Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 môn ngữ văn thời gian 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 môn ngữ văn thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục – Đào tạo Hưng Yên
 Trường THCS Nguyễn Quốc Ân
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN 
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. “Ánh trăng” được viết cùng thể thơ với bài nào sau đây?
Cảnh khuya
Đập đá ở Côn Lôn
Lượm
Đêm nay Bác không ngủ 
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 2, 3 và 4:
	“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
	Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
	A. Tự sự và nghị luận
	B. Nghị luận và miêu tả
	C. Biểu cảm và tự sự 
	D. Thuyết minh và tự sự
3. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” sử dụng phép tu từ gì ?
	A. So sánh
	B. Nhân hoá 
	C. Ẩn dụ 
	D. Nói quá
4. Từ “mặc kệ” trong đoạn trích trên có nghĩa là gì ?
	A. Để cho tuỳ ý, không để ý, không có sự can thiệp nào 
	B. Điều vừa được nói đến không có tác động thay đổi việc sắp xảy ra
	C. Biểu thị quan hệ trái ngược giữa điều kiện và sự việc xảy ra
	D. Một cách không nói ra bằng lời mà thầm hiểu với nhau như vậy
5. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng hình ?
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. 
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.
6. Câu thơ nào sau đây chứa từ tượng thanh?
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha 
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
7. Từ “ngỡ” trong câu “Ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?
Nói
Bảo
Thấy
Nghĩ 
8. Trong các câu thơ sau, từ “hoa” nào được dùng theo nghĩa gốc?
	A. Nặng lòng xót liễu vì hoa
	Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
B. Cỏ non xanh tận chân trời
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. 
C. 	 Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
	 Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai ?
D. 	 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
	Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
9. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ?
	A. Tố cáo
	B. Hoàng đế
	C. Niên hiệu
	D. Trời đất 
10. Trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Ẩn dụ 
Hoán dụ
So sánh
Nhân hoá


11. Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt ?
	A. Tạo từ ngữ mới
	B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
	C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ
	D. Cả A và B đều đúng
12. Dòng nào dưới đây có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
	A. Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ
	B. Chúng nó, chúng em, chúng tôi
	C. Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh
	D. Ông, bà, tôi, ta, con người, dân chúng 


 Tự luận (7 điểm).
	Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Phạm Tiến Duật và“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” .
Câu 2 (5 điểm): Tưởng tượng lúc ông Sáu hấp hối, ông đã nhớ lại cuộc gặp gỡ với bé Thu, đứa con gái mà ông vô cùng yêu quý. Hãy đóng vai nhân vật ông Sáu lúc đó kể lại tâm trạng mình từ lúc về thăm nhà đến lúc chia tay và trở lại chiến khu. 
(Yêu cầu: Sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận một cách hợp lý.) 














Sở Giáo dục – Đào tạo Hưng Yên
Trường THCS Nguyễn Quốc Ân
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Đề kiểm tra học kì 1 - Môn ngữ văn lớp 9 
Trắc nghiệm: 12 câu, 3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
A
B
C
D
B
D
A
D
D

 Tự luận: 7 điểm.
Câu 1 (2 điểm). Viết một đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” .
Viết được đoạn văn giới thiệu ngắn gọn, đúng, đủ 2 ý. Mỗi ý được 1 điểm.
- Nêu dược những thông tin cơ bản về nhà thơ Phạm Tiến Duật (như phần chú thích đã ghi dưới văn bản bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ).
- Nêu được những thông tin cơ bản về bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Câu 2 (5 điểm): Tưởng tượng lúc ông Sáu hấp hối, ông đã nhớ lại cuộc gặp gỡ với bé Thu, đứa con gái mà ông vô cùng yêu quý. Hãy đóng vai nhân vật ông Sáu lúc đó kể lại tâm trạng mình từ lúc về thăm nhà đến lúc chia tay và trở lại chiến khu. 
(Yêu cầu: Sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận một cách hợp lý.)
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về thể loại: 
+ Văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và nghị luận một cách hợp lý. 
+ Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất (ông Sáu xưng “tôi”).
+ Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
+ Diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, viết tắt.
- Về nội dung: Đảm bảo các nội dung, tình huống chính trong truyện “Chiếc lược ngà”
	+ Mở bài: Biết tạo ra tình huống để ông Sáu xưng “Tôi” kể lại câu chuyện một cách hợp lý.
	+ Thân bài: “Tôi” kể lại câu chuyện theo diễn biến các sự việc như văn bản SGK.
	(Chú ý: Ngôn ngữ đối thoại, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật “tôi” trong các sự việc).
	+ Kết bài: Biết tạo ra tình tiết kết thúc phù hợp, tương ứng với phần mở đầu.
	Có thể thêm lời người dẫn truyện để rút ra ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện (yếu tố nghị luận). (VD: ông Sáu đã hy sinh nhưng tình người cha không bao giờ chết. Tình phụ tử thật thiêng liêng, cao quý…).
Thang điểm: Tuỳ mức độ kỹ năng, nội dung, hình thức, diễn đạt… cho điểm tối đa (5 điểm) đến các điểm 4, 3, 2, 1.

NHÓM TUYỂN CHỌN, BIÊN TẬP, SỬA CHỮA:
1. Lê Thị Mỹ Hà
Viện CL&CT GD
2. Nguyễn Thuý Hồng
Viện CL&CT GD
3. Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện CL&CT GD
4. Tạ Hồng Xoan
Trường THCS Phan Chu Trinh - Quận Ba Đình - Hà Nội

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu Van 9 so 2(1).doc