Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 200 
Đạo đức
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp cạch đẹp.
- HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
1. Hoạt động 1:Đóng vai xử lí tình huống
- GV giao cho mỗi nhóm thực hiện việc đóng vai xử lí một tình huống:
Tình huống 1: Mai và An cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. An sẽ .
Tình huống 2: Nam rủ Hà: “ Mình cùng vẽ hình Đô – rê – môn lên tường đi ! ” Hà sẽ
Tình huống 3: Thứ bảy, nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố lại hứa cho Long đi chơi công viên. Long sẽ
- Các nhóm thảo luận, sau đó lên đóng vai.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Em thích nhân vật nào nhất ? Tại sao ?
- HS trả lời. GV rút ra kết luận như SGV.
2. Hoạt động 2: Thực hành làm sạch, làm đẹp lớp học
- GV cho HS quan sát xung quanh lớp học và nhận xét xem lớp mình đã sạch, đẹp chưa. HS thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch, đẹp.
- HS quan sát lớp học sau khi đã thu giọn và phát biểu cảm tưởng.
- GV: Mỗi HS cần tham gia làm các việc làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Tìm đôi ”
- GV phổ biến luật chơi.
- Cho 5 HS đại diện của mỗi dãy lên để chơi.GV nhận xét, đánh giá.
Kết luận chung: Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp là quyền và bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Xem lại bài và chuẩn bị bài học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập dọc
HAI ANH EM (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em, người anh).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới.Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình anh em – anh em thương yêu, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- HS chơi trò chơi “ Đưa thư ”. GV bắt 1 bài hát cho HS.
- Kết thúc bài hát bức thư trong tay em nào em đó sẽ lên bảng đọc xem bức thư nói gì.
- HS đọc tin nhắn và trả lời câu hỏi trong bài.
Giới thiệu bài:
HS xem tranh minh họa bài Hai anh em.GV giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ đọc truyện Hai anh em- một truyện cảm động của nước ngoài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc bài
2.1. GV đọc mẫu toàn bài (giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau ).
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu (GV chú ý sửa sai cho HS trong phát âm).
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: đám ruộng, ngạc nhiên, xúc động, rình
b. Đọc từng đoạn: 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Hướng dẫn HS cách đọc: 
+ Nghĩ vậy / người em ra đồng lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của anh.//
+ Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em.//
- HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ có trong từng đoạn ở phần chú giải.
- Giúp HS giải nghĩa các từ mới:công bằng, kì lạ.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm ( nhóm đôi ).
d. Thi đọc giữa các nhóm.e. Cả lớp đọc đồng thanh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I. Mục tiêu: 	 
- Vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc hai chữ số.
- Thực hành tính trừ dạng “ 100 trừ đi một số. ”
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Giới thiệu bài: 100 Trừ đi một số
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS làm bảng con. 2 HS làm bảng lớp. Gv nhận xét, cho điểm.
a. x + 7 = 21 b. 8 + x = 45 c. x – 15 = 25
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 100 – 36, 100 - 5
* Dạng 100 – 36:
- Nêu bài toán: Có 100 que tính, bớt đi 36 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- GV viết phép trừ: 100 – 36 = ? lên bảng.
- Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con. GV ghi bảng cho HS nhắc lại như SGK.
a) 100 – 36 = ? · 0 không trừ được 6, lấy 10 trừ 6 bằng 4, viết 4, nhớ 1. 	 	 
 	 	 	100 	 · 3 thêm 1 bằng 4,0 không trừ được 4,lấy 10 trừ 	 - 36 	4 bằng 6, viết 6, nhớ 1.
 	 64	· 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
 64 
Vậy: 100 – 36 = 64
* Dạng 100 – 5 (tương tự như trên)
	b) 100 – 5 = ? · 0 không trừ được 5, lấy 10 trừ 5 bằng 5, viết 5, 	 100 nhớ 1.
 100 · 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ
 - 5 1 bằng 9, viết 9, nhớ 1.
 	 095 	 · 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
	Vậy: 100 – 5 = 95
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS thực hiện trên bảng con. 	
Bài 2: HS quan sát mẫu. Hs đọc phép tính mẫu: 100 – 20 = ?
- GV hướng dẫn HS cách nhẩm và làm vào vở.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :76 hộp )
 4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
 Tập dọc
 HAI ANH EM (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em, người anh).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới.Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình anh em – anh em thương yêu, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Lúc đầu, hai anh em chia lúa thế nào? 
- Người em nghĩ gì và đã làm gì?
a. Anh mình còn phải nuôi vợ con.
b. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.
c. Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
d. Cả ba câu trên. 
Câu 2: Người anh nghĩ gì và đã làm gì? 
a. Em ta sống một mình thật vất vả.
b. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng.
c. Người anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
d. Cả ba câu trên. 
Câu 3: Mỗi người cho thế nào là công bằng?
GV: Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên hai anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác.
Câu 4: Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em.
2. Hoạt động 2: Thi đọc bài
- GV giao cho nhóm tự phân vai thi đọc lại truyện.
- GV tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố dặn – dò
- GV nhận xét tiết học.Luyện đọc ở nhà.
- Nhắc nhở HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chi em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba, ngày tháng năm 200 
Toán
TÌM SỐ TRỪ
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
- Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại.
- Vận dụng cách tìm số trừ và giải bài toán. Bỏ bài 1 cột 2.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng làm bài: 100 -37; 100 – 45; 100 – 39.
- Lớp làm bảng con: 100 – 28.
- 1 HS nhắc lại cách tìm số bị trừ. HS nhận xét.GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Tìm số trừ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách tìm số bị trừ khi biết số bị trừ và hiệu
- GV cho HS quan sát hình vẽ trong bài học.
- GV nêu bài toán: “ có 10 ô vuông, sau khi lấy đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hãy tìm số ô vuông bị lấy đi.” 
- 2 HS nêu lại bài toán.
- GV nêu: Số ô vuông lấy đi là số chưa biết, ta gọi là x. Có 10 ô vuông ( GV ghi bảng ), lấy đi số ô vuông chưa biết ( GV ghi bảng dấu – và chữ x bên phải số 10 ), còn lại 6 ô vuông. GV ghi bảng : 10 – x = 6
- GV cho HS đọc:10 là số bị trừ, x là số trừ, 6 gọi là hiệu.
- GV hỏi HS: “ Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?”.
- HS thảo luận nhóm đôi. HS báo cáo kết quả. 2,3 HS nhắc lại. GV viết bảng.
	10 – x = 6
 x = 10 – 6
 x = 4
- GV cho HS học thuộc: “ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu”.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ cột 2 
- GV hướng dẫn cách làm 1 bài tìm x.HS tự làm. 1 HS làm bảng phụ.GV chữa bài.
Bài 2:
- 2 HS nêu lại cách tìm số trừ, số bị trừ, hiệu.
- HS viết vào vở.GV hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt. 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.(Đáp số :25 ôtô) 
4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà xem lại bài, học bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
HAI ANH EM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của truyện “Hai anh em”.
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn ai/ay,s/x, ât/ âc.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2, 3 HS viết trên bảng các từ trong BT 2c của tiết chính tả trước. Lớp viết bảng con.
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV mở bảng phụ đã viết đoạn chép. 2 HS đọc.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em ?
+ Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào ?.
- HS nêu các tiếng khó, GV phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
- HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai: lúa, nghĩ, công bằng, nuôi..
b. Học sinh chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm, chữa bài :
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi, GV hướng dẫn HS soát lỗi.
- Chấm 5,7 bài, GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- 1HS nêu yêu cầu của bài.Cả lớp làm bảng con.	1 HS lên làm bảng phụ.
- GV hướng dẫn HS nhận xét tìm ra lời giải đúng.
+ Từ có tiếng chứa vần ai: đất đai, trái cây, dẻo dai, con nai..
+ Từ có tiếng chứa vần ay: máy bay, rau đay, chạy, dạy..
Bài tập (3):
- 1 HS đọc yêu cầu.GV nêu yêu cầu chọn bài 2a. HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, giúp HS sửa những bảng viết sai.
