Đề kiểm tra học kỳ I (2013 - 2014) môn ngữ văn 9 thời gian 90 phút (không kể giao đề)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I (2013 - 2014) môn ngữ văn 9 thời gian 90 phút (không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2013 - 2014)
MÔN NGỮ VĂN 9
Thời gian 90 phút(không kể giao đề)

I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Dành cho học sinh trung bình – trường THCS Tân Khánh Hòa) 
 1/Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong chương trình học kì I
 2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng
 3/Thái độ: có ý thức hoàn thành tốt bài thi của mình.

II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
-Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
-Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN

 Mức độ
Tên 
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ 
thấp
Cấp độ cao

1.Văn bản
-Thơ hiện đại







-Truyện hiện đại

-Nhớ chính xác 2 khổ thơ đầu trong bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) 
-Nhớ ý nghĩa văn bản ”Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)

-Hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) 




Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 1,5
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20 %
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5 %


Số câu: 2
điểm: 2,5 
=25% 
2. Tiếng Việt
-Các biện pháp tu từ



-Hiểu các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao và câu thơ



Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %

Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%


Số câu: 1
điểm: 1,5
=15% 
3. Tập làm văn
-Văn tự sự





-Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với thầy (cô)

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %



Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu: 1
điểm: 6
=60% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1,5
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20 %
Số câu:1,5
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20 %

Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA: 
Câu 1: Chép thuộc lòng 2 khổ thơ đầu trong bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) và cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ? (1,5đ)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa văn bản ”Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng)? (1đ)
Câu 3: (1,5đ) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau? (1đ)
	a/ Công cha như núi Thái Sơn
	 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
	(Ca dao)
 b/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
 (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Câu 4: Tâm trạng của bản thân sau khi để xảy ra một việc làm có lỗi với thầy (cô).

V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: 
Câu 1: (1,5đ)
-2 khổ thơ đầu trong bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật): (1đ)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi 
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời đột ngột cánh chim
 Như sa như ùa vào buồng lái.
-Ý nghĩa nhan đề bài thơ: (0,5đ)
	Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
Câu 2: Ý nghĩa văn bản ”Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng): (1đ)
	Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 3: Các biện pháp tu từ và tác dụng (1,5đ) 
 a/Biện pháp tu từ so sánh à con cái phải ghi nhớ công lao to lớn của cha mẹ. (0,75) 
 b/Biện pháp tu từ ẩn dụ ở hình ảnh ”mặt trời” trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé à Thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con. Mẹ xem đứa con bé bỏng như một nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng. (0,75) 
Câu 4: (6đ)
 *Yêu cầu chung: 
 -Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học có kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm (Có thể dùng đoạn văn đối thoại).
 -Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, đúng bố cục. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
 *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
 a. Mở bài: (1đ)
 Giới thiệu được câu chuyện có lỗi với thầy (cô).
 b. Thân bài: (4đ)
 	- Tình huống dẫn đến câu chuyện có lỗi với thầy (cô), thời gian, địa điểm.
 	- Kể diễn biến của câu chuyện: 
 + Thái độ của em trước sự việc đó. Tại sao em cho là có lỗi với thầy (cô).
 	 + Thái độ và cách cư xử của em thế nào?
 	- Kết quả sự việc 
	 	- Đan xen tâm trạng của bản thân sau khi để xảy ra việc làm có lỗi.
 c. Kết bài: (1đ)
 Nêu suy nghĩ của em và bài học được rút ra từ việc làm có lỗi ấy.

*Lưu ý:
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục là 2 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.



File đính kèm:

  • docDe Kiem tra cuoi ky INgu van lop 92.doc