Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2012-2013 - Đặng Văn Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
Chào cờ
Theo nhà trường
_____________________________________________
Tiét 2
Tập đọc
 Đ35
Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đọc hiểu lấy điểm
- Nội dung: Các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm giữ lấy mùa xuân xanh về tên tác giả, tên thể loại.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ tốc độ, tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.
- Kỹ năng đọc hiểu: Trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học.
- Nêu được nhận xét về nhân vật trong bài tập, đọc và lấy dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét ấy.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng
1. GV: - Phiếu ghi các bài tập đọc trong học kỳ I
 - Bảng nhóm, bút dạ
2. HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: - Hát
2. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
3. Bìa mới:
3.1. giới thiệu bài;
3.2. Kiểm tra
- Giáo viên gọi học sinh bốc thăm bài học
- Lần lượt học sinh bốc thăm (mỗi lượt 3 - 5 học sinh) chuẩn bị 2 phút tại chỗ 
- Yêu cầu học sinh đọc bài và bốc thăm câu trả lời câu hỏi nội dung bài
- Lần lượt học sinh nối nhau đọc và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên đánh giá theo hướng dẫn của bộ
- Lớp theo dõi nhận xét
3.3. Bài 2
- Cần thống kê các bài tập đọc như thế nào?
- 1 học sinh nêu
- Nội dung, tên bài, tên tác giả, thể loại.
- Hãy nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm giữ lấy màu xanh.
- Học sinh nêu
- Như vậy cần lập bảng thống kê mấy cột dọc, mấy cột ngang
- 3 cột dọc, 7 cột ngang
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Học sinh làm bài VBT, 1 học sinh làm vào bảng nhóm - lớp theo dõi
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả đúng
STT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Vân Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bày ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
3.4. Bài 3
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình
- 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, đọc bài làm của mình
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Dưới lớp theo dõi, nhận xét
- Giáo viên chốt lại bài đọc mẫu
Bạn nhỏ trong chuyện người gác rừng tí hon là một người rất thông minh và dũng cảm. Khi phát hiện ra có có dấu hiệu kẻ gian đi trong rừng cậu liền đi theo và nghe hai gã trộm bàn bạc với nhau. Cậu lén chạy theo và gọi điện thoại đến đồn công an gần nhất. Bạn nhỏ dám cùng với các chú công an bắt trộm. Bọn trộm đã bị bắt sống
4. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Ôn tập chuẩn bị bài tiếp theo Ôn tập tiết 2.
Tiét 3
Toán
 Đ86
Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết tính diện tích hình tam giác.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác áp dụng vào làm BT1.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (Hộp đồ dùng toán 5) 
- Học sinh: Chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: Cho HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ
- Vẽ hình tam giác có 3 góc nhọn ABC và đường cao ứng với đáy BC
- 1 học sinh thực hiện, lớp vẽ nháp
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt đúng
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình
- Học sinh sử dụng đồ dùng trực quan
* Cắt hình
- Chồng 2 hình tam giác lên nhau và so sánh diện tích của 2 hình
- 2 hình diện tích bằng nhau
- Giáo viên gắn 2 hình tam giác lên bảng yêu cầu học sinh
- Dùng êke vẽ đường cao của 2 hình tam giác trên?
- Học sinh thực hành vẽ đường cao
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ 1 hình tam giác theo đường cao
- Học sinh thực hành cắt hình tam giác theo đường cao
- Sau khi cắt em được hình gì?
- 2 hình tam giác
A
E
D
H
B
C
1
2
* Ghép hình
- Học sinh ghép hình
- Yêu cầu học sinh ghép 2 hình tam giác trên với hình tam giác còn lại để 1 hình chữ nhật
? Từ 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau cắt 1 hình tam giác thành 2 hình tam giác ta ghép 2 hình tam giác vừa cắt với hình tam giác còn lại ta được 1 hình gì?
- Vẽ đường cao EH
- Một hình chữ nhật
- Học sinh vẽ
3.3. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
? So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích 2 hình tam giác không bị cắt.
- Bằng nhau
? - Nêu chiều dài, chiều rộng hình chữ nhât.
- Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Nêu tên đường cao, cạnh đáy của tam giác EDC.
- Đường cao EH
- Cạnh đáy DC
- So sánh chiều rộng của hình chữ nhật với đường cao của hình tam giác.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài DC của hình tam giác EDC.
- So sánh chiều rộng của hình chữ nhật với đường cao của hình tam giác.
- Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- So sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD với diện tích hình tam giác EDC
- Diện tích hình chữ nhật bằng 2 lần diện tích hình tam giác.
3.4. Hình thành quy tắc công thức tính diện tích hình tam giác
- Khi biết SHCN ta có thể tìm được diện tích hình tam giác không? Bằng cách nào?
- Lấy SHCN : 2
- Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
- Diện tích hình chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
- Giáo viên cho học sinh tính SHCNABCD. Vậy diện tích hình tam giác EDC bằng?
- SHCNABCD = DC x AD = DC x EH
S hình tam giác EDC = 
E
C
D
h
a
H
- Giáo viên vẽ hình
- Biết EH = H, DC = a công thức tính diện tích hình tam giác?
- Trong đó S là gì? a là gì? và h là gì?
- S là diện tích
- a là độ dài
- h là đường cao
- Từ công thức trên em hãy phát biểu thành lời quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- 1 số học sinh nêu: 
Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng
2.5. Thực hành
Bài tập 1
- Học sinh đọc thầm yêu cầu 
- tự làm bài, lần lượt 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm bài vào vở
- Nêu cách làm
Bài giải
a. Diện tích hình tam giác là
 (cm2)
b. Diện tích hình tam giác đó là
 (dm2)
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng và cho điểm
Đáp số: a. 24 cm2
 b. 1,38 dm2
Bài 2( HS khá giỏi)
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Trong bài toán cần lưu ý gì?
- Độ dài đáy và chiều cao không cùng nhau
- Học sinh tự làm bài - 2 học sinh lên bảng chữa
- Giáo viên khuyến khích học sinh giải bằng nhiều cách
Bài giải
a. Đổi 5 m = 50 dm
Diện tích hình tam giác là
 (dm2)
Đáp số : 600 dm2
b. Diện tích hình tam giác là
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 (m2)
Đáp số: 110,5 m2
4. Củng cố 
Tính diện tích hình tam giác biết: a = 2,3cm, h = 1,2 dm.
 A. 1,38cm B. 1,38cm2 C. 13,8cm2
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài
Tiết 4
Khoa học
 Đ35
Sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết phân biệt 3 thể của chất
2. Kĩ năng:
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Chuẩn bị
1. GV:Phiếu ghi tên các chất có trong SGK - trang 72
 - Hình SGK (SGK- 73)
- Bảng nhóm.
2. HS:
III. hoạt động dạy học 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra :
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
- Hát
- Không
3.2. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức phân biệt 3 thể của chất
*Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt 3 thể của chất
- Chuẩn bị bộ phiếu ghi tên các chất có trong SGK - trang 72
- Kẻ bảng 3 thể của chất
* Cách tiến hành
 Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
Bước 2: Giám sát
- Các đội cử đại diện tham gia chơi: Mỗi người lên gắn 1 phiếu vào cột tương ứng trên bảng
Bước 3: Giáo viên cùng học sinh dưới lớp kiểm tra kết quả
- 1 số học sinh nêu lại nội dung bảng vừa điền
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ôxi
Nhôm
Nước
Ni-tơ
Nước đá
Xăng
Muối
3.2. Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng"
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi
- Giáo viên đọc câu hỏi - học sinh lựa chọn ghi kết quả đúng vào bảng con, HS nào xong trước là thắng.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
- Học sinh tham gia chơi thi 
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng
Kq: 1-b ; 2-c ; 3-a
- Giáo viên chốt lại hoạt động 2
- 2 - 3 học sinh nêu đặc điểm của chất lỏng, chất khí
3.4. Hoạt động 3: Quan sát thảo luận
* Mục tiêu: Học sinh nêu được 1 số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày.
