Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Lê Thị Hoa

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Lê Thị Hoa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Củng cố về:Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đềximet. Quan hệ giữa dm và cm. 
Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Giảm tải cột 3 bài 3
II.Chuẩn bị:
Thước thẳng có vạch chia dm, cm
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con, Gv nhận xét, cho điểm
5 dm + 2 dm ,7dm- 3dm , 8 dm - 3 dm, 5 dm +4 dm	
HS đọc: 2 dm, 3dm, 30 cm. 50cm bằng bao nhiêu dm ?
Giới thiệu bài : “Luyện tập”
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Củng cố về:Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đềximet. Quan hệ giữa dm và cm. 
Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Cách tiến hành:
* Củng cố về:Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đềximet. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 1: 
a.1 HS đọc yêu cầu của đề bài, HS làm phần a vào vở.( 10 cm = 1 dm, 1dm = 10 cm )
b.HS tìm trên thước vạch chỉ 1 dm. Vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con.
c.HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB , vẽ vào vở.
Bài 2: Dùng phấn đánh dấu vạch chỉ 2 dm. GV: 2 dm bằng mấy cm? 2 dm = 20 cm
* Quan hệ giữa dm và cm. 
Bài 3: HS làm bảng con. GV nhận xét. Giảm tải cột 3
* Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm, dm.
Bài 4:
HS quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng . HS làm bài vào vở. Gv nhận xét. 
Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
PHẦN THƯỞNG ( Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ..
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới :bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng
Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
Ý nghĩa: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc bài tự thuật - Trả lời câu hỏi về nội dung bài-GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ làm quen với một bạn gái tên là Na. Na học chưa giỏi nhưng cuối năm lại được một phần thưởng đặc biệt. Đó là phần thưởng gì ? Truyện đọc này muốn nói với các em điều gì ? Chúng ta hãy cùng đọc truyện.
Hoạt động 2:Luyện đọc 
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: bí mật, sáng kiến, lăng lẽ
 Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Hiểu nghĩa cáctừ ngữ mới:bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng.
Cách tiến hành:
* GV đọc mẫu
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu
HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
GV sửa lỗi phát âm cho HS :lặng lẽ, bí mật, sáng kiến, Na.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
Hướng dẫn HS đọc: Một buổi sáng, / vào giờ ra chơi, / các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí mật lắm.
GV giải nghĩa từ: lặng lẽ, bí mật ,sáng kiến, tấm lòng
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
PHẦN THƯỞNG ( Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ..
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới :bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng
Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
Ý nghĩa: đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
Hoạt động 1:Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của câu chuyện, nắm dược diễn biến của câu chuyện,đặc điểm của nhân vật Na.
Cách tiến hành:
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Câu 1: 
Cậu chuyện này nói về ai ? Bạn ấy có đức tình gì ?
Hãy kể những việc làm tốt của Na.
GV: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẽ những gì mình có.
Câu 2 : Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
Câu 3: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
GV: Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt. Trong trường, phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi, thưởng cho HS có đạo đức tốt, thưởng cho HS tích cực tham gia phong trào.
Câu 4:Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
Mục tiêu :HS luyện đọc lại bài
Cách tiến hành:
HS thi đọc lại bài.
Cả lớp, GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
Em học điều gì ở bạn Na? ( Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người )
Việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì? ( Biểu dương người tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. )
Nhận xét tiết học . Đọc bài ở nhà. 
Xem trước tiết kể chuyện Phần thưởng, bằng cách quan sát các tranh trong sách.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức
HỌC TẬP , SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (tiết 2)
I.Mục tiêu:
HS hiểu các biểu hiện cụ thể về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý và thực hiện đúng.
Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II.Chuẩn bị:
Vở bài tập đạo đức lớp 2, phiếu thảo luận.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Thảo luận lớp.
Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS được bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành:
GV quy định cách giơ tay bày tỏ ý kiến.
Lần lượt đọc từng ý kiến trong vở bài tập đạo đức. ( VBT trang 3)
HS bày tỏ thái độ sau mỗi ý kiến. HS giải thích lí do.
GV kết luận sau mỗi ý kiến
Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân.
Hoạt động 2: Hành động cần làm.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết thêm lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành:
1. Chia lớp thành 4 nhóm.(Gv phát phiếu thảo luận)
2. HS tự so sánh để loại trừ kết qua ghi giống nhau.
3. HS nhóm 1 ghép với nhóm 3, nhóm 2 với nhóm 4
4. Các nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
5. Kết luận:Việc học tập giúp chúng ta học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn. Vì vậy việc học tập và sinh hoạt đúng giờ là hết sức cần thiết.
