Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2007 - 2008 môn: ngữ văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2007 - 2008 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng Yên
--------------------------

 Đề chính thứC . 

Hướng dẫn chấm
thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2007 - 2008
Môn: ngữ văn
Ngày thi: 24 tháng 7 năm 2007
----------------------------------------------
(Dành cho thí sinh có số báo danh chẵn)



Câu I: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
B
C
A
C
B


Câu II: (2,0 điểm) 
 1. Thí sinh viết được câu văn sau khi đã sửa các loại lỗi chính tả.
 - Từ “soa” sửa lại là “xoa”.
 - Từ “lức lở” sửa lại là “nức nở”.
 - Từ “xụt sùi” sửa lại là “sụt sùi”.
 
 2. Sửa lại câu sai ngữ pháp và chép lại cho đúng.
 - Lỗi của câu là: thiếu thành phần chủ ngữ
 (Nếu thí sinh chỉ nêu câu sai ngữ pháp vì thừa từ “trong” ở đầu câu hoặc từ “của” ở trước từ “Lỗ Tấn” thì cho 0,25 đ)
 - Cách sửa: Thí sinh có nhiều cách sửa miễn là đúng.
 Có thể thêm chủ ngữ (tác giả) sau từ “Lỗ Tấn” hoặc bỏ quan hệ từ “trong” ở đầu câu hay bỏ quan hệ từ “của” và thêm dấu phẩy sau cụm từ “Cố hương”. 


0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ

0,5 đ


0,5 đ


Câu III: (2,0 điểm) Thí sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu (có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau, miễn là hợp lý) song cần đảm bảo một số ý sau:
 + Về nghệ thuật: Sử dụng những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, gợi cảm (mọc, dòng sông xanh, bông hoa tìm biếc…). 
 + Về nội dung: Hai câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Màu xanh của dòng sông bát ngát kết hợp hài hòa cùng với màu tím của bông hoa tạo nên nét thi vị đặc trưng của mùa xuân xứ Huế. Bức tranh khoáng đạt, tươi tắn tràn đầy sức sống.
 + Yêu cầu diễn đạt: Văn diễn đạt trong sáng, rõ ràng không mắc lỗi.



0,5đ



1,0 đ
0,5đ

Câu IV: (4,0 điểm) 
 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ trong một bài thơ. Bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp, chữ viết cẩn thận rõ ràng.
 
	 2. Yêu cầu về kiến thức:
 Đề bài yêu cầu phân tích đoạn thơ gồm khổ 2 và 3 của bài “Viếng lăng Bác”. Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi thương xót khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
 - Về nội dung:
	 + Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác “thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
 + Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khi thanh tĩnh trang nghiêm.
 + Suy nghĩ của nhà thơ: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi dù vẫn tin là như thế nhưng không thể không đau xót trước sự ra đi của người. 
	- Về nghệ thuật:
 + Giọng thơ vừa trang nghiêm sâu lắng, vừa thiết tha đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ và hình ảnh.
 + Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ được thể bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo: mặt trời, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh, giàu giá trị biểu tượng ẩn dụ.

 3. Cách cho điểm:
 - Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 
 - Điểm 2: Trình bày được khoảng nửa số ý trên của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt dùng từ ngữ pháp.
 - Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc sơ sài, diễn đạt lủng củng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

---------------Hết---------------

File đính kèm:

  • docHDC_Van_CHINHTHUC_24_chan.doc
Đề thi liên quan