Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) môn: ngữ văn 9 (phần văn học trung đại)

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) môn: ngữ văn 9 (phần văn học trung đại), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần văn học trung đại)

Phần i: trắc nghiệm (3,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Sắp xếp nội dung ở cột B (Tên tác giả) và nội dung ở cột C (Tên thể loại) vào nội dung của cột A (Tên tác phẩm) dưới đây cho chính xác? (Học sinh kẻ lại bảng này vào giấy kiểm tra).
Tên tác phẩm
(A)
Tên tác giả
(B)
Tên thể thoại
(C)
1. Hoàng Lê nhất thống trí
Nguyễn Dữ
- Truyện truyền kỳ
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
- Truyện cổ tích
3. Cảnh ngày xuân
Ngô gia văn phái
- Tuỳ bút
4. Lục Vân Tiên gặp nạn
Nguyễn Du
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
5. Người con gái Nam Xương
Nguyễn Đình Chiểu
- Truyện thơ Nôn 
Chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm:
Câu 2: (0,5 điểm) Tác phẩm "Truyện Kiều" còn có tên gọi nào khác?
A. Kim Vân Kiều truyện;	B. Đoạn trường tân thanh;	C. Truyện Vương Thuý Kiều.
Câu 3: (0,5 điểm) Dòng nào sau đây nhận xét đầy đủ về phẩm chất của Vũ Nương?
	A. Hiếu thảo – Thuỷ chung – Yêu con – Nhà nghèo;
	B. Xinh đẹp – Hiếu thảo – Yêu con – Thuỷ chung;
	C. Hiếu thảo – Thuỷ chung – Yêu con – Trọng danh dự;
	D. Hiếu thảo – Thuỷ chung – Xinh đẹp – Trọng danh dự.
Phần ii: tự luận (6,5 điểm)
	Nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã xót xa:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".
	 Bằng những tác phẩm đã học: "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), và 	những đoạn trích đã học của "Truyện Kiều" (Nguyễn Du), em hãy làm rõ điều nhận định 	trên.

=========== Hết ===========

trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đáp án và hướng dẫn chấm
đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần văn học trung đại)

Phần i: Trắc nghiệm (3,5 điểm)
Câu 1:
Tên tác phẩm
(A)
Tên tác giả
(B)
Tên thể thoại
(C)
1. Hoàng Lê nhất thống trí
Ngô gia văn phái 
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi
2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
- Tuỳ bút 
3. Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du
- Truyện thơ Nôm
4. Lục Vân Tiên gặp nạn
Nguyễn Đình Chiểu 
- Truyện thơ Nôn 
5. Người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
- Truyện truyền kỳ 
Câu 2: Đáp án: B. Đoạn trường tân thanh.	(0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án: C. Hiếu thảo – Thuỷ chung – Yêu con – Trọng danh dự;	(0,5 điểm)
Phần ii: Tự luận (6,5 điểm)	Yêu cầu học sinh làm được:
1. Về nội dung:
	- Học sinh phải vận dụng được kiến thức về văn bản và kiểu bài văn nghị luận văn học để giải quyết vấn đề: Số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đầy đau khổ.
	- Những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu trong hai tác phẩm trên được thể hiện:
	+ Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến đấy sự bất công, người phụ nữ không được nắm quyền hạn gì trong gia đình và xã hội.
Cuộc hôn nhân bất bình đẳng…
Chỉ vì nghe lời con trẻ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc, chửi đánh đuổi Vũ Nương, không cho nàng thanh minh… Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết…
Cái chết của Vũ Nương không làm cho Trương Sinh day dứt và anh cũng không bị xã hội lên án…
+ Nàng Kiều là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc:
Vì tiền mà gia đình kiều tan tác, chia lìa… Để có tiền cứu cha mà Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh, một tên buôn thịt bán người, để làm món hàng cho hắn, Kiều phải vào lầu xanh, đau đớn tủi nhục…
	+ Những ngời phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi oan ức, để giải thoát cuộc đời đau khổ và đầy oan nghiệt của mình…
2. Về hình thức:
	- Bài viết có bố cục ba phần.
	- Cơ bản phân tích được nội dung như trên.
	- Trình bày khoa học, sạch sẽ, không mắc trên 4 lỗi chính tả.




trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
ma trận đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần văn học trung đại)


Chuẩn chương trình
Cấp độ tư duy

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuẩn kiến thức:
 a, Giúp học sinh nắm được thể loại, tác giả, tác phẩm của một số truyện trung đại đã học.
b, Hình tượng, mẫu nhân vật, tích cách, phẩm chất của các nhân vật phụ nữ dưới xã hội phong kiến cũ.

C1
(2,5)






C2
(0,5)

C3
(0,5)









2. Chuẩn kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để viết thành một văn bản nghị luận văn học.
- Tổng quát kiến thức về truyện trung đại.








1 câu
(6,5)
Tổng số câu:
1
2

1
Tổng số điểm:
2,5
1,0

6,5












trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần tiếng Việt)

Phần i: trắc nghiệm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm, tổng 3 điểm) 
	 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm.
	[…] "Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi. Nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm sôi rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh, tôi vừa tội nghiệp, vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm nhẩm điều gì đó không rõ. Con bé đáo để thật!" […]
	("Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng – SGK Ngữ văn 9-Tập 1)
Trong đoan văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
	A. Phép lặp;	B. Phép nối;	C. Phép thế;	D. Phép liên tưởng.
Từ "Con bé" ở câu cuối cùng được dùng liên kết với các câu trên theo phép liên kết nào?
	A. Phép lặp;	B. Phép nối;	C. Phép thế;	D. Phép liên tưởng.
Theo cách nói của người miền Bắc, từ "Tội nghiệp" trong câu "Tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười" có thể thay bằng từ nào trong các từ sau đây?
	A. Xót xa;	B. Thương cảm;	C. Thương;	D. Thương hại.
Từ "cái vá" ở đoạn văn trên cùng nghĩa với từ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
	A. Cái thìa;	B. Cái muỗm;	C. Cái thìa canh;	D. Cái muôi.
"Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá kì quặc – con hãy qua đò, đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về…" ("Bến quê" – Nguyễn Minh Châu)
Phần in đậm trong câu trên làm thành phần gì?
	A. Thành phần cảm thán;	B. Thành phần phụ chú;	
	C. Thành phần trạng ngữ;	D. Thành phần tình thái.
 Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?
	A. Nói đúng chủ đền, không nói lạc đề;
	B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực;
	C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ;
	D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại.
phần ii: tự luận (7,0 điểm)
	Câu 1: (2 điểm) Thống kê 05 từ Hán Việt theo mẫu:	- "Kiểm tra": Kiểm + x
	- "Viễn thị": Viễn + x
	Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 --> 10 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một trong các phương châm hội thoại đã học. Phân tích và chỉ rõ phương châm hội thoại trong đoạn văn đó.




trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đáp án và hướng dẫn chấm
đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần Tiếng Việt)



	Phần I: trắc nghiệm: 6 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng 3,0 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
d
b
a


	phần ii: tự luận
	Câu 1: (2 điểm) Học sinh thống kê được ít nhất 5 từ: 
	- Kiểm tra: Kiểm điểm, Kiểm kê, Kiểm phiếu, Kiểm tiền, Kiểm chứng, 
	Kiểm duyệt, Kiểm nhận, Kiểm thúc, Kiểm thăm, Kiểm giá… 
	 (Mỗi từ đúng được 0,2 điểm, 5 ttừ được 1 điểm)
	- Viễn thị: Viễn xứ, Viễn dương, Viễn du, Viễn khách, Viễn vọng, 
	Viễn tưởng, Viễn cảnh, Viễn phương, Viễn thông, Viễn chinh…
	(Mỗi từ đúng được 0,2 điểm, 5 ttừ được 1 điểm)
	Câu 2:	
	- Học sinh viết được đoạn văn có nội dung chính xác theo yêu cầu của đề bài, có sử 	dụng được một trong các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, 	quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự. 	(3 điểm)
	- Chỉ được ra các phương châm hội thoại trong đoạn văn mình viết.	(2 điểm)

trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
ma trận đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần tiếng Việt)


Chuẩn chương trình
Cấp độ tư duy

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuẩn kiến thức:
 - Giúp học sinh nắm được các loại phép lặp và phép thế đã học.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và toàn dân cho phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp…
- Tìm và phân biệt được các thành phần của câu
- Phân biệt được các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự.

C1
(0,5)
C2
(0,5)
C5
(0,5)





C3
(0,5)
C4
(0,5)


C6
(0,5)









2. Chuẩn kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt để tìm các từ ghép Hán Việt cùng với sự phát triển của từ vựng.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự.








C1
(2,0)





1 câu
(5,0)
Tổng số câu:
3
3
1
1
Tổng số điểm:
1,5
1,5
2,0
5,0





trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đề kiểm tra 15 phút (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần Tiếng Việt)


Sắp xếp nội dung ở cột B vào nội dung của cột A dưới đây cho chính xác với khái niệm về kiểu văn bản?

A
b 
1. Văn bản tự sự
a) Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
2. Văn bản thuyết minh
b) Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, một tư tưởng.
3. Văn bản nghị luận
c) Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề về bày tỏ thái độ khen chê.
4. Văn bản miêu tả
d) Dùng các chi tiết, hình ảnh… nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.

Đọc kỹ đoạn văn dưới đây và chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi.
	[…] "Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng học bài trầm bổng: "Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp."" […] 
	("Cổng trường mở ra" - Lý Lan – SGK Ngữ văn 7-Tập 1)
a) Đoạn văn trên được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Lập luận;	B. Miêu tả nội tâm;	C. Tự sự;	D. Thuyết minh.
b) Nội dung chính của đoạn văn trên là:
	A. Tâm trạng bồi hồi, quan tâm đến con của người mẹ;
	B. Sự hồi tưởng về quá khứ của người con;
	C. Tâm trạng bồi hồi lo lắng của người con;
	D. Niềm hạnh phúc khi được đến trường của người con.
c) Dấu ba chấm trong câu và: "Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp." có tác dụng gì?
	A. Biểu thị lời nói ngắt quãng, ngập ngừng;	B. Biểu thị sự diễn đạt câu chưa hết;
	C. Chuẩn bị xuất hiện cho một nội dung bất ngờ;	D. Làm dãn nhịp điệu câu văn.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? 




trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đáp án và hướng dẫn chấm
đề kiểm tra 15 phút – học kỳ i
Môn: Ngữ văn 9 (Phần Tập làm văn)






Câu 1: Học sinh nối được: (Mỗi câu nối đúng được 1 điểm, tổng 4 điểm)
	1 – c;	2 - a	3 – b;	4 – d.
Câu 2: 
	a) B.	(1 điểm)
	b) A.	(1 điểm)
	c) B.	(1 điểm)
Câu 3: Học sinh trả lời được:
	- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. 	(3 điểm)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HK II Ngu van 9 (1).doc