* Cách tiến hành
Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3 trang 73-SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Đại diện nhóm 1 - 2 báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả
H1: Nước ở thể lỏng
H2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
H3: Nước bốc hơi, chuyển từ thể lỏng sang thể khí
- Lấy 1 số ví dụ khác
- Nêu mục bạn cần biết
- Giáo viên chốt lại hoạt động 3
- Học sinh nêu
- 2 học sinh nêu
Kết luận: Khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
3.5. Hoạt động 4: Trò chơi "Ai nhanh ai đúng"
* Mục tiêu: Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
- Học sinh tham gia trò chơi ghi vào bảng nhóm.
- Dán bảng nhóm so sánh đối chiếu bình chọn
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
 4. Củng cố 
- Nhận xét giờ học, về nhà học thuộc bài
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài hỗn hợp.
Lịch sử
Kiểm tra cuối kì I
Đề bài do nhà trường ra
____________________________________________
Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013
Do ĐC Hoàng Văn Quy dạy.
_____________________________________________
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
Tiết 1: Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
1. KT: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Kĩ năng:Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
3. Thái độ: có ý thức tự học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
1. GV:Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
 2. HS: Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3.3. Bài tập 2: điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
-Hướng dẫn HS hiểu:
+Thế nào là sinh quyển?
+Thế nào là thuỷ quyển?
+Thế nào là khí quyển?
-Cho HS thảo luận nhóm 4-5, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-GV quan sát hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại .
*Lời giải:
Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
Rừng, con người, thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau, cỏ,
Sông suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,
Bầu trơi, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường
Trông cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn, điện, chống săn bắt thú rừng,
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,.
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc
Tập làm văn
$18: Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Kĩ năng: Nghe – viết đúng chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khỏa 95chữ/15 phút..
3. Thái độ: Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
1. GV:Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
2. HS: Vở CT
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bìa mới:
3.1. Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3.3.Hướng dẫn HS nghe – viết bài Chợ-sken:
- GV Đọc bài viết.
+Những chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp của con người trong cảnh chợ Ta-sken? 
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Ta – sken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
-Phụ nữ xúng xính trong trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa, 
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK.
Tiết 3
Toán
 Đ88
Luyện tập chung
i. mục tiêu
1. Kiến thức: Biết:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. 
2. Kĩ năng:
- áp dụng giải được các bài tập phần 1, phần 2 bài 1, 2 SGK
3. Thái độ: có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ cho HS làm BT3.
2. HS: nháp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức: Cho HS htá tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính diện tích hình tam giác
- 1học sinh thực hiện yêu cầu
- Từ công thức hãy phát biểu thành lời quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Học sinh nêu...
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng
3. Bìa mới;
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện tập
* Phần 1:
- Học sinh đọc bài rồi chữa kết quả
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng
+ Bài 1: Khoanh vào B
+ Bài 2: Khoanh vào C
+ Bài 3: Khoanh vào C
- Giáo viên gọi lần lượt 3 học sinh giải thích cách lựa chọn của mình.
* Phần 2
Bài 1
- 1 Học sinh đọc bài
- Yêu cầu bài là gì?
- Hs làm vào nháp đặt tính rồi tính, 2 Hs lên bảng làm bài.
a.
+
b.
 - 
 85,90
_ 68,29
- Nêu cách làm?
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng
c.
31,05
d.
775
25
 x 2,6
025
31
 18630
 0
 6210 
 80,730
Bài 2
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng
- Học sinh đọc thầm yêu cầu bài
- Tự làm bài
chữa bài
a. 8 m 5 dm = 8,5 m
b. 8 m2 5 dm2 = 8,05 m2
Bài 3,4 ( dành thêm cho HS khá): Học sinh đọc bài
- 2 em đọc
- Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- Hình chữ nhật ABCD là 2400 cm2. tính diện tích hình tam giác MDC
15cm
25cm
C
B
A
M
D
- Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ và làm bài ( làm vào bảng phụ với HS khỏ, giỏi).
