Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2007-2008 - Trịnh Thị Hương

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 11 - Năm học 2007-2008 - Trịnh Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học tuần 11
 ( Từ ngày 13 /11/2006 đến ngày 17/11/2006)
Thứ ngày
Tiết
môn học
Đầu bài dạy
Giảm tải
 2
 13/ 11
1
Tập đọc
 Bà cháu
2
Tập đọc
Bà cháu ( tiếp)
3
Toán
Luyện tập
BT2 cột3,BT5
4
Đạo đức
Thực hành kỹ năng giữa học kì I
 3
 14/11
1
Kể chuyện
Bà cháu
2
Toán
12 trừ đi một số : 12- 8
BT1: 2cột,BT3
3
Thể dục
Đi đều : (TC : Bỏ khăn)
4
Chính tả
TC : Bà cháu
5
TNXH
Gia đình
 4
 15/11
1
Tập đọc
Cây xoài của ông em
2
LTVC
Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
3
Toán
32 - 8
BT1 hàng dưới
4
Thể dục
Ôn đi đều – TC : Bỏ khăn 
 5
 16/11
1
Tập viết
Chữ I – ích nước lợi nhà 
2
Toán
52 - 28
3
Thủ công
Ôn tập chương I : Kỹ thuật gấp hình
4
Âm nhạc
Học hát : Cộc cách tùng cheng
 6
 17/11
1
Chính tả
NV : Cây xoài của ông em
2
TLV
Chia buồn, an ủi
3
Toán
Luyện tập
BT2cột3,BT3b
4
Mĩ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ hoạ tiết vào hình có sẵn
5
SHTT
Kế hoạch TUầN : 
Từ ngày đến ngày tháng 9 năm 2007
Thứ 
Môn học
Tiết ppct
Tên bài học
2
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
3
Kể chuyện
Toán
Thể dục
Chính tả
TN-XH
4
Tập đoc
Luyện từ &câu
Toán
Thể dục
5
Tập viết
Toán
Thủ công
Âm nhạc
6
Chính tả
Tập làm văn
Toán
Mỹ thuật
 Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006 
Tiết 1
 Tập đọc : Bà cháu 
 I – Mục đích yêu cầu : 
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng kể chuyện chậm rãi, tình cảm; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật ( Cô tiên, hai cháu).
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và các từ ngữ quan trọng : rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu.
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ trong SGK
 Một số câu cần hướng dẫn luyện đọc
- Học sinh : SGK
III- Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ : - 3 học sinh đọc nối tiếp bài bưu thiếp và trả lời câu hỏi SGK
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm 
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu qua tranh minh hoạ trong SGK để học sinh hiểu được tình yêu bà rất cảm động của 2 em nhỏ.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài : Giọng đọc chậm rãi, tình cảm.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu, giáo viên kết hợp sửa những từ học sinh đọc sai ( rau cháo, sống lại.) 
- Đọc đoạn : Hình thức nối tiếp ( khoảng 2 lượt bài chú ý không dừng khi học sinh đọc giữa chừng)
- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó : Cho học sinh khá giỏi đọc câu khó ; Học sinh nêu nghĩa các từ chú giải trong bài.
- Học sinh đọc theo cặp ( nhóm ) học sinh đọc khá giúp đỡ học sinh đọc yếu.
Tiết 2 :
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1, 2 SGK 
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3 SGK
- Học sinh đọc thầm đoạn 4 giáo viên có thể tách thành 2 câu hỏi nhỏ :
+ Thái độ của 2 anh em thế nào sau khi trở nên giàu có?
 + Vì sao 2 anh em trở nên giàu có mà không thấy vui sướng ?
- Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 5 SGK.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Cho các nhóm từ phân vai luyện đọc lại toàn truyện
- Cho 1 nhóm K,G đọc mẫu theo vai thể hiện được lời của nhân vật.
- Học sinh Y,TB luyện đọc lại truyện.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
 - Giáo viên nhắc lại nội dung bài 
 - Nhận xét tiết học dặn dò tiết sau.
Tiết 3
 Toán : Luyện tập 
A – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Học thuộc và nêu nhanh công thức của bảng trừ có nhớ ( 11 trừ đi một số ), vận dụng khi tính nhẩm, thực hiện phép trừ ( tính viết ) và giải toán có lời văn.
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết, về bảng cộng có nhớ.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : SGK, SGV, 
Học sinh : SGK, VBT, bảng con
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I- Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép tính : 81- 46 và 31 – 17 ( Học sinh còn lại thực hiện vào vở nháp )
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
II – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài .
 2- Nội dung bài mới : 
Bài 1: Cho học sinh đứng lên nêu nhẩm kết quả , giáo viên nhận xét 
Bài 2: Cho học sinh làm vào bảng con để kiểm tra cách đặt tính của học sinh 
 Giáo viên kiểm tra bảng và nhận xét.
Bài 3 : Gọi 3 học sinh K,G lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở BT 
 Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét 
Bài 4: 2 học sinh đọc bài toán , giáo viên hướng dẫn học sinh làm 
 Học sinh làm bài vào vở BT, 1 em lên trình bày bài giải
 Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
3 – Củng cố dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 4
 Đạo đức : Thực hành kỹ năng giữa học kỳ 
I – Mục tiêu :
- Học sinh thực hành được các kỹ năng ở các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 9:
+ Học sinh biết lập thời gian biểu cho bản thân mình.
+