Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh năng cấp huyện năm học 2011 – 2012 Môn Ngữ Văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh năng cấp huyện năm học 2011 – 2012 Môn Ngữ Văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
	NỘI DUNG	 
ĐIỂM
 Câu 1: Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau:
 a. Bao giờ anh đi Hà Nội ?
 b. Anh đi Hà Nội bao giờ ?
2.0đ
Đáp án:

Sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa : 
- Hình thức (1điểm): khác về trật tự từ
 + Câu (a): Cụm từ nghi vấn “bao giờ” đứng ở đầu câu.
 + Câu (b): Cụm từ nghi vấn “bao giờ” đứng ở cuối câu.
- Ý nghĩa : (1điểm)
 + Hỏi về thời điểm của hành động diễn ra ở tương lai.
 + Hỏi về thời điểm hành động đã diễn ra ở quá khứ.

0,5đ
0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ
Câu 2: Nçi lßng cña ng­êi chñ t­íng Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “HÞch t­íng sĩ” ®­îc bộc lộ rõ nhất ®o¹n v¨n nµo? Hãy chép chính xác đoạn văn đó rồi nêu nhận xét của em về nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung của đo¹n v¨n.
4,0 đ
Đáp án:
* Chép đoạn văn: 
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
* Nhận xét: 
- Với nghệ thuật ẩn dụ, so sánh (Ta thường: quên ăn...vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa…) Thể hiện sự lo lắng đau xót đến tột độ cho vận mệnh của đất nước.
- Các động từ mạnh chỉ trạng thái tâm lý và hành động mãnh liệt: quên ăn, vỗ gối, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máulòng căm thù sâu sắc của chủ tướng trước tội ác của giặc.
- Dùng nghệ thuật thậm xưng, điển cố (Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng)Tấm lòng sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi thường thịt nát, xương tan.
- Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tình yêu nước thiết tha của tác giả. Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sĩ.

1,0đ



0,5đ



0,5đ

0,5đ


1,0đ

 *Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như máu chảy ra đầu
 ngọn bút. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự. Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sĩ. 

0,5đ
Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ sau :
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

4,0 đ

Đáp án:












- Đây là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của của nhà thơ Tế Hanh với nghệ thuật nhân hóa và sự cảm nhận sâu sắc tinh tế về chiếc thuyền chài. Tác giả phối hợp tài tình hai hình ảnh: nước biển thấm sâu vào vỏ gỗ và tiếng tí tách rạn nứt của lòng thuyền ngấm mặn. Tác giả không chỉ cảm thấy chiếc thuyền nằm im lìm trên bến mà còn như thấy được trạng thái mệt mỏi của nó... 
- Con thuyền đang nghỉ ngơi nhưng phía sau cái “im bến mỏi” là sự chuyển động “nghe chất muối”...Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác (từ xúc giác chuyển sang cảm nhận bằng thính giác ...) thật thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn, một tâm hồn rất tinh tế... 
- Con thuyền được cảm nhận như một cơ thể sống, như một phần sự sống lao động ở làng chài, gắn bó mật thiết với con người nơi đây. 
- Hai câu thơ bộc lộ ở tác giả một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú...lắng nghe được sự sống âm thầm trong những sự vật của quê hương, đó là biểu hiện của tình yêu quê hương sâu nặng.

Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, là một cách cảm thụ, giám khảo cần khuyến khích cho điểm và ghi nhận những cách cảm thụ sáng tạo mới mẻ, có cảm xúc riêng của cá nhân học sinh.


1,0đ




1,0đ





1,0đ


1,0đ

Câu 4: Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có nêu ra một số phương pháp học đúng đắn, trong đó có phương pháp “học đi đôi với hành”. Em hãy trình bày suy nghĩ, quan điểm của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.


10,0 đ


Đáp án:

a. Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. 
- Viết đúng thể loại văn nghị luận với phép lập luận chủ yếu là giải thích có kết hợp với chứng minh.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.


1,0đ



b) Về nội dung 
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận. Trình bày suy nghĩ, quan điểm của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”. 
 HS có thể lập luận bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo được các ý chính sau:

9,0đ


1.Mở bài: 
- Dẫn dắt: Từ xưa đến nay có không ít người bàn về cách học, phương pháp học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 
- Trong bài tấu trình lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp có bàn về phép học trong đó có đề xuất đến một số phương pháp học rất đúng đắn, rất tiến bộ, đó là: “theo điều học mà làm” nghĩa là “Học phải đi đôi với hành”. “Học” và “hành” có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
1,5đ


2. Thân bài : 
* Giải thích học là gì, hành là gì ?
 Học là qúa trình tiếp thu tri thức, nắm chắc lý thuyết, hành là các hoạt động nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã được học vào thực tế, vào việc làm cụ thể. Học đi đôi với hành có nghĩa là học lý thuyết phải gắn liền với thực tế, với việc làm ( lấy dẫn chứng). 
* Mối quan hệ giữa học và hành: Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau: Học giỏi lý thuyết thì làm kim chỉ nam cho thực hành một cách dễ dàng hơn. Thực hành tốt, lý thuyết sẽ nhớ lâu hơn, hiểu sâu sắc hơn (lấy dẫn chứng: Học môn thể dục, tin học, sinh học…). 
 - Học phải kết hợp với hành thì tri thức mới toàn diện và sâu sắc, hành là công đoạn cuối cùng để hoàn chỉnh việc học.
-Thiếu đi một trong hai yếu tố thì làm việc gì cũng khó… theo Nguyễn Thiếp thì: Học mà không hành là lối học ưa hình thức, hòng cầu danh lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì không trôi chảy”. 
-Những người biết kết hợp hài hòa giữa học và hành trong quá khứ thường là những bậc minh quân, hiền thần đóng góp tài năng và đạo đức để xây dựng đất nước, thời đại ngày nay tạo nên những trí thức chân chính, những nhà lãnh đạo vừa có đạo đức vừa giỏi chuyên môn… 
 *Nh÷ng suy nghÜ :
-Quan niệm của Nguyễn Thiếp về học và hành ở thời đại ngày nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn.
- N­íc ta ®ang trong thêi k× héi nhËp vµ ph¸t triÓn, nªn tri thức là cẩm nang, là hành trang vô cùng cần thiết cho mỗi bạn trẻ vì vậy mỗi học sinh phải xác định rõ về phương pháp học chân chính, đúng đắn để sau này xây dựng quê hương đất nước, tạo lập sự nghiệp cho bản thân… 



1,0




1,0đ




0,5 đ



1,0đ




1,0đ




0,5đ


1,0đ

3. Kết bài: 
 -Ý nghĩa, kết quả của phương pháp “Học đi đôi với hành” trong thực tế cuộc sống. 
- Bài học cho bản thân về vấn đề học tập. 

1,5đ


 ___________________ HẾT___________________ 










































 

File đính kèm:

  • docDAp an HSNK ngu van 8 huyen Thanh Son.doc