- Gọi 1 học sinh lên bảng chữa
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
Giải
Chiều rộng AD là
15 + 25 = 40 (cm)
Chiều dài DC là
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích tam giác MDC là
(cm2)
Đáp số: 750 cm2 
Bài 4: Học sinh suy nghĩ là bài - nêu miệng
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
tìm 2 giá trị của x sao cho
3,9 < x < 4,1
3,9 < x < 4,10
Vậy 2 giá trị của x có thể là: 3,91 và 3,92, x = 4
4. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
5. dặn dò
Về nhà chuẩn bị bài
Anh
ĐC Anh dạy
________________________________________________
Chính tả
Tiết 5 
Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 5)
i. mục tiêu
1. Kiến thức:
- biết viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
2. Kĩ năng:
- Viết được lá thư theo yêu cầu:
3. Thái độ:
- Giáo dục KN sống
+ Thể hiện sự cảm thụng
+ Đặt mục tiờu.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị giấy viết thư 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định:
2. Kiểm tra
3. bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn viết thư
- Giáo viên chép đề gạch chân dưới những yêu cầu của đề bài
- Sĩ số, hát.
- Giấy để viết thư
- 1 - 2 học sinh đọc đề
- 2 học sinh đọc phần gợi ý SGK-175
- Giáo viên gợi ý học sinh
- Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu?
- 3 - 5 học sinh nêu
- Dòng đầu thư viết như thế nào?
- 1 - 2 học sinh nêu
- Em xưng hô thế nào với người thân?
- Phần nội dung em viết những gì?
- Kể lại kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kỳ I và quyết tâm ở học kỳ II
- Cuối thư lời chúc - lời hứa và ký tên
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc bức thư của mình
- Học sinh viết bài
- 3 - 5 học sinh đọc bức thư của mình, dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho học sinh
- Đọc bài văn mẫu cho học sinh tham khảo
Bài tham khảo
Kiên Đài, ngày 29/12/2011
Ông bà kính mến!
Đã lâu cháu không có dịp về thăm ông bà. Hôm nay cháu viết thư thăm ông bà và kể cho ông bà nghe kết quả học tập, rèn luyện của cháu trong học kỳ I.
Đầu thư cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ, sống lâu. Bà ơi! Dạo này bà đã đỡ đau chưa? Ông và bà có hay đi tập thể dục buổi sáng không? Đã vào mùa đông rồi ông bà phải mặc thật ấm khi đi ra ngoài nhé. Cháu mong muốn ông bà lúc nào cũng mạnh khoẻ, tươi vui.
Ông bà kính mến sau đây cháu sẽ kể tình hình gia đình cháu cho ông bà nghe nhé. Gia đình cháu vẫn bình thường, bố mẹ cháu đi làm cả ngày, em Quân cháu rất ngoan, cô giáo vẫn thường xuyên khen gợi cháu, cháu được nhiều điểm 10 điểm 9. Chữ viết của cháu ngày càng tiến bộ hơn ông bà ạ. Bài kiểm tra cuối học kỳ môn nào cháu cũng được điểm 10, chỉ có môn tiếng Việt là 9 thôi. Cháu luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Học kỳ II cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của ông bà.
Thư chưa dài nhưng cháu xin dừng bút tại đây. Cháu kính chúc ông bà mạnh khoẻ, cháu mong đến hè về quê ở với ông bà.
 Cháu của ông bà 
 Thành
 Ma Tuấn Thành
4. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét giờ học
5. Dăn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Luyện từ và câu
 Đ18
Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 6)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Kiểm tra đọc lấy điểm HTL
2. Kĩ năng:
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi BT2.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ.
II. Chuẩn bị
1. GV: - Phiếu học tập
2. HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: - hát
2. Kiểm tra : không
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Kiểm tra đọc: Thực hiện tương tự như tiết 1
3.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Đọc bài thơ "Chiều biên giới"
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 - 2 học sinh đọc
- Sở là tên loài cây như thế nào?
- Sở là cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp.
a. Tìm trong câu thơ 1 từ đồng nghĩa với từ biên cương.
a. Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới
b. Trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b. Từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển
c. Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ.
c. Đại từ xưng hô em và ta
d. Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
d. Học sinh viết tuỳ theo cảm nhận của bản thân.
4. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét giờ học
5. dặn dò
- Về nhà học bài, làm bài tiết 7, 8, giờ sau kiểm tra cuối kỳ I.
Toán
Kiểm tra cuối học kì I
Đề bài do phòng giáo dục ra.
__________________________________________________
Tiết 3
Khoa học
 Đ36
Hỗn hợp
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: 
- Biết thế nào là hỗn hợp.
2.Kĩ năng: 
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. 
- Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
GC Kĩ năng sống:
- KN tỡm giải phỏp để giải quyết vấn đề ( tạo hỗn hợp và tỏch cỏc chất ra khỏi hỗn hợp)
- KN lựa chọn phương ỏn thớch hợp.
- KN bỡnh luận đỏnh giỏ về cỏc phương ỏn đó thực hiện.
3.Thái độ: Có ý thức cao trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1- GV: Hình trang 75 SGK.
2. HS: Vật liệu tạo hỗn hợp: Muối, mì chính.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức: Cho HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
? Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- 3 học sinh nêu
? Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hoạt động 1: Thực hành tạo một hỗn hợp gia vị
* Mục tiêu: Biết cách tạo ra hỗn hợp
* Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 4, tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính công thức do các nhóm chọn và ghi vào báo cáo.
- Các nhóm hoạt động
- Trong quá trình tạo ra hỗn hợp, nhóm trưởng cho các bạn nếm riêng từng chất.
- Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Trộn đều rồi nếm hỗn hợp ghi nhận xét vào báo cáo.
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần những chất nào?
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị có muối tinh, mì chính, hạt tiêu
- Hỗn hợp là gì?
- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo nên
- Giáo viên nhận xét kết luận hoạt động 1
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: Kể tên một số hỗn hợp
* Cách tiến hành
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Học sinh thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Theo bạn không khí là một chất hay một hỗn hợp?
- Không khí là một hỗn hợp.
Vì sao em biết
- Vì trong không khí có chứa ôxi, khí nitơ và khí cacboníc trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo...
Kết luận: Không khí là một hỗn hợp
3.4. Hoạt động 3: Trò chơi tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
* Mục tiêu: Biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành 
- Giáo viên đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình) các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng, nhóm nào giơ bảng trước - kết quả đúng là thắng cuộc.
- Học sinh tham gia chơi thi giữa các nhóm.
Kết quả
H1: làm lắng
H2: sảy
H3: lọc
- Giáo viên nhận xét chốt lại HĐ 3
3.5. Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp ( ở nhà)
* Mục tiêu: HS thực hành tách ra khỏi 1 số hỗn hợp
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thực hành các bước ở mục thực hành thí nghiệm sau đó ghi kết quả và phiếu mỗi nhóm chỉ làm 1trong 3 bài thực hành trên
- Các nhóm tiến hành làm thực hành và ghi kết quả vào phiếu ( thực hành ở nhà)
+ Đại diện 3 nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung.
VD: Kết quả báo cáo bài 1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
+ Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước (cát trắng, nước)
+ Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc nước chảy qua phễu xuống chậu 
- Giáo viên nhận xét chốt cách làm đúng
4. Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ học
5. dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 37 Dung dịch. ( đường, muối và nước sôi để nguội)
Kể chuyện
Kiểm tra đọc
Đề bài do phòng giáo dục ra
_________________________________________________
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà (tiết 2)
I-Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thấy được vai trò của của thức ăn trong chăn nuôi gà.
2. Kĩ năng:
- HS cần phải kể được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng của một số thức ăn để nuôi gà.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý con gà, vật nuôi
II- Đồ dùng:
- Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn để nuôi gà trong SGK.
III-Các hoạt động dạy học:
1. ổn địng: - Hát
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới:
3.1 G iới thiệu bài: Tiết 2. 
3.2-Hoạt động 4: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp?
- GV nhấn mạnh: Thức ăn hỗn hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nuôi gà bằng thức ăn hỗn hợp giúp gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng.
- Kết luận: Khi nuôi gà cần sử dụng nhều loại thức ăn nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
3.3-Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập:
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Nhận xét 
- 

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc