Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013

doc43 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10a
Thứ 2 ngày 24 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
 Ôn tập giữa kì I (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ 75 tiếng/phút).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4-T1 (gồm cả văn bản thông thường )
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống. 
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp )
 - Phần ôn luyện TĐ- HTL ở tiết 1,3,5 dành để kiểm tra lấy điểm HTL.
 - Cách kiểm tra như sau: Từng hs lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong vòng 1- 2 phút ) 
 - HS đọc trong sgk (hoặcHTL)1 đoạn(cả bài) theo chỉ định trong phiếu. 
 - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, hs trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT. HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau. 
HĐ2. Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV hỏi: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa)
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3)HS phát biểu GV ghi bảng 
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu(Phần 1-trang 45 sgk ;phần 2-trang 15 sgk )
- Người ăn xin (trang 30, 31sgk) HS làm bài theo yêu cầu trong sgk 
 Tên bài 
 Tác giả 
 Nội dung chính 
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài 
Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp ,đã ra tay bênh vực 
- Dế Mèn
- Nhà Trò
- Bọn nhện
Người ăn xin
Tuốc - ghê - nhép
Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão xin ăn.
 Tôi (chú bé )
Ông lão xin ăn
Bài 3: GV cho HS đọc đề làm sau đó chữa
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại. 
-------------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật. 
- Bài tập cần làm BT1,BT2,BT3,BT4(a)
II. Hoạt động dạy học 
GV cho hs lần lượt làm các bài tập: 
 Bài 1 a) A 
 - Góc đỉnh A, cạnh AB, AC là góc vuông 
 M - Góc đỉnh B, cạnh BA, BC là góc nhọn 
 - Góc đỉnh B, cạnh BA, BM là góc nhọn 
 - Góc đỉnh B, cạnh BC, BM là góc nhọn
 B C - Góc đỉnh M, cạnh MA, MB là góc nhọn
- Góc đỉnh M, cạnh MB, MC là góc tù
- Góc đỉnh M, cạnh MA, MC là góc bẹt 
b)Hướng dẫn hs tiến hành giống bài 1a
Bài 2: HS đọc đề nắm yêu cầu và làm bài vào vở, chữa bài:
- AH không là đường cao của tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC 
- AB là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC.
Bài 3: Yêu cầu hs vẽ được hình vuông ABCD có cạnh 3cm 
 A B
 3 cm 3
 D C
Bài 4 (a): Yêu cầu hs vẽ được chữ nhật ABCD có chiều dài AB 6cm, chiều rộng 4cm (Theo cách vẽ như hướng dẫn trong sgk) 
* Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài ôn. 
 - Tổng kết giờ học.
----------------------------------------------------------------
Khoa học
ôn tập: con người và sức khoẻ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II. Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng.
- GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS lên bốc thăm trả (Tự theo dõi và nhận xét chế độ ăn uống của mình).
- Nêu cách phòng bệnh.
Hoạt động 2: Tự đánh giá
Bước 1: HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình để tự đánh giá. 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
 + Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
 + Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
 + Đã ăn các loại thức ăn có chứa các loại vi- ta- min chưa và chất khoáng chưa?
Bước 2: Tự đánh giá
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Một số HS lên trình bày kết quả trao đổi của mình
Hoạt động 3: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí
Bước 1: Các em từng nhóm sẽ kê thực đơn một bữa ăn ngon và bổ
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Các nhóm trình bày bữa ăn của mình
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
- Thảo luận để xây dựng một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng.
Hoạt động 4: Thực hành
- Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
- Học sinh làm việc cá nhân
- Trình bày sản phẩm của mình với cả lớp. 
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. mục tiêu 
- Thực hiện được cộng trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm BT1(a),BT2(a),BT3(b),BT4
II. Hoạt động dạy học 
Bài 1(a): Đặt tính rồi tính 
- HS làm gv theo dõi, sau đó chấm chữa. 
