Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013

doc16 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Thứ 5 ngày 6 tháng 9 năm 2012.
Tập đọc:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
 Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài mới: Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc học kì I lớp 4.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em có biết nhân vật trong bức tranh này là ai không, ở tác phẩm nào?
HS: Tranh vẽ Dế Mèn và chị Nhà Trò, trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.
HĐ1: Luyện đọc.
 - HS mở SGK trang 4-5 sau đó 3 em tiếp nối nhau đọc bài( 3 lượt).
 - 2 HS khá đọc toàn bài.
 - 1 em đọc phần chú giải, HS theo dõi trong SGK.
 - GV giải nghĩa thêm một số từ ngữ.
Ngắn chùn chùn: Ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi.
Thui thủi: Cô đơn, một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn.
 - GV đọc mẫu lần 1.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
 - Truyện có những nhân vật chính nào? 
 - Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai? Vì sao?
 - 1 em đọc đoạn I- cả lớp theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
 - Đoạn 1 ý nói gì?
 - 1 em đọc đoạn 2- cả lớp theo dõi SGK+ hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
 - Đoạn 2 ý nói gì?
 - 1 em đọc đoạn 3 + hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
 - Đoạn 3 ý nói gì?
 - 1 em đọc đoạn 4 + hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
 - Đoạn 4 ý nói gì?
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 4 em đọc tiếp nối nhau 4 đoạn của bài + HS nhận xét.
 - Hướng dẫn đọc đoạn 3: GV đọc diễn cảm đoạn văn.	
 - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
 - GV nhận xét giờ học, về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán:
Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu:
 - Đọc, viết được các số đến 100 000.
 - Biết phân tích cấu tạo số.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra:
 - Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? (100000)
 - Trong giờ học này các em cùng ôn tập về các số đến 100 000.
2. Bài mới:
a) Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
* GV viết số: 83251, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
* Tương tự như trên với số: 83001; 80201; 80 001.
* GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
* GV cho vài em nêu: các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
* Thực hành:
Bài 1: GV cho HS, nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này, cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào? (20 000) và sau đó nữa là số nào?...
b) HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp ; GV theo dõi và giúp một số em còn yếu.
 - GV cho HS nêu quy luật viết và thống nhất kết quả.
 - Bài 2: GV cho HS tự phân tích mẫu sau đó tự làm bài rồi chữa.
 - Bài 3: a)Viết được 2 số; b) dòng 1.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chính tả (Nghe-viết):
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
I. Mục Tiêu:
 - Nghe, viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá năm lỗi trong bài.
 - Làm đúng BT tập chính tả phương ngữ; BT (2) a hoặc b; hoặc BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Kiểm tra: GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn nghe- viết:
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK1 lượt. HS theo dõi trong SGK.
 - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai.
 - GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau đó chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li. Chú ý ngồi viết đúng tư thế.
 -HS gấp SGK, GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết
 - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát lại bài.
 - GV chấm chữa 7- 10 bài. Trong khi đó HS tự đổi vở cho nhau hoặc đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai sang bên lề trang vở.
 - GV nêu nhận xét chung.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2, 3: Lựa chọn.
 - GV chọn bài cho lớp làm ->HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Mỗi em tự làm bài vào vở bài tập.
 - 3 em làm ở bảng phụ sau đó trình bày bài làm của mình để lớp nhận xét.
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà luyện viết cho đúng hơn.
––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Thứ 6 ngày 7 tháng 9 năm 2012.
Toán:
Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép cộng, trừ các số đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với số có một chữ số.
 - Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
HĐ1: Luyện tính nhẩm.
 - Tổ chức trò chơi “ Tính nhẩm truyền”
 - GV đọc một phép tính. Ví dụ: 7000-3000, chỉ một em đọc kết quả. GV đọc tiếp phép tính 4000x 2, HS bên cạnh trả lời.GV đọc tiếp 8000+700, HS bên cạnh trả lời.
 HĐ2. Thực hành: GV cho HS làm các bài tập.
Bài 1 (cột 1): GV cho HS tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở.
Bài 2a: GV cho HS tự làm từng bài( Đặt tính rồi tính).
 - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3 (dòng 1, 2): GV cho 1 HS nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890.
Bài 4b: HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học:
Con người cần gì để sống?
I. Mục tiêu:
 Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
II. Đồ dùng dạy, học: Phiếu học tập theo nhóm, bộ phiếu trò chơi theo nhóm.
III. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Động não.
HS thảo luận theo nhóm 4- ghi trả lời vào giấy.
 - Con người cần những gì để duy trì sự sống? ( Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi
 - Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim,...
 Con người cần có tình cảm với những người xung quanh)
 - HS trình bày ý kiến- GV ghi bảng và tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS đã được ghi bảng.
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK.
 - GV phát phiếu và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
 - Đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp.
 - Thảo luận: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
HĐ3: Trò chơi: “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác”.
 - Giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
 - Chia lớp thành 8 nhóm. HS vẽ hoặc cắt: Nước, thức ăn, quần áo, đèn pin, giấy
3. Củng cố, dặn dò:
 - Con người cần gì để sống? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó?( Bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, các phương tiện giao thông và công trình công cộng, tiết kiệm nước, biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.)
Tìm hiểu hằng ngày chúng ta lấy những gì và thải ra những gì?
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện từ và câu:
Cấu tạo của tiếng.
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nắm được cấu tạo 3 phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) - ND ghi nhớ.
 - Điền được các bộ phận của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu (mục III).
 HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT 2 (mục III).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình.
 - Bộ chữ cái ghép tiếng.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: GV nói tác dụng của tiết luyện từ và câu.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
2. Nhận xét: 
 - Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
 - Đánh vần tiếng bầu, ghi lại cách đánh vần đó.
 - Phân tích cấu tạo của tiếng bầu.
 - Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét.
 - Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
 - Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? 
 - Tiếng nào không đủ các bộ phận như tiếng bầu?
GV: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt.
3. Phần ghi nhớ:
 - HS đọc thầm phần ghi nhớ.
 - GV chỉ bảng phụ đã viết sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và giải thích sau đó cho3- >4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4. Phần luyện tập:
Bài 1: HS đọc thầm yêu cầu của bài. HS làm bài vào vở bài tập sau đó đại diện các bàn lên chữa.
Bài 2:HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng.
 - HS làm bài tập vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Lịch sử và Địa lí:
Môn Lịch sử và Địa lí.
I. Mục tiêu:
 - Biết phân môn lịch sử và địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
 - Biết phân môn lịch sử và địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy, học:
 - Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam, bản đồ Hành chính Việt Nam.
 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ1: Làm việc cả lớp.
 - GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
 - HS trình bày lại và xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, huyện mà em đang sinh sống.
HĐ2: làm việc nhóm.
 - GV phát cho mỗi nhóm tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
 - Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp.
 - GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
 - Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
HĐ4: Làm việc cả lớp.
 - GV hướng dẫn HS cách học.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem trước bài: Làm quen với bản đồ.
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012.
Toán:
Ôn tập các số đến 100 000( Tiếp theo).
I. Mục tiêu:
 - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với số có một chữ số.
 - Tính được giá trị của biểu thức.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
HĐ1: Luyện tập.
Bài 1: HS tính nhẩm (nêu kết quả và thống nhất cả lớp).
Bài 2b: HS tự tính, sau đó chữa bài.
 - Cả lớp thống nhất cách tính và kết quả tính giá trị của từng biểu thức.
Bài 3 (a,b): HS tự tính giá trị của biểu thức. Cả lớp thống nhất kết quả (chú ý đến thứ tự thực hiện phép tính. 
HĐ2: Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức:
Trung thực trong học tập.
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được: trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 - Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - SGK, các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ1: Xử lí tình huống.
 - HS xem tranh trong SGK, đọc nội dung tình huống.
 - HS liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
 - GV tóm tắt: Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
 Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
 Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau.
 - Nếu em là bạn Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào, vì sao?
 - Các nhóm thảo luận, đại diện từng nhóm trình bày, GV kết luận.
HĐ2: Làm việc cá nhân (Bài 1,SGK).
 - GV nêu yêu cầu bài tập, HS làm việc cá nhân, HS trình bày ý kiến trao đổi, GV kết luận.
HĐ3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2, SGK).
 - GV nêu từng ý trong bài tập, HS giơ thẻ.GV kết luận.
 - Vài em đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ4: Hoạt động tiếp nối.
 - Sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về tấm gương trung thực trong học tập.
 - Tự liên hệ( Bài tập 6).
 - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học (Bài tập 5 SGK).
HĐ5: Liên hệ bản thân.
 - GV chốt lại nội dung bài học.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài hôm sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc:
Mẹ ốm.
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với dọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk. Vật thực:Một cơi trầu
 - Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 2 em tiếp nối nhau đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu + trả lời câu hỏi.
2. Bài mới :
*Giới thiệu bài.
HĐ1:Luyện đọc :
 - HS tiếp nối nhau đọc 7 khổ thơ: Đọc 2-3 lượt.
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em.
 - Sau lượt đọc đầu tiên, GV giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài.
 - HS đọc phần chú thích, giải nghĩa các từ đó.
 - HS luyện đọc theo cặp- 1 em đọc cả bài- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài: HS đọc thầm, đọc lướt.
 - HS đọc thành tiếng, đọc thầm 2 khổ thơ đầu+hỏi: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói gì? 
 Lá trầu khô giữa cơi trầu
 ..Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
 - HS đọc khổ thơ 3+ hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câuthơ nào?
 - HS đọc thầm bài thơ+ hỏi: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
 - 3 em đọc tiếp nối bài thơ.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ tiêu biểu.
 - HS nhẩm HTL bài thơ. GV tổ chức cho HS đọc thuộc từng khổ.
3. Củng cố, dặn dò: Nêu ý nghĩa bài thơ, nhận xét giờ học, về nhà HTL bài thơ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Kể chuyện:
 Sự tích hồ Ba Bể.
I. Mục tiêu:
 - Nghe, kể lại được đúng từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể” (do GV kể).
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh, ảnh về hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy- học:
* Giới thiệu bài: 
 - HS xem tranh, ảnh về hồ Ba Bể hiện nay và giới thiệu.
HĐ1: GV kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể( 2 lần).
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
 - GV nhắc HS trước khi các em kể chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm 4.
 - Mỗi em kể 1 tranh- 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
 - Vài tốp thi kể chuyện từng đoạn, vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
 - Mỗi nhóm trả lời ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà kể lại câu chuyện này.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2012.
Tập làm văn:
Thế nào là kể chuyện?.
I. Mục Tiêu:
 - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND ghi nhớ). 
 - Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một số điều có ý nghĩa (mục III).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - 1 số tờ phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1( phần nhận xét).
 - Bảng phụ ghi sẵn các sự viếc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
III. Các hoạt động dạy- học:
a) Kiểm tra: GV nêu yêu cầu và cách học TLV để củng cố nền nếp học tập cho HS.
b) Bài mới:
* Giới thiệu bài:
HĐ1: Phần nhận xét: 
 - 1em đọc nội dung BT1, 1 em khá kể chuyện, HS khác làm theo nhóm,
 BT1: a) Các nhân vật: bà cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội.
 b) Các sự việc xẩy ra và kết quả:
 - Bà cụ ăn xin trong ngày hội cúng phật nhưng không ai cho.
 - Hai mẹ con bà nông dân cho bà cụ xin ăn và ngủ trong nhà.
 - Đêm khuya, bà già hiện hình một con giao long lớn.
 - Sáng sớm, bà già cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.
 - Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người.
c) ý nghĩa của truyện: Ca ngợi những người có tấm lòng nhân ái.Truyện còn giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.
 BT2: - 1 em đọc toàn văn yêu cầu của bài hồ Ba Bể.
 - Cả lớp đọc thầm+ hỏi:
 - Bài văn có nhân vật không?
 - Bà văn có kể các sự việc xẩy ra đối vơi nhân vật không?
 - So sánh bài hồ Ba Bể với bài sự tích hồ Ba Bể.
BT3: Theo em, thế nào là kể chuyện?
HĐ2: Phần ghi nhớ:
 - vài em đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm.
 - GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ: Chim sơn ca và bông cúc trắng, ông mạnh thắng thần gió( Lớp 2).
Người mẹ, đôi bạn( Lớp 3), Dế Mèn bênh vực kẻ yếu( Lớp 4).
HĐ3: Phần luyện tập:
BT1: 1 em đọc yêu cầu của bài, GV nhắc HS trước khi làm.
 - Từng cặp HS tập kể.
 - Một số HS thi kể trước lớp, cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
BT2: HS đọc yêu cầu, tiếp nối nhau phát biểu.
3. Củng cố, dặn dò: Về nhà đọc thuộc nội dung ghi nhớ, viết lại vào vở BT1.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán:
Biểu thức có chứa một chữ.
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
 - Biết tính giá trị của biểu thức chứa 1 chữ khi thay đổi chữ bằng số.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng từ, tranh phóng to phần ví dụ của SGK, các tấm có ghi chữ số, dấu +,- để gắn lên bảng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ.
 + Biểu thức có chứa một chữ:
 - GV nêu ví dụ (trình bày ví dụ trên bảng)
 - GV đặt vấn đề, đưa ra tình huống nêu trong ví dụ, đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức 3+a.
 + Giá trị của biểu thức có chứa một chữ:
 - GV nêu yêu cầu HS tính: Nếu a=3 thì 3+a=+=
 - HS trả lời, GV nêu: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a ( HS nhắc lại).
 - Tương tự với a=2, a=3.
 - Sau đó nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+a.
HĐ2:Thực hành:
Bài 1: GV cho HS làm chung phần a) thống nhất cách làm và kết quả, sau đó HS tự làm các phần còn lại. Cuối cùng cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 2a: GV cho HS thống nhất cách làm.
 - Từng HS làm, GV theo dõi và giúp HS yếu. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3b: b) HS tự làm.
HĐ3: Chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí:
Làm quen với bản đồ.
