Tiết 25 : Đọc văn Chú trọng nền giáo dục thực tiễn (trích tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 25 : Đọc văn Chú trọng nền giáo dục thực tiễn (trích tế cấp bát điều – Nguyễn Trường Tộ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 : Đọc văn
CHÚ TRỌNG NỀN GIÁO DỤC THỰC TIỄN
(Trích TẾ CẤP BÁT ĐIỀU – Nguyễn Trường Tộ)

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Trang bị kiến thức bước đầu về Nguyễn Trường Tộ, một đại biểu điển hình cho tư tưởng đổi mới ở nước ta giữa thế kỷ XIX.
- Hiểu được sự gắn bó mật thiết giữa đổi mới giáo dục với đổi mới xã hội nói chung.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:1) Cho biết “Chiếu cầu hiền” đã khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm của người trí thức trong công cuộc xây dựng đất nước ntn?
 2) Phân tích nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sự thuyết phục khéo léo của “Chiếu cầu hiền” 
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- Goị 1 HS đọc phần Tiểu dẫn.
- Dựa vào các chi tiết nêu trong Tiểu dẫn, hãy rút ra một vài nét về tác giả NTT.


- Yêu cầu HS cho biết hoàn cảnh nước ta khi NTT viết “Tế cấp bát điều”. GV bổ sung và giảng giải.
I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: NTT (1830-1871)
Học rộng, biết nhiều.
Có tầm nhìn xa rộng.
Có tâm huyết với việc canh tân đất nước, vận mệnh đất nước.
2) Hoàn cảnh đất nước khi NTT viết “Tế cấp bát điều”
Các chính sách lạc hậu, bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn làm cho đất nước ngày càng suy yếu, đói nghèo hơn.
Đứng trước họa xâm lăng đến từ phương Tây.
- Gọi 1 HS đọc văn bản.
- Cho biết bài chiếu gồm mấy phần và nội dung của mỗi phần, mỗi đoạn
* Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đọc-hiểu.
- Đặc điểm của nền giáo dục truyền thống mà NTT nêu lên ở đây là gì? 











- Thái độ của ông trước cái học đó ntn?






II- ĐỌC – HIỂU
1) Những mặt hạn chế của nền giáo dục truyền thống
- Lối học quá chú trọng đến văn chương, không chú ý đến những công việc thực tiễn. (Học: Văn, từ, thơ, phú " Làm: Luật, lịch, binh, hình; “trau chuốt từng câu hay, từng chữ khéo”)
- Không gắn việc học với thực tiễn đất nước (Học toàn những điều bên Trung Quốc, không thể áp dụng được)
- Kiến thức lạc hậu (“nay họ đã đổi khác hết rồi”; “học những lễ nhạc, (…) xa xưa của Tàu, (…) ra làm thì phải (…) theo quan dân nước ta ngày nay”)
- Không hướng vào nghiên cứu tự nhiên, không trọng khoa học kĩ thuật.
à Lối học lạc hậu, vô bổ, xa thực tế.
à Thái độ phê phán thẳng thắn, mạnh mẽ của tác giả (“mòn bút khô môi cũng không kể hết” ; “Sao mà tệ mạt đến thế” ; “những nghĩa lí cặn bã xa xưa”) 
à Sự cần thiết và tính cấp bách của việc đổi mới việc học.
.- Anh (chị) hãy cho biết quan niệm của NTT về việc học. Quan niệm ấy ngày nay còn có giá trị không?



- Hãy cho biết nội dung của nền giáo dục mà NTT đề nghị?










- Vì sao NTT lại đặt vấn đề đổi mới giáo dục như vậy? (Hòan cảnh đất nước; sự chênh lệch quá mức về khoa học kĩ thuật giữa các nước phương Tây với các nước phương Đông; vv...).

- Nêu nhận xét tư tưởng và tình cảm của ông khi viết điều trần.

2) Nội dung của nền giáo dục mới
* Quan niệm về việc học: “Học tức là học những cái chưa biết để biết mà đem ra thực hành…” 
àRất hiện đại, vì nó chú trọng đến giá trị thực tiễn của việc học tập, gắn “học” với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
* Nội dung : Xây dựng nền giáo dục thực tiễn, có tính khoa học.
 ¬ Học,tìm hiểu những điều về đất nước mình, nhân dân mình để góp phần làm cho nó ngày một tốt hơn. (Từ “Những non sông” đến “cái học trị nước giúp đời”)
 ¬ Chú trọng nghiên cứu tự nhiên (“Nước ta dưới đất có mỏ kim loại đá quí …”)
 ¬ Học những ngành nghề cụ thể để bảo vệ và xây dựng đất nước giàu mạnh. (“…học trận đồ, binh pháp, đắp thành giữ nước, sử dụng súng ống thì cũng có thể chống được giặc.” ; “…học những việc hiện tại như binh, hình, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt…”) 
*Tiểu kết:
¬ Những cách tân trong việc học mà NTT đề xuất rất tiến bộ, nhằm thông qua giáo dục đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu, trì trệ, có đủ thực lực với họa xâm lăng đến từ phương Tây. 
¬ Thể hiện tâm huyết với vận mệnh đất nước và tầm nhìn sáng suốt của NTT.
- Phân tích nghệ thuật lập luận trong đoạn trích.

3) Nghệ thuật lập luận
Lập luận chặt chẽ, sắc sảo (vận dụng phương pháp phân tích so sánh giữa cái học cũ và cái học mới của châu Âu nhằm làm nổi bật sự cần thiết của nền giáo dục mới)
III- GHI NHỚ (SGK)
III- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Viết đoạn văn trình bày hiểu biết của anh chị về những ưu khuyết điểm của nền giáo dục nước ta hiện nay, từ đó xác định nhiệm vụ học tập của bản thân. 
Chuẩn bị làm bài viết số 2.

File đính kèm:

  • doc026- TE CAP BAT DIEU.doc