+ Chỉ thầy thuốc: Bác sĩ
+ Chỉ tên một loài chim: sáo, sẻ, sâu
+ Trái nghĩa với đẹp: xấu
4. Củng cố - dặn dò: Về nhà kiểm tra lại, sửa lỗi trong bài chép và BT chính tả.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên và xã hội
TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu:
- Tên trường, địa chỉ của trường mình.
- Mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường.
- Cơ sở vật chất của nhà trường và một số hoạt động diễn ra ở nhà trường.
- Tự hào và yêu quý trường học của mình.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong sách trang 22, 23
III. Hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời: Em làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ?.
 Giới thiệu bài: GV hỏi: Các em học trường nào ? HS trả lời.GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Quan sát trường học
Mục tiêu: Biết quan sát và mô tả một cách đơn giản cảnh quan của trường mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- GV tổ chức cho HS tham quan trường học để HS khai thác được các nội dung:
+ Tên trường và ý nghĩa của trường, địa chỉ.Các lớp học: vị trí từng khối lớp.
Các phòng khác: phòng làm việc của BGH, phòng truyền thống, phòng họp hội đồng, phòng thư viện.Sân trường và vườn trường: rộng hay hẹp, trồng cây gì?
Bước 2: Tổng kết buổi tham quan.
Bước 3:Cho HS thảo luận cặp đôi nói về cảnh quan của trường.1, 2 nhóm lên nói trước lớp. GV rút ra kết luận. 	
3. Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Biết một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học, phòng y tế, .
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm ( nhóm đôi)
- Các nhóm quan sát các hình 3, 4, 5, 6 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Ngoài các phòng học, trường bạn còn có những phòng nào?
+ Nói về hoạt động diễn ra ở lớp học, thư viện, phòng truyền thống và phòng y tế trong các hình
+ Bạn thích phòng nào ? Tại sao ?
Bước 2:Làm việc cả lớp
- Các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- GV rút ra kết luận như trong SGV.	
4. Hoạt động 4: Trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch”
Mục tiêu: Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
Cách tiến hành: 
- GV phân vai và cho HS nhập vai, hướng dẫn cách chơi. HS đóng vai, nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò:Cho HS hát bài “ Em yêu trường em”.Về nhà xem lại bài 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
HAI ANH EM
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong câu chuyện (ý nghĩ của người anh và người em khi gặp nhau trên đồng).
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết gợi ý a, b, c, d.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS nối tiếp kể lại hoàn chỉnh Câu chuyện bó đũa. 
- Trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện 
Mục tiêu: Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong câu chuyện.Có khả năng tập trung theo dõi bạn k-ể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 
Cách tiến hành: 
2.1. Kể từng phần câu chuyện theo gợi ý
- Cho 1, 2 HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
- GV mở bảng phụ, nhắc HS: mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện.
a. Mở đầu câu chuyện
b. Ý nghĩ và việc làm của người em.
c. Ý nghĩ và việc làm của người anh.
d. Kết thúc câu chuyện.
- GV chia nhóm (Nhóm 4) cho HS kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
2.2. Nói ý nghĩ của 2 anh em khi gặp nhau trên đồng:
- 1 HS đọc yêu cầu 2.
- 1 HS đọc lại 4 đoạn của của truyện.
- GV giải thích: Nhiệm vụ của các em: doán nói ý nghĩ của hai anh em khi đó.
- HS trả lời.Lớp nhận xét, GV nhận xét.
2.3. Kể toàn bộ câu chuyện:
- 4 HS kể nối tiếp nhau theo 4 gợi ý.
- Sau mỗi lần kể lớp nhận xét.HS bình chọn nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”
I. Mục tiêu:
- Học trò chơi:“ Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một cái còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m, 3,5m, 4m. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Đi dắt tay nhau, chuyển thành vòng tròn,quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung 
- Ôn bài thể dục phát triển chung 
2.Phần cơ bản:
- Học trò chơi : “Vòng tròn”
- Cho HS điểm số. 
+ Điểm số theo chu kì 1- 2
- Tập nhảy chuyển đội hình 
+ Theo khẩu lệnh HS nhảy chuyển đội hình. 
- Tập nhún chân hoặc bước tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
- Tập đi nhún chân, vỗ tay theo nhịp. 
- GV sửa động tác sai và hướng dẫn thêm về cách nhảy cho HS.
3.Phần kết thúc:
- Đi đều và hát 
- Cúi người thả lỏng	
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
 8 phút
 2’
2’
1’
 20 phút
6 – 8 lần
2 - 3 lần
5 – 6 lần
6 – 8 lần
7 phút
1’
2’
2’
2’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
Kết thúc
====
====
====
====
 5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày tháng năm 200
Âm nhạc
ÔN 3 BÀI HÁT : CHÚC MỪNG SINH NHẬT,
CỘC CÁC TÙNG CHENG,CHIẾN SĨ TÍ HON
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Tập hát kết hợp vận động đơn giản hoặc trò chơi. 
- Bỏ: Nghe nhạc
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
- Một vài nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy – học:
- Khởi động: Cho HS chơi trò chơi “Chú gà trống”.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 5 HS hát bài chiến sĩ tí hon., kết hợp gõ đệm, phụ hoạ thoe bài hát.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Ôn tập 3 bài hát Chúc mừng sinh nhật, Cộc các tùng cheng,Chiến sĩ tí hon.	
Ôn tập bài hát chúc mừng sinh nhật:
- Tập hát thuộc lời ca.
- Hát kết hợp gõ phách đệm ( vỗ tay) theo nhịp, phách.
- HS hát nối tiếp từng câu ngắn.
- Tập trình diễn bài hát trước lớp.
- HS, GV nhận xét khuyến khích.	
Ôn tập bài hát Cộc các tùng cheng
- Tập hát thuộc lời ca.
- Hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ.	
- Tập trình diễn bài hát trước lớp.
- HS, GV nhận xét khuyến khích.	
Ôn tập bài hát Chiến sĩ tí hon
- Tập hát thuộc lời ca.
- Tập đệm theo phách, đệm theo tiết tầu lời ca.
- Tập hát đối đáp từng câu ngắn.
- Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.	
3. Hoạt động 3: Nghe nhạc (bỏ )
4. Củng cố dặn dò:
- 1 HS hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn tập.
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà thực hiện lại bài hôm nay.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
ĐƯỜNG THẲNG
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về đoạn thẳng đường thẳng, nhận biết được 3 điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua hai điểm, biết ghi tên các đường thẳng.
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Cho 2 HS lên bảng : 17 – x = 14; x - 16 = 4.
- Lớp : HS nhắc lại cách tìm số trừ, số bị trừ.GV nhận xét cho điểm.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu cho HS về đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.
* Giới thiệu về đường thẳng AB
- GV chấm 2 điểm lên bảng. Yêu cầu HS lên đặt tên 2 điểm và vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm. HS vẽ vào bảng con.GV:Các em vừa vẽ hình gì?
- GV: Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía ta được đường thẳng AB.GV vẽ lên bảng.	
- HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng. HS vẽ vào bảng con.
* Giới thiệu ba điểm thẳng hàng:
- GV giới thiệu về ba điểm thẳng hàng.
- GV chấm điểm C trên đoạn thẳng vừa vẽ. GV nêu: “Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng , ta nói A, B, C là 3 điểm thẳng hàng”.
- GV chấm thêm điểm D ở ngoài đường thẳng vừa vẽ cho HS nhận xét: “ Ba điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thằng nào, nên ba điểm A, B, C không thẳng hàng”.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS tự làm vào vở. 1 HS nhắc lại cách vẽ đọan thẳng.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS dùng thước thẳng để kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng. HS làm bài vào vở.GV chữa bài.
a. Ba điểm O, M, N thẳng hàng b. Ba điểm B, O, D thẳng hàng
 Ba điểm A, O, C thẳng hàng Ba điểm O, P, Q thẳng hàng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS làm bài trắc nghiệm vào bảng con:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà xem lại bài, học bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM.CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào?	
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa nội dung bài tập 1.
- Bút dạ, giấy viết nội dung bài tập 2,3.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm lại BT1,2 của tiết LTVC trước.	
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.	
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
Bài tập 1	
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.	GV dán tranh lên bảng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- 1 HS làm mẫu. HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
VD: Em bé rất xinh. Em bé rất đẹp.
Bài tập 2 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận.Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài tập 3 
- 1HS nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc mẫu câu trong SGK, phân tích mẫu câu.
- 1 HS làm bảng phụ.Lớp làm vào vở. GV nhận xét, chữa bài.
+ Mái tóc ông em ( trả lời cho câu hỏi Ai ?)
+ Bạc trắng( trả lời cho câu hỏi thế nào?)
4. Củng cố - dặn dò: 
- HS nhắc lại những điều vừa học.
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HSvề nhà xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ LỐI ĐI THUẬN
CHIỀU VÀ BIỂN BÁO CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Hai hình mẫu biển báo. 
- Qui trình gấp, cắt, dán 2 biển báo giao thông 
- Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu đỏ, xanh và màu khác), giấy trắng, kéo hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III. Các họat động dạy – học:
Giới thiệu bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.	
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
Mục tiêu: Nhận biết được 2 biển báo.
Cách tiến hành: 
- GV dán hai hình mẫu để HS quan sát.
- GV: Em hãy so sánh hình dạng, kích thước, màu sắc hai hình mẫu ?.
- HS trả lời.Lớp nhận xét, GV nhận xét.
- GV nhắc nhở HS không đi xe vào đoạn đường có biển báo cấm xe đi ngược chiều.
2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
Mục tiêu: HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
Bước 2: Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều
- Dán chân biển báo.
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô.
- Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn.
- HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.
- GV nhận xét một số biển báo. Bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS chưa làm xong về nhà làm tiếp.
- Dặn HS mang kéo, giấy màu, hồ dán để thực hành gấp, cắt , dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày tháng năm 200 
Tập đọc
 BÉ HOA
 I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tình cảm, nhẹ nhàng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Hoa rất thương yêu em, biết chăm sóc giúp đỡ bố mẹ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc nối tiếp nhau truyện Hai anh em, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.-GV giới thiệu bài: như SGV.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài, giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện, tâm tình.
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: Nụ, đen láy, to tròn, nắn nót.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: (3 đoạn)
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Học sinh đọc chú giải: đen láy 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3).d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1:Em biết những gì về gia đình Hoa?
Câu 2: Em Nụ đáng yêu như thế nào?
Câu 3: Hoa đã làm gì giúp mẹ ?
Câu 4: Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì? Nêu mong muốn điều gì?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
- Cho 2 dãy thi với nhau bằng cách cử đại diện lên đóng vai kể lại câu chuyện.
- GV tuyên dương nhóm đóng vai tốt.
5. Củng cố dặn – dò:- HS phát biểu ý kiến về nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS học theo bạn Hoa.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng trừ nhẩm.
- Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ ( dạng đặt tính theo cột ).
- Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ.
- Củng cố cách vẽ đường thẳng qua 2 điểm, 1 điểm .
- Giảm : Bài 2 cột 3, 4- bài 4 câu c.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- GV treo bảng có vẽ 3 điểm thẳng hàng. Yêu cầu HS đọc tên.
Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Củng cố kĩ năng trừ nhẩm
Bài 1:
- HS thi tiếp sức theo nhóm điền kết quả đúng. GV nhận xét.	
12 – 7 = 5 11 – 8 = 3 14 – 9 = 5 16 – 8 = 8 
14 – 7 = 7 13 – 8 = 5 15 – 9 = 6 17 – 8 = 9
16 – 7 = 9 15 – 8 = 7 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9
*Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ ( dạng đặt tính theo cột ). 
Bài 2: Giảm cột 3, 4
- HS đặt tính và thực hiện phép tính trên bảng con. GV nhận xét.
*Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép trừ
Bài 3:
- HS nêu cách tìm x. HS tự làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
a. 32 - x = 18 b. 20 - x = 2 c. x - 17 = 25
 x = 32 – 18 x = 20 – 2 x = 25 + 17
 x = 14 x = 18 x = 42
*Củng cố cách vẽ đường thẳng qua 2 điểm, 1 điểm .
Bài 4: Giảm câu c
- Hướng dẫn HS cách vẽ. HS vẽ vào vở. GV nhận xét.	
 . . . .
	 M N O P
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
CHỮ HOA: N
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng Nghĩ trước nghĩ sau; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ N đặt trong khung chữ như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li.

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc