Kì thi tuyển sinh vào 10 chuyên ban năm học 2013-2014 môn thi: văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển sinh vào 10 chuyên ban năm học 2013-2014 môn thi: văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HÀ NAM
TRƯỜNG THCS LIÊM THUẬN
...............................................
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO 10 CHUYÊN BAN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút

3. Họ và tên: Trịnh Thị Nhạn Chức vụ: Tổ trưởng 
4. Đơn vị công tác: Trường THCS Liêm Thuận
5. Nội dung đề thi: 
Câu 1 (4,0 điểm )
 Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.


Câu 2 (6,0 điểm)
	Cảm nhận của em về vẻ đẹp hai đoạn thơ sau:
 …Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
 (Con cò- Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, Tập hai)
 
 Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát…
 (Nói với con- Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai)


- - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:........................................................................ Số báo danh: .....................................



PHẦN THỨ HAI: HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Kỳ thi: Tuyển sinh vào 10 – Chuyên ban
2. Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút
3. Nội dung hướng dẫn chấm:


Câu 1 (4 điểm )
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
1
II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây)

 + Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ : 

 * Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. 
0,5
 *Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu. 

 + Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề. 
0.5
 - Mở rộng và nâng cao vấn đề : 

 + Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm
0,5
 + Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
0,5
 + Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
0,5
 + Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
0,5




Câu 2 (6,0 điểm)

Nội dung yêu cầu
Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bài văn có bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
0,5
II. Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây)

1. Có những hiểu biết cơ bản về 2 tác giả và 2 tác phẩm.
0,5
2. Học sinh bằng cái nhìn so sánh để phát hiện ra vẻ đẹp của hai đoạn thơ.

a. Hai đoạn thơ là sự cảm nhận sâu sắc, chân thực và xúc động về vẻ đẹp của tình cảm gia đình:

- Ca ngợi tình mẹ, tình cha bao la, sâu rộng, bất tử. Cha mẹ là người luôn che chở, dìu dắt, yêu thương và chăm lo cho con cái từ thuở lọt lòng cho đến lúc trưởng thành.
0,5
- Từ những cảm xúc gần gũi, chân thực hai đoạn thơ đã khái quát thành những triết lí sâu xa về tình cảm gia đình, ru những đứa con vào bài học làm người ý nghĩa .
0,5
b. Mỗi đoạn thơ thể hiện một cách cảm nhận riêng về tình cảm gia đình:
 
- Về nội dung:

+ Ở đoạn thơ Con cò là lời ru thấm đượm tình mẫu tử. Người mẹ được hình tượng hóa trong hình ảnh con cò quen thuộc của ca dao để nói lên quy luật muôn đời của tình cảm mẫu tử, đó là sự quan tâm, dìu dắt và yêu thương đến suốt đời của mẹ đối với con…( lấy dẫn chứng phân tích)
1,0
+ Ở đoạn thơ Nói với con là lời tâm sự chân thành, gần gũi của người cha đối với người con. Lời tâm sự vừa nói với con về tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ đối với con cái vừa khắc sâu vào tâm trí con vẻ đẹp của truyền thống quê hương…(lấy dẫn chứng phân tích)
1,0 
- Về nghệ thuật:

+ Đoạn thơ Con cò hấp dẫn người đọc bởi hình tượng nghệ thuật (con cò) vừa gần gũi vừa độc đáo, giọng thơ vừa mượt mà, ngọt ngào vừa sâu sắc, triết lí, mang giai điệu của lời ru thiết tha, êm đềm…
0,5 
+ Đoạn thơ Nói với con cuốn hút người đọc bởi hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, đăng đối, hài hòa, trìu mến phù hợp với một lời dặn dò, giọng thơ chân thành, gần gũi và ấm áp…
0,5 
c. Lí giải sự “đồng điệu” và “khác nhịp”trong cách bộc lộ tình cảm gia đình của 2 tác giả:

+ Hai nhà thơ đều là những người cha, trải nghiệm cảm xúc gia đình, thấu hiểu sâu sắc tình cảm cha-con (mẹ- con) nên đã có sự đồng điệu khi viết về vẻ đẹp của tình cảm thiêng liêng này…
0,5
+Tuy vậy, hai tác giả có sự khác biệt về dân tộc, khác biệt về tư tưởng thẩm mỹ và lối sống nên trong khi bộc lộ tình cảm chung vẫn thấp thoáng những nét riêng…
0,5

----------------------- Hết -------------------------



File đính kèm:

  • docDE HDC mon Van9 kythi Chuyen.doc