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Gv giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý và tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu.
Cách tiến hành:
HS thảo luận theo nhóm về thời gian biểu của mình.
Các nhóm làm việc.
Một số HS trình bày thời gian biểu trước lớp.
Hướng dẫn HS theo dõi việc thực hiện thời gian biểu trong 1 tuần.
GV kết luận:Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em.Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ.
Kết luận chung: Cần học tập và sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và học hành mau tiến bộ
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ngày tháng năm 200 
Toán
SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU 
I.Mục tiêu:
Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả trong phép trừ.
Củng cố khắc sâu về phép trừ không nhớ các số có hai chữ số.
Củng cố kiến thức giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
II.Chuẩn bị:
Các thẻ ghi Số bị trừ, Số trừ, Hiệu, Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 1dm = cm, 10 cm = dm, 30 cm = dm, 5 dm = cm
2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con, Gv nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài : “Số bị trừ - số trừ - Hiệu”
Hoạt động 2: Giới thiệu số bị trừ, số trừ, hiệu.
Mục tiêu: Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả trong phép trừ.
Cách tiến hành:
GV viết bảng : 59-35 = 24. HS đọc phép tính trên
GV nêu : trong phép tính trên 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
59 - 35 = 24
á	á	 á	
 Số bị trừ Số trừ	Hiệu
HS nhắc lại. GV giới thiệu tương tự với phép tính cột dọc.
59 trừ 35 bằng bao nhiêu? 24 gọi là gì ? Vậy :59-35 cũng gọi là hiệu.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Củng cố khắc sâu về phép trừ lhông nhớ các số có hai chữ số.Củng cố kiến thức giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
Cách tiến hành:
 Bài 1: HS làm bài vào sách bằng bút chì. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 Bài 2: 
HS thực hiện trên bảng con. GV nhận xét.
 79 38 67 55
 -25 - 12 - 33 - 22
 54 26 34 33
Bài 3: 
-1 HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt. HS làm vào vở .1 HS làm bảng phụ GV nhận xét.
Bài giải
Đoạn dây còn lại dài là:
8 – 3 = 5 ( dm )
Đáp số: 5 dm
Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. làm bài trong vở bài tập toán.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
PHẦN THƯỞNG
I.Mục đích yêu cầu:
1. Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài. Viết đúng một số tiếng có âm đầu s/x hoặc ăn /ăng 
2. Học bảng chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư,v, x, y.
3. Học thuộc bảng chữ cái (29 chữ)
II.Chuẩn bị:
 Bảng phụ 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
2 HS viết bảng lớp, cả lóp viết bảng con: lo lắng, nhẫn nại, nàng tiên, làng xóm.
2 HS đọc thuộc lòng, viết đúng thứ tự 19 chữ cái đã học.Gv nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
Mục tiêu:Chép lại chính xác đoạn trích trong bài phần thưởng.
 Cách tiến hành:
a.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
GV đọc đoạn chép trên bảng, 2 HS đọc lại.
Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Đoạn chép này có mấy câu? ( 2 câu )
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? ( Dấu chấm )
+ Chữ nào trong bài được viết hoa? ( Cuối, Đây, Na )
+ GV phân tích các tiếng khó, cho HS đọc lại.
Học sinh viết bảng con: Na, đề nghị, đặc biệt, giúp đỡ.
b.Học sinh chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài
Hoạt động 2: Làm bài tập
Mục tiêu: : Viết đúng một số tiếng có âm đầu s/x hoặc ăn /ăng ,học bảng chữ cái: p, q, r, s, t, u ,ư ,v, x, y. Học thuộc bảng chữ cái (29 chữ)
Cách tiến hành:
Bài 2: Điền vào chỗ trống s /x?
Giáo viên nêu yêu cầu học sinh làm mẫu.
1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở bài 2a.
Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
Cả lớp, GV nhận xét nhận xét.
Bài 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu.
1 HS đọc yêu cầu ,1 HS làm mẫu
2, 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở bài tập(p, q, r, s, t,u, ư,v,x,y.)
Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. Học thuộc bảng chữ cái.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên xã hội
BỘ XƯƠNG
I.Mục đích, yêu cầu;
Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II. Chuẩn bị:
Tranh vẽ bộ xương, phiếu rời ghi tên các xương, khớp xương.
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí của xương trong cơ thể mà em biết.
Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
Mục tiêu:Nhận biết và nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Quan sát hình 1vẽ bộ xương, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp. GV treo tranh vẽ bộ xương lên bảng. 2 HS lên bảng
+ HS1: Chỉ tranh vẽ nói tên xương, khớp xương.
+ HS2: Gắn các phiếu rời ghi tên xương, khớp xương.
GV cho cả lớp thảo luận:
+ Theo em hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
+ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống và các khớp xương?
GV kết luận: Bộ xương của cơ thể gồm rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi.Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
Hoạt động 2:Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
Cách tiến hành:
Bước 1:Hoạt động theo cặp.
+ HS quan sát hình 2, 3 trang 7 đọc và trả lời câu hỏi dưới mỗi hình với bạn
+ GV giúp đỡ kiểm tra.
Bước 2 :Hoạt động cả lớp: GV cùng HS thảo luận
+Tại sao hàng ngày chúng ta phải đi đứng ngồi đúng tư thế?
+Tại sao các em không nên mang, xách các vật nặng? 
+Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt 
Gv kết luận: Chúng ta đang ở tuổi lớn, xương còn mềm, nếu ngồi học không ngay ngắn, ngồi học ở bàn ghế không phù hợp với khổ người, nếu phải mang, xách các vật nặng, xách không đúng cách.sẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống.
- Muốn xương phát triển tốt chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai
Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Làm Vở bài tập
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
PHẦN THƯỞNG.
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn luyện kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1:.Kiểm tra bài cũ
3 HS tiếp nối nhau kể chuyện: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.”
GV, cả lớp nhận xét
Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
Mục tiêu: HS kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.. Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung. Nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
1.1.Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
HS đọc yêu cầu của bài.
Kể chuyện trong nhóm.
+ HS quan sát từng tranh minh hoạ trong SGK, đọc thầm gợi ý dưới mỗi đoạn.
+ HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. Hết một lượt lại quay lại từ đầu nhưng thay đổi người kể.
Kể chuyện trước lớp. GV nhận xét.
+Các nhóm cử đại diện thi kề chuyện trước lớp.
+Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp, GV nhận xét về các mặt: nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
Khi kể chuyện trong nhóm hoặc trước lớp, nếu HS lúng túng GV nêu câu hỏi để gợi ý HS.
+ Đoạn 1: Na là một cô bé thế nào ? Trong tranh này Na đang làm gì ? kể việc làm tốt của Na đối với Lan, Minh và các bạn khác.
1.2.Kể toàn bộ câu chuyên.
Mỗi HS kể một đoạn, HS khác kể nối tiếp
Lớp,GV nhận xét:nội dung, thể hiện, cách diễn đạt.
Củng cố, dặn dò:
Tập kể chuyện ở nhà. Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
DÀN HÀNG NGANG. DỒN HÀNG - TRÒ CHƠI “QUA ĐƯỜNG LỘI”
I.Mục tiêu:
Yêu cầu thực hiện một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1, thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh trật tự.
Ôn cách chào, báo cáo –Thực hiện nhanh, trật tự.
Ôn trò chơi “Qua đường lội”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi.
II.Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh, an toàn, còi
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Ôn tập chào, báo cáo
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên
- Đi thành vòng tròn và hít thở sâu
- Trò chơi tự chọn
2.Phần cơ bản :
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng ,điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, giậm chân tại chỗ- đứng lại.
- Dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Trò chơi “Qua đường lội”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, kết hợp chỉ dẫn trên sân, sau đó cho HS chơi theo độ hình nước chảy. Tiếp theo chia tổ và địa điểm để từng tổ điều khiển tập luyện. Trước khi kết thúc tổ chức cho HS thi.
3.Phần kết thúc: 
- Trò chơi “Có chúng em”
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- Vỗ tay, hát
- Ôn cách chào khi kết thúc giờ học.
8’
3’
2’
2’
1’
20’
7’
1 – 2 lần
4’ 
2 – 3 lần
9’
7’
2’
2’
2’
1’
1 – 2 lần
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ngày tháng năm 200 
Âm nhạc
THẬT LÀ HAY
I.Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu và lời ca.
Hát đều, êm ái, nhẹ nhàng.
Biết bài hát, biết về nhạc sĩ Hoàng Lân.
II.Chuẩn bị:
Tập hát của lớp 1,thanh phách, băng nhạc, máy nghe.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Dạy bài hát “Thật là hay”
Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đều, êm ái, nhẹ nhàng. Biết về nhạc sĩ Hoàng Lân.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu bài: “Thật là hay”
 Nhiều loài chim có giọng hót rất hay. Chúng thường thi nhau hót ríu rít. Tiếng hót hoà quyện với nhau nghe thật vui tai. Bài hát của ngạc sĩ Hoàng Lân sẽ kể về điều đó.
b) Dạy hát
GV cho Hs nghe nhạc. Hướng dẫn HS đọc lời ca. Chú ý những chỗ ngắt.
Nghe véo von / trong vòm cây / hoạ mi với chim oanh.
Hai chú chim / cao giọng hót / hót líu lo vang lừng
Vui rất vui / bay từ xa / xhim khuyên tới hót theo.
Lí lí li / lí lì li/ thật là hay hay hay.
Dạy hát từng câu (theo lối móc xích)
Hát cả bài
Chia hai dãy hát. Hát lại bài hát.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca.
Mục tiêu: Hát kết hợp vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca. 
Cách tiến hành:
Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với chim oanh.
x x x x x x xx
Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với chim oanh.
x x x x x x x x x x x
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tập hát ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục đích yêu cầu:
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ :sắc xuân, rực rỡ, bận rộn
Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. 
Hiểu nghĩa và biết đặt câu với các từ ngữ mới: rực rỡ, tưng bừng.
Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật.
Ý nghĩa: mọi vật, mọi người đều làm việc mang lại niềm vui.
II.Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ, Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
3 HS đọc bài “Phần thưởng”-Trả lời câu hỏi về nội dung bài-GV nhận xét.
Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ
Hoạt động 2:Luyện đọc 
Mục tiêu :Đọc trơn toàn bài -Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, hiểu nghĩa từ ngữ mới
Cách tiến hành:
* GV đọc mẫu
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu
HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
GV sửa lỗi phát âm cho HS :sắc xuân, rực rỡ, bận rộn, nhặt rau, quét nhà
b) Đọc từng đoạn trước lớp
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
 + Đoạn 1: Từ đầu.tưng bừng. 
 + Đoạn 2: còn lại
Hường dẫn Hs đọc: Quanh ta, /mọi vật, /mọi người, /đều làm việc. //
GV giải nghĩa từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Biết được lợi ích công việc của mỗi người, vật, con vật, ý nghĩa của bài. 
Cách tiến hành:
Câu 1: Các vật và con vật xung quanh ta làm gì ?
Câu 2 : Bé làm những việc gì?
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ:rực rỡ, tưng bừng?-Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
Mục tiêu : rèn kĩ năng đọc cho hs
Cách tiến hành:
HS thi đọc lại bài.-Cả lớp, GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy	
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
Tên gọi thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
Thực hiện phép trừ không nhớ các số có hai chữ số.
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ .
Làm quen với toán trắc nghiệm. 
 II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
76-21, 47-26, 88-43, 99-56. 
2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con, Gv nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài : “Luyện tập”
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Tên gọi thành phần và kết quả trong phép tính trừ. Thực hiện phép trừ không nhớ các số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ .Làm quen với toán trắc nghiệm
Cách tiến hành:
Bài 1: HS thực hiện trên bảng con. GV nhận xét
 88 49 64 96 57
 - 36 - 15 - 44 - 12 - 53
 52 34 20 84 4
Bài 2: HS làm vào vở.
60 – 10 – 30 = 20 90 -10 – 20 = 60 80 -30 -20 = 30
60 – 40 = 20 90 – 30 = 60 80 – 50 = 30
Bài 3: Hs làm bài vào vở. GV nhận xét
a. 84 b. 77 c. 59
 - 31 - 53 - 19
 53 24 40
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
GV :Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì ?
1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :4 dm )
Bài 5: 
1 HS đọc yêu cầu và đọc bài toán.
Hs chọn đáp án đúng và ghi vào bảng con .GV nhận xét (C.60 cái ghế)
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập
2.Rèn kỹ năng đặt câu: đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới, làm quen với câu hỏi.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 Tìm từ chỉ :Hoạt động của học sinh, chỉ đồ dùng của học sinh, chỉ tính nết của học sinh.GV nhận xét
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập
Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập
Cách tiến hành:
Bài 1 : Tìm các từ có tiếng : học, tập 
GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bảng con.
.Các từ có tiếng học: học sinh, học kỳ, năm học, học vẹt
.Các từ có tiếng tập:tập đọc, tập viết, tập vẽ
Hoạt động 3: Rèn kỹ năng đặt câu
Mục tiêu: Đặt câu với từ mới tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới, làm quen với câu hỏi.
