Hướng dẫn chấm thi học kì I năm học 2010-2011 Môn Thi: Ngữ Văn - Lớp 11

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi học kì I năm học 2010-2011 Môn Thi: Ngữ Văn - Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gd&®T b¾c giang
H­íng dÉn chÊm thi häc k× i n¨m häc 2010-2011
M«n thi: Ng÷ v¨n - lớp 11


Phần
Câu
Néi dung h­íng dÉn chÊm
Điểm
Chung
 1
(1,5đ)
 Yêu cầu về kiến thức: HS trình bày được các yếu tố bối cảnh ngoài ngôn ngữ chi phối nội dung của đoạn thơ: Bối cảnh giao tiếp rộng (xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu ở Việt Nam), bối cảnh giao tiếp hẹp (kì thi Hương năm Đinh Dậu), hiện thực được nói đến (sự lộn xộn, nhốn nháo của kì thi và thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời).
1,5đ (mỗi ý 0,5đ)


2
(2đ)
Yêu cầu về kiến thức: HS trình bày được những nội chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
- Chủ trương “nghệ thuật vị nhân sinh”, Nam Cao đòi hỏi nghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn với đời sống của nhân dân lao động.
- Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.
- Quan niệm nghề văn là một nghề sáng tạo,với Nam Cao nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút, phải “biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.


0,5đ

0,5đ


1,0đ


3
(4đ)
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục hợp lí, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, về cơ bản cần bám sát yêu cầu của đề để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn quản ngục. Sau đây là một số gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật quản ngục trong tác phẩm.
- Thân bài: 
+ Hoàn cảnh sống của quản ngục: (nghề nghiệp, môi trường sống...) 
+ Vẻ đẹp tâm hồn quản ngục: (Hết lòng say mê, quí trọng cái đẹp ; có khát vọng hướng về cái đẹp...)
-> Quản ngục là ‘‘ đóa sen giữa chốn bùn nhơ’’, ‘‘là một thanh âm trong trẻo lạc vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ’’
+ Nhân vật quản ngục thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn: Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa cái đẹp ; cái Đẹp có khi tồn tại ngay trong môi trường của cái ác, cái xấu...
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của hình tượng nhân vật quản ngục trong việc góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 





0,5®


0,5®
2,0®





0,5®



0,5®

Riêng
 1
(2,5đ)

- Dành cho học sinh học theo CT-SGK Chuẩn:
 * Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo kết cấu ba phần (mở bài – thân bài - kết bài), diễn đạt lưu loát, bám sát yêu cầu của đề.
 * Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, về cơ bản cần làm nổi bật một số nội dung sau:
- Vị trí: Cảnh hạ huyệt là màn cuối đặc sắc nhất của tấn bi hài kịch “Hạnh phúc của một tang gia”, là đỉnh điểm sự châm biếm trong ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng. 
- Tài năng trào phúng của nhà văn được thể hiện:
+ Chi tiết đắt giá làm nổi bật những chân dung trào phúng: 
 Tú Tân trở thành đạo diễn cho màn kịch ngay trên miệng huyệt khi bắt bẻ từng người “hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt.. ” để chụp ảnh.
 Cụ cố Hồng, Phán mọc sừng thay nhau trở thành những kịch sĩ thượng hạng trong tấn trò đời. Trong khi cố Hồng diễn trò già yếu “ho khạc, mếu máo và ngất đi” thì Phán mọc sừng “oặt người” khóc mãi không thôi “Hứt !... Hứt ! ...Hứt !...” để có cơ hội trả Xuân Tóc Đỏ nốt năm đồng cho bản hợp đồng giết người của hắn.
+ Nghệ thuật đối lập: Giây phút vĩnh biệt, đau buồn nhất trong đám tang cũng là lúc phơi bày rõ nhất sự giả dối, bất nhân, bất nghĩa của lũ người đưa đám. Những kẻ đang khóc lóc thảm thiết nhất trong đám tang cũng là những kẻ đang hạnh phúc nhất với cái chết của người quá cố. 
- Ý nghĩa của cảnh hạ huyệt: Là tình huống cuối cùng của chương truyện cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của con người trong xã hội đượng thời. Đoạn văn miêu tả cảnh hạ huyệt cũng cho thấy tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. 







0,5đ



1,0đ








0,5đ




0,5đ



2
(2,5đ)
Dành cho học sinh học theo CT-SGK Nâng cao:
* Yªu cÇu vÒ kÜ n¨ng: Đảm bảo kết cấu ba phần (mở - thân- kết), diễn đạt lưu loát, bám sát yêu cầu của đề.
 * Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc : HS có thể trình bày theo nhiều cách, dưới đây là một gợi ý:
- Liệt kê được các loại ánh sáng xuất hiện trong tác phẩm : ngọn đèn của chị Tí, ngọn đèn vặn nhỏ của chọ em Liên, ánh sáng lọt ra từ các cửa để hé..., ánh sáng đom đóm, ánh sáng hàng ngàn ngôi sao trên trời, ánh sáng đoàn tàu...
- Chọn và phân tích thứ ánh sáng để lại ấn tượng sâu sắc nhất. 
- Khái quát về giá trị (hiện thực, nhân đạo) của tác phẩm trên cơ sở dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi miêu tả thứ ánh sáng đó. 







0,5đ


1,5đ

0,5đ
*Lưu ý: Giáo viên linh hoạt khi chấm bài, khuyến khích những bài làm sáng tạo, văn viết giàu cảm xúc.

File đính kèm:

  • docHuong dan cham diem Van 11 HKI 2010 2011.doc
Đề thi liên quan