Bài 2(a): Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 6257 + 989 + 743 = 6257 +743 + 989 = 7000 + 989 =7989 
 5798 + 322 + 4678 = 5798 + 5000 = 10798
Vận dụng tính chất gì?
Bài 3 (b): GV cho hs làm sau đó chấm chữa. 
b) Cạnh DH vuông góc với AD; BC; IH 
Bài 4: Hai lần chiều rộng hình chữ nhật là: 16 - 4 = 12 (cm)
 Chiều rộng hình chữ nhật là: 12 : 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là: 6 + 4 = 10 (cm )
 Diện tích hình chữ nhật là: 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số : 60 (cm2)
* Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài ôn. Tổng kết giờ học 
-----------------------------------------------------------------
Địa lí
Thành phố Đà Lạt
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
 + Vị trí: nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,...
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ mát và du lịch.
 + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa.
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt (GV và HS sưu tầm).
 III. hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: 
 - HS chỉ vị trí của Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam- GV giới thệu bài. (2’)
1. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước ( 10’):
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bước 1: HS dựa vào hình 1 ở bài 5, tranh, ảnh, mục 1 SGK và kiến thức bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- Quan sát hình 1 và 2 (nhằm giúp HS có biểu tượng về hồ Xuân Hương và thác Cam Li) rồi chỉ vị trí các địa điểm đó trên hình 3.
- Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt.
Bước 2: Một số HS TLCH trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm lí do vì sao Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ.
2. Đà Lạt- thành phố du lịch và nghỉ mát (10’) 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết, vào hình 3 và mục 2 trong SGK, các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:
- Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
- Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc 
- HS trình bày tranh, ảnh về Đà Lạt do nhóm sưu tầm
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
3. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt (10’) 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm:
- Dựa vào vốn hiểu biết, vào hình 4, các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:
 + Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
 + Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
 + Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
 + Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc 
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
* Tổng kết bài:(3’)
- HS làm BT1 trong VBT. GV nhận xét chung tiết học
----------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
 Ôn tập giữa kì I (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
II. Đồ dùng dạy học 
- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng, dùng dấu gạch ngang đầu dòng để thấy cách viết ấy không hợp lý, xem phần trả lời câu hỏi ý d ở dưới (Bài nghe- viết )
III. Hoạt động dạy học 
HĐ1. Hướng dẫn hs nghe - viết 
- GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ 
- HS đọc thầm bài văn, GV nhắc các em những từ thường viết sai, cách trình bày, cách viết các lời thoại 
- GV đọc bài cho hs viết 
- Chấm một số bài, chữa lỗi 
HĐ2. Hs làm bài tập 
- HS làm bài tập 2
- Hướng dẫn hs lập bảng tổng kết quy tắc viết hoa tên riêng. 
- HS đọc yêu cầu bài, sau đó làm bài. 
- HS nêu kết quả bài làm.
- GV nhận xét kết luận:
Loại tên riêng 
 Quy tắc viết hoa 
 Ví dụ 
1.Tên người,
tên địa lí Việt Nam 
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng đầu tạo thành tên đó 
- Lê Văn Tám 
- Điện Biên Phủ 
2.Tên người,
tên địa lí nước ngoài 
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó .Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối .
- Những tên riêng được phiên âm theo Hán Việt viết như cách viết tên Việt Nam 
- Lu-i Pa –xtơ
- Xanh Pê-téc-bua 
- Bạch Cư Dị 
- Luân Đôn 
* Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại. 
 - Tổng kết giờ học.
--------------------------------------------------------------
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ nhất
(Năm 981)
I. mục tiêu: 
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
 + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
 + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hai, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiên chống Tống thắng lợi.
- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập của hs 
III. Hoạt động dạy học
HĐ1: Làm việc cả lớp 
- HS đọc sgk đoạn “năm 979,....sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
- Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
*ý kiến thứ hai đúng vì: Khi lên ngôi Đinh Toàn còn quá nhỏ, nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức thập đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quuân đội ) khi Lê Hoàn lên ngôi, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế ”
HĐ2: Thảo luận nhóm 
- HS Thảo luận nhóm dựa theo câu hỏi: 
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? 
- Quân Tống tiến vào nước ta theo những con đường nào?
- Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
- Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
*Đại diện các nhóm trình bày 
HĐ3: Làm việc cả lớp
- HS thảo luận: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
- Nền độc lập của nước ta được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. 
* Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài học. Tổng kết giờ học 
------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2011
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì I
I. Mục tiêu:
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc, viết so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
- Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 
- Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Giải bài toán Tìm số trung bình cộng,Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đề bài:
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Trung bình cộng của 30; 50 và 10 là:
 A. 30 B. 50 C. 60 D. 90
2. Giá trị của chữ số 4 trong số 54008 là:
 A. 40 B. 400 C. 4000 D. 40000
3. Số tròn chục lớn nhất có 5 chữ số là:
 A. 99990 B. 99900 C. 99000 D.90000
 4.Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 16 tấn 70 kg là:
 A. 1670 B. 16007 C. 16700 D.16070
5. Nếu a = 6315 và b = 6 thì a x b =?
 A. 37890 B. 37860 C. 36890 D. 35860
6. Trong hình bên có: Có .góc vuông.
 a.Có. góc nhọn.
b.Có .góc tù.
c.Có ..góc bẹt.
Phần 2: Làm các bài tập sau
1. Trong hình chữ nhật: 
a. Có mấy cặp cạnh vuông góc với nhau?
b. Có mấy cặp cạnh song song với nhau?
2. Một kho hàng ngày đầu nhận được 660 tấn hàng, ngày thứ hai nhận được1/3 số tấn hàng ngày đầu, ngày thứ 3 nhận được ít hơn ngày thứ hai 5 tấn. Hỏi trung bình mỗi 
ngày kho đó nhận được bao nhiêu tấn hàng?
3. Hiện nay bố hơn con 25 tuổi, 5 năm nữa tổng số tuổi của hai bố con là 53. Tính tuổi của con hiện nay?
III. Đáp án
Phần 1: (3,5 điểm) mỗi lần khoanh đúng được 0,5 điểm.
Phần 2: (6,5 điểm)
Bài 1: 1 điểm Bài 2: 3 điểm Bài 3: 2,5 điểm
--------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì I (tiết 3)
I. mục tiêu 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc (12 phiếu) và HTL(5 bài) trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4- T1(gồm cả văn bản thông thường)
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để hs điền vào chỗ trống 
III. Hoạt động dạy học 
* Giới thiệu bài 
HĐ1: Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 HS trong cả lớp )
- Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở tiết 1,3,5 dành để kiểm tra lấy điểm HTL
- Cách kiểm tra như sau: Từng hs lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài trong vòng 1-2 phút ) 
- HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. 
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, hs trả lời 
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT. HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại ở tiết sau. 
HĐ2. Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài 
- GV hỏi: Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? (Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa )
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng (Tuần 4; 5; 6)
- Học sinh đọc tên gv ghi lên bảng :
Tuần 4: Một người chính trực (trang 36)
Tuần5 : Những hạt thóc giống (trang 46)
Tuần 6: Nỗi nhọc dằn vặt của An - đ rây- ca, Chị em tôi (trang 59)
- HS đọc thầm các chuyện trên thảo luận nhóm 
- HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và đem ra kết luận. 
* Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn những em chưa thuộc bài hôm nay về học để tiết sau kiểm tra lại. 
- Tổng kết giờ học.
Tập làm văn
Ôn tập (Tiết 4)
 I. Mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) Thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ phiếu khổ to viết lời giải BT1,2; Một số phiếu kẻ bảng như BT1
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài:
- Từ đầu năm học tới nay, các em đã được học những chủ điểm nào?
- GV ghi lên bảng lớp tên các chủ điểm, giới thiệu nội dung mà các em được ôn tập trong tiết học.
* Hướng dẫn ôn tập:
Bài tập 1: Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm 
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm, thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập (đọc lại các bài MRVT trong các tiết LTVC ở mỗi chủ điểm. Sau đó tìm các từ ngữ thích hợp ghi vào các cột tương ứng)
- HS mở SGK xem lướt lại 5 bài MRVT (tiết LTVC) thuộc 3 chủ điểm trên.
- GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài là 10.
- Các nhóm làm bài trên phiếu. 
- Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
- Mỗi nhóm cử một HS lên bảng chấm chéo bài làm của nhóm bạn. Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp sửa sai, tính điểm thi đua.
Bài tập 2: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ trong mỗi chủ điểm nêu ở BT1, đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của BT.
- HS tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm, phát biểu. GV dán tờ phiếu đã liệt kê sẵn các thành ngữ, tục ngữ.
- Hai HS nhìn bảng đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- HS suy nghĩ, chọn một thành ngữ hoặc tục ngữ rồi đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng thành ngữ hoặc tục ngữ đó (chỉ yêu cầu HS khá, giỏi).
- HS tiếp nối nhau phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài tập 3: Lập bảng tổng kết về hai dấu câu đã học: 
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS viết câu trả lời vào vở bài tập. Một số HS làm trên phiếu.
- GV nhắc HS khi nói tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép cần viết ra ví dụ.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. HS đọc lại bài làm đúng.
* Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------------------------------------------
Buổi 2
Chính tả
Ôn tập (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học
III. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu- Sách TV4, tập1. 
- Bảng phụ viết sẵn lời giải BT2,3.
- Một số phiếu khổ to kẻ bảng BT2,3.
III. hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: GV nêu nội dung học tập
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và HTL: 
 - Kiểm tra những em còn lại: HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài, sau đó đọc bài theo chỉ định trong phiếu và TLCH của GV, GV cho điểm. 
HĐ2: Bài tập 2: Ghi lại tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc của các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
- Một HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi để nắm yêu cầu. 
- HS đọc thầm lại các bài thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”, ghi lại những điều cần nhớ vào bảng.
- HS làm việc theo nhóm 3 trên phiếu.
- Nghe hiệu lệnh của GV các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm bài (đến cột “Giọng đọc”, HS có thể đọc minh hoạ một đoạn của bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn lời giải để chốt lại, 2 HS đọc lại bảng kết quả.
HĐ3: Bài tập 3: Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu tên các bài tập đọc đó (Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát)
- GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn lời giải để chốt lại. Hai HS đọc lại bảng kết quả.
* Củng cố, dặn dò: 
- Các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” giúp các em hiểu điều gì? (HS phát biểu, GV chốt lại).
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có sáu chữ số; cách thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc đơn.
 - Vẽ được hình vuông có cạnh 4cm và tính chu vi, diện tích hình vuông đó
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
HĐ 1:Củng cố kiến thức
 - Gọi 1 HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông?
 - Nhắc lại thứ tự thực hiện biểu thức không có dấu ngoặc đơn?
 - HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ2. Thực hành
 - Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở thực hành trang /69
Bài 1:a,Vẽ hình vuông có cạnh 4cm
 - Gọi 1HS lên bảng vẽ – cả lớp vẽ vào vở thực hành 
 - Nhận xét yêu cầu hs nêu cách vẽ
b,Tính chu vi và diện tích hình vuông ở câu a
- Gọi HS nêu yêu cầu 
-1 hs lên bảng làm – HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét chữa bài
bài 2:Đặt tính rồi tính
 - HS tự làm bài rồi chữa bài.
 a. + 281705 b. 827081 
 336488 472215 
 618193 354866
Bài 3: Tính
 a. 672 + 405 + 595 = b. 760 – 50 X 4 = 
 = =
 - Gọi 1hs nêu cách thực hiện
 - HS tự làm bài rồi chữa bài.
*Hướng dẫn hs khá, giỏi làm các bài sau
Bài 1:Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất
Mục tiờu: Luyện hs tớnh toỏn nhanh
a)36 x 2 + 36 x 3 + 36 x 5
b)201 + 201 x2 +201 x3 + 201 x4
c)35 x 49 + 51 x 36
-Gọi hs đọc yờu cầu bài
?Trong dóy tớnh cú phộp nhõn và phộp cộng, ta thực hiện như thế nào?
-Gọi 3 hs lờn bảng làm, lớp làm vào vở nhỏp
-Nhận xột ghi điểm
Bài 3: Nõng cao
Chiều rộng của một cỏi sõn hỡnh chữ nhật bằng một cạnh của một thửa ruộng hỡnh vuụng cú diện tớch là 100m2. Chiều rộng của sõn bằng một phần ba chiều dài. Hỏi cỏi sõn đú cú diện tớch là bao nhiờu một vuụng?
-Làm thế nào để tỡm diện tớch hcn?
-Tỡm cạnh của thửa ruộng hỡnh vuụng. Vỡ 10x10=100, nờn thửa ruộng hỡnh vuụng cú S là100m2 thỡ cạnh của nú là 10m
Chiều dài của sõn là:10x3=30(m)
Diện tớch của sõn là: 30x10= 300(m2)
-Yờu cầu 1 hs làm bài trờn bảng, lớp làm vào vở toỏn.
 - Vài em trình bày bài làm của mình, cả lớp cùng GV theo dõi, nhận xét.
 3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Hoạt động tập thể
Dạy an toàn giao thông
-----------------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2011
Thi định kì giữa học kì I
 -------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011
Thi định kì giữa học kì I
 -------------------------------------------------------------
Tuần 10b
(Dạy bài thứ 5 tuần 10 a)
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2011
Toán
Nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích có không quá 6 chữ số).
II. hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
- Hai HS lên bảng thực hiện các phép tính sau (các HS khác làm vào vở nháp): 
 4163 x 4 25702 x 5 13065 x 4
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:	
1. Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ):
- GV viết bảng phép nhân: 241324 x 2 = ?
- GV nêu: Các em đã biết nhân một số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân một số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- GV gọi một HS lên bảng đặt tính và tính, các HS khác đặt tính và làm tính vào vở nháp.
- GV chữa bài- yêu cầu HS nêu cách tính.
- Yêu cầu HS so sánh kết quả của mỗi lần nhân với 10, từ đó kết luận: Phép nhân không có nhớ.
2. Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (có nhớ):
- GV viết bảng phép nhân: 136204 x 4 = ?
- GV gọi một HS giỏi lên bảng đặt tính và tính, các HS khác đặt tính và làm tính vào vở nháp. Cho HS đối chiếu bài làm của mình với bài của bạn trên bảng. GV nhận xét, kết luận bài làm đúng, nói cách làm như SGK.
(kết quả: 136204 x 4 = 544816)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm. 
- GV : Trong phép nhân có nhớ, cần thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
2. Thực hành:
Bài 1: Tính.
- HS tự làm bài. Hai HS làm trên bảng lớp. GV cùng cả lớp kiểm tra, nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 3 (a): Vẽ hình
- HS vẽ hình theo yêu cầu. GV kiểm tra HS làm, giúp đỡ HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
- 4 phiếu khổ to viết nội dung BT2; Hai phiếu viết nội dung BT3, BT4
III. hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
Những tiết LTVC đã học trong thời gian qua đã giúp các em biết cấu tạo của tiếng, hiểu thế nào là từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ. Bài học hôm nay giúp các em làm một số bài tập để ôn lại các kiến thức đó.
1. Bài tập 1, 2: 
- Một HS đọc đoạn vă

File đính kèm:

  • docTuan 10.doc