I. Mục tiêu:
 - Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
 - Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
 HS khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học: Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bản đồ:
*HĐ1: Làm việc cả lớp.
 - GV treo các loại bản đồ trên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt nam)
 - HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng, HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
 - HS trả lời : Bản đồ là gì? Gv kết luận.
HĐ2: Làm việc cá nhân.
 - HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn trên từng hình.
 - Đọc SGK+ hỏi: Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
 - Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
2. Một số yếu tố của bản đồ:
HĐ3: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận:
 - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào?
 - Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam(hình 3).
 - Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 và cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m trên thực tế?
 - Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
 - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung- >GV kết luận.
HĐ3: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ.
 - Làm việc cá nhân.
 - Làm việc theo từng cặp.
3. Củng cố, dặn dò: Bản đồ được dùng để làm gì?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện từ và câu:
Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
I. Mục tiêu:
 - Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học (âm đầu, vần, thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
 - Nhân biết được các tiếng vần giống nhau ở BT2, BT3.
 HS khá, giỏi nhận biết được các cặp tiến bắt vần với nhau trong thơ (BT4); giải được câu đố ở BT5.
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần, bộ xếp chữ.
III. Các hoạt đông dạy- học:
1. Kiểm tra: 2 em làm ở bảng lớp, cả lớp ghi két quả vào nháp.
 - Phân tích ba bộ phận của tiếng trong câu: Lá lành đùm lá rách.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
BT1: 1 em đọc nội dung bài, HS làm việc theo cặp- phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ.
BT2: 1 em đọc yêu cầu+ hỏi: Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
 - Trong câu tục ngữ hai tiếng nào bắt vần với nhau?
BT3: 1 em đọc yêu cầu, HS tự làm.
BT4: Qua hai BT trên em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
BT5: Vài em đọc yêu cầu của bài và câu đố- GV gợi ý- thi giải nhanh, giải đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
 - Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Cho ví dụ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2012.
Tập làm văn:
Nhân vật trong truyện.
I. Mục tiêu:
 - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (ND ghi nhớ ).
 - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III).
 - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III).
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng BT1.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: Thế nào là bài văn kể chuyện?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 - Nhận xét: 1 em đọc nhận xét.
 - Những chuyện em đã học trong giờ tập đọc và giờ kể chuyện?
 - HS trả lời, GV ghi bảng tên 2 chuyện.
Bài tập: Nhóm 4.
 - Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, GV lưu ý: Mẹ con bà nông dân, Dế Mèn là những nhân vật chính vì họ xuất hiện từ đầu đến cuối truyện, thể hiện rõ ý nghĩa của truyện.
 - 1 em đọc tiếp mục 2 và nêu ý kiến của mình trước lớp.
 - Hướng dẫn phần ghi nhớ.
 - 1 em đọc ghi nhớ- đọc thầm-2 em đọc thuộc tại lớp.
*Luyện tập:
BT1: 1 em đọc yêu cầu, HS thảo luận theo nhóm 4.
BT2: HS thảo luận theo nhóm đôi, GV gắn bìa chữ theo hai hướng lên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Trong tiết học hôm nay, chúng ta tìm hiểu về nội dung gì?
 - Chúng ta cần ghi nhớ 2 điểm cơ bản nào?
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
 - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
HĐ1: Thực hành.
Bài1: GV cho HS đọc và nêu cách làm phần a.
 - HS làm các bài phần b, c, d, vài em nêu kết quả.
Bài 2 (2 câu): HS tự làm sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp.
HĐ2: Chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học:
Trao đổi chất ở người.
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-nic, phân và nước tiểu.
 - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học: Hình trang 6,7 SGK.
III. Các hoạt đông dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra:
 - Giống như thực vật, động vật con người cần những gì để duy trì sự sống? Và hơn hẳn chúng, con người cần những gì?
 - Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
HĐ1:Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người .
* GV hướng dẫn hs quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
Trong quá trình sống cảc mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
( Lấy vào thức ăn, nước uống, khí ô- xi. Thải ra:khí cácbônic, phân, nước tiểu).
GV kết luận.
* Đọc mục “Bạn cần biết”+ hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì?
HĐ2: Thực hành viết sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Làm việc cá nhân ->HS lên bảng viết sơ đồ.
3. Củng cố- dặn dò: Thế nào là quá trình trao đổi chất?
 - Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì?
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
 - Đánh giá hoạt động trong tuần qua về những u, khuyết điểm của HS để từ đó có
 hướng khắc phục trong thời gian tới.
 - Kiểm ta nội quy học tập và đề ra một số quy định của lớp. Bầu ban cán sự lớp.
 - Kế hoạch tuần 2.
II.Các bước tiến hành
	1.HS nhắc lại nội quy HS và GV đề ra mộ

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc.doc