần lâu chẳng được – Câu cá mùa thu) thể hiện điều gì?
A. Tư thế bất động trước ngoại cảnh
B. Tâm trạng chìm đắm vào suy tư, dường như quên đi thực tại
C. Mối u hoài trong cõi lòng
D. Cả A, B, C.
Câu 7: Tìm những thành ngữ nói lên sự vất vả của bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:
A. Lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước
B. Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa
C. Lặn lội thân cò, năm nắng mười mưa
D. Năm nắng mười mưa, hờ hững như không
Câu 8: Dòng nào nêu không đúng nội dung của câu: “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” (Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ):
A. Khẳng định mình là con người tài ba, tài trí
B. Khẳng định mình đã gánh vác trách nhiệm của kẻ nam nhi
C. Khẳng định mình đã mắc vào vòng trói buộc của quan trường
D. Khẳng định mình đã có nhiều đóng góp cho đất nước
Câu 9: Nội dung của 3 câu kết bài Bài ca ngất ngưởng(Nguyễn Công Trứ) là gì?
A. Nguyễn Công Trứ tổng kết về cuộc đời và con người mình
B. Sự đánh giá của người đời về cuộc đời và con người nhà thơ
C. Nguyễn Công Trứ nêu ra những việc lớn mà mình đã làm được trong đời
D. Sự ghi nhận của triều đình đối với công lao của Nguyễn Công Trứ
Câu 10: Câu hỏi: Anh đứng làm chi trên bãi cát? ở câu kết bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) thể hiện rõ nhất điều gì?
A. Sự chán chường, bế tắc và khát khao đổi mới
 B. Nỗi sầu muộn cô đơn trên bãi cát dài vô tận
C. Sự lưỡng lự băn khoăn trước hai ngả đường Nam, Bắc
D. Sự bâng khuâng nhớ nhung quê hương
Câu 11: Đặc trưng phong cách Nguyễn Đình Chiểu là:
Triết luận – trữ tình C. Trữ tình - đạo đức
Triết lí –suy tưởng D. Triết lí - đạo đức
Câu 12: Vì sao ông Quán (trong đoạn trích Lẽ ghét thương – trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) ghét đời thúc quý?
A. Vì: Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân
B. Vì: Để dân đến nỗi sa hầm sảy hang
C. Vì: Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn
D. Vì: Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần
Câu 13: Trong Chiếu cầu hiền, tác giả nêu hai câu hỏi: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”, “Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” nhằm mục đích gì?
A. Phủ định hai điều không đúng với hiện thực bấy giờ và đặt các sỹ phu Bắc Hà vào một tình thế lựa chọn duy nhất đúng là phải ra phục vụ hết lòng vì triều đại mới.
B. Phê phán tầm nhìn thế sự, khả năng đánh giá con người thiển cận của các sỹ phu Bắc Hà.
C. Thể hiện sự thẳng thắn tự phê bình của vua Quang Trung.
D. Gồm A và B
Câu 14: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của câu: Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ (Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)?
A. Khái quát về lòng dân và vận nước lúc bấy giờ
B. Thông báo về thời điểm thực dân Pháp xâm lược nước ta
C. Nói lên ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta
D. Nói lên thảm cảnh mà giặc Pháp gây ra đối với nhân dân ta
Câu 15: Cầu văn nào tập trung thể hiện vẻ đẹp phẩm chất tinh thần của những người nghĩa sỹ nông dân trong Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc?
A. Chẳng qua là dân ấp, dân lân
B. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan
C. Những lăm lòng nghĩa lâu dùng
D. Một giấc sa trường rằng chữ hạnh
Câu 16: Những vật dụng nào không có trong hành trang của những người nghĩa sỹ Cần Giuộc (Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) khi xung trận? 
A. Dao tu, nón gõ C. Lưỡi dao phay
B. Rơm con cúi D. Ngọn tầm vông
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của điển cố là gì?
A. Hàm súc, uyên bác C. Có tính hình tượng cao
B. Gần gũi, dễ hiểu D. Có vần điệu nhịp nhàng
Câu 18: Thành ngữ : Đem con bỏ chợ có ý nghĩa gì?
A. Phê phán thái độ vô trách nhiệm
B. Thể hiện một việc không đành lòng nhưng buộc phải làm
C. Thể hiện hành động bất cẩn
D. Cả C và B
Câu 19: Từ mũi nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Mũi dao C. Cái mũi 
B. Mũi thuyền D. Mũi đất 
Câu 20: Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống trong câu sau:
Nguyễn Tuân là một tín đồ tự nguyện …. Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa
A. Tôn thờ B. Gắn bó
B. Tôn sùng D. Tôn kính
Câu 21: Nêu hiểu biết về con người, sự nghiệp của nữ sỹ Hồ Xuân Hương. 
Câu 22: Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tự tình II – Hồ Xuân Hương.
Câu 23: Hình ảnh thực và ý nghĩa biểu tượng về con người đi trên bãi cát trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
Câu 24: Vì sao nói tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc bi thương mà không bi luỵ?
 …………………….. Hết ……………………………………….

