Cách tiến hành:
Bài 2: Đặt câu với từ tìm được ở bài 1
 Hoạt động nhóm: 4 HS trong nhóm đứng lên lần lượt đọc câu mình đã đặt .
Bài 3 : GV nêu đề bài : Từ 2 câu cho sẵn các em sắp xếp lại tạo câu mới.
1 học sinh làm mẫu : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.à Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
Lớp làm miệng. Lớp viết bài vào vở.
Thu là bạn thân nhất của em. àBạn thân nhất của em là Thu. à Bạn thân nhất của Thu là em. à Em là bạn thân nhất của Thu.
Bài 4: GV ghi câu hỏi lên bảng. GVhướng dẫn HS nắm yêu cầu
Ví dụ : Tên em là gì ?Em tên là Văn Ngọc
Củng cố – Dặn dò 
Câu hỏi dùng làm gì ?Cuối câu hỏi đăt dấu gì ?
Có thể đảo vị trí các từ trong câu được không?
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
GẤP TÊN LỬA (tiết 2)
I.Mục tiêu:
Học sinh biết cách gấp tên lửa.
Gấp được tên lửa.
Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II.Chuẩn bị:
Mẫu tên lửa gấp bằng giấy, Quy trình gấp tên lửa.
Giấy gấp thủ công (A4), bút màu, hồ dán, kéo
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Thực hành gấp tên lửa
Mục tiêu: Gấp được tên lửa. Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
Cách tiến hành:
HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp tên lửa.
GV nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
+ HS đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô để ở trên. Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa ( H.1). Mở tờ giấy, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho hai mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa ( H.2)
+ Gấp theo đường dấu gấp ở hình 2 vào sát đường dấu giữa được hình 3.
+ Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 vào sát đường dấu giữa được hình 4.
+ Sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa (H.5). cầm vào nếp gấp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra (H.6) và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung.
Tổ chức cho HS thực hành gấp tên lửa
Trang trí sản phẩm, chọn ra sản phẩm đẹp.
Đánh giá sản phẩm của HS 
HS thi phóng tên lửa.
Củng cố, dặn dò:
Dặn : mang giấy màu, kéo, giấy nháp, bút màu để học bài: Gấp máy bay phản lực.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ngày tháng năm 200 
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
Đọc, viết các số có hai chữ số. Số liền trước, liền sau của một số, số tròn chục.
Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có hai chữ số.
Giải bài toán có lời văn. 
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con, Gv nhận xét, cho điểm.
89 - 40, 57 – 16, 88 – 33, 75 – 15.
Giới thiệu bài : “Luyện tập chung”
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Đọc, viết các số có hai chữ số. Số liền trước, liền sau của một số, số tròn chục.Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có hai chữ số. Giải bài toán có lời văn. 
 Cách tiến hành: 
*Đọc, viết các số có hai chữ số
Bài 1: HS nêu miệng theo bàn.Sau đó làm vào vở.
* Số liền trước, liền sau của một số, số tròn chục.
Bài 2: HS thực hiện trên bảng con. GV nhận xét
a.60 b.100 c.88 d.0 e.75 g.87, 88
* Thực hiện phép tính cộng, trừ không nhớ các số có hai chữ số.
Bài 3: 
HS làm bài vào vở. GV nhận xét. 
a. 32 87 21 b. 96 44 53
 + 43 - 35 +57 - 42 +34 - 10 
 75 52 78 54 78 43
* Giải bài toán có lời văn. 
Bài 4: 
1 HS đọc đề bài. GV :Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. (Đáp số :39 học sinh )
Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. Yêu cầu hs làm bài tập ở vở bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
CHỮ HOA: Ă, Â
I.Mục đích, yêu cầu:.
Biết viết chữ cái hoa Ă, Â (theo cỡ vừa và nhỏ)
Biết viết ứng dụng câu: “Ăn chậm nhai kĩ ” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II.Chuẩn bị:
Mẫu chữ Ă, Â hoa đặt trong khung chữ
Bảng phụ :Ăn, Ăn chậm nhai kỹ.
III.Các hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích,yêu cầu.
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: A , Anh-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu :Biết viết chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ.
Cách tiến hành :
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Ă, Â hoa.
Chữ hoa Ă, Â có điểm gì giống và khác chữ hoa A? ( Viết như chữ A nhưng thêm dấu phụ )
Các dấu phụ trông như thế nào?
+Dấu phụ trên chữ A: là một né

File đính kèm:

  • dochạnh 2.doc