Mã kí hiệu
HD01V- 08- KTBKIL11

Hướng dẫn chấm
Đề thi bán kì I Lớp 11
 
Năm học: 2007- 2008
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 90 phút
 Biểu điểm chấm theo thang điểm 10:
 I. Từ câu 1 đến câu 20: tổng số điểm là 3 điểm, mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng đạt 0.15 điểm, trả lời sai: 0 điểm.

Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
D
D
B
D
B
D
B
D
A
A

 
Câu11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
C
A
A
A
B
A
A
A
C
A

II. Từ câu 21 đến câu 24: tổng số điểm là 7 điểm.
 Bài làm phải đạt được những yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bố cục rừ ràng, hợp lý
- Lập luận chặt chẽ, ý tứ mạch lạc. 
- Diễn đạt trụi chảy, khụng mắc lỗi chớnh tả, dựng từ, đặt cõu
2. Yêu cầu về kiến thức:
Cỏc thớ sinh cú thể trỡnh bày theo nhiều cỏch khỏc nhau nhưng cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: 
a. Câu 21 (1 điểm): Hồ Xuân Hương:
- Quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng sống ở một ngôi nhà nhỏ gần Hồ Tây, thuộc kinh thành Thăng Long
- Nữ sỹ đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều danh sỹ nổi tiếng
- Cuộc đời và tình duyên nhiều éo le, ngang trái (có tài thông minh nhưng hai lần lấy chồng đều chịu cảnh làm lẽ)
- Sáng tác gồm cả chữ Hán và chữ Nôm ( hiện còn 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương và còn tập Lưu Hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm)
- Hồ Xuân Hương là 1 hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam: là nhà thơ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Nổi bật trong sáng tác của thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ, đặc biệt là khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. 
b. Câu 22 (2 điểm): 
- Nghệ thuật tả cảnh, tả cảnh gợi tình, nghệ thuật cực tả (đẩy đối tượng miêu tả tới cùng cực của tình trạng: đâm toạc, tí con con)
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: 
+ Sử dụng các từ thuần Việt giản dị nhưng có giá trị gợi hình, gợi cảm cao: văng vẳng, trơ, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn, tí con con.. ( những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc và những tính từ chỉ trạng thái: trơ, say, tỉnh, khuyết tròn.. có tác dụng diễn tả những biểu hiện phong phú và tinh tế của tâm trạng) 
+ Tạo ra kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan
- Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, tăng tiến…
c. Câu 23 (2 điểm): 
- Hình ảnh thực: 
Cao Bá Quát đã nhiều lần vào Huế để thi Hội. Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, có nhiều bãi cát trắng mênh mông. Hình ảnh những bãi cát dài ven biển miền Trung, cũng như sóng biển và núi là những hình ảnh thực được tác giả đưa vào bài thơ. Do vậy hình ảnh con người đi trên cát với những nỗi nhọc nhằn cũng là hình ảnh thực được lấy nguyên mẫu từ chính cuộc đời thực của tác giả.
- Hình ảnh biểu tượng:
+ Hình ảnh con người đi tìm chân lý giữa cuộc đời mù mịt, chưa rõ phương hướng. Muốn tìm được chân lý, ý nghĩa của cuộc sống cần vượt qua nhiều gian lao, thử thách.
+ Hình ảnh người trí thức đương thời nhận thấy con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở, nhận thấy sự vô nghĩa của con đường danh lợi tầm thường, khao khát thay đổi cuộc sống nhưng vẫn bế tắc chưa tìm ra lối đi khác. 
d. Câu 24 (2 điểm): 
- Tiếng khóc trong bài Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc là tiếng khóc bi thương:
+ Tiếng khóc dành cho những anh hùng nghĩa sỹ đã khuất, cho cả những người đang sống (những người thân của nghĩa sỹ), và cho đất nước vẫn trong cảnh tủi nhục.
+ Tiếng khóc ở đây là tiếng khóc của tác giả, của người thân nghĩa sỹ, của cả trẻ lẫn già, của thiên nhiên, của đất nước: Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, nhìn chợ Trần Bình già trẻ hai hàng luỵ nhỏ
- Tuy nhiên, tiếng khóc bi thương mà không bi luỵ: 
+ Vì tác giả đã thể hiện sự cảm phục tự hào, và ngợi ca những người dân mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
+ Vì nhân dân đời đời ngưỡng mộ và Tổ quốc mãi mãi ghi công những người nông dân nghĩa sỹ
+ Vì sự hi sinh của những người nghĩa sỹ đã khơi dậy lòng căm thù và ý thức đánh giặc cứu nước của mọi người _ những cái chết vĩ đại, có ý nghĩa thúc giục những người đang sống hãy sống có ý nghĩa. Do vậy bài văn tế là tiếng khóc lớn lao cao cả, tuy bi mà không luỵ.
 * Lưu ý: Có thể cho điểm lẻ đến 0.25. Cần thưởng điểm cho những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt, trình bày sạch sẽ. Trừ điểm những bài viết cẩu thả, diễn đạt kém./.

 ……………………………Hết…………………………………..

File đính kèm:

  • docDe thi dap an thi BKI lop 11 Mon Ngu van.doc
Đề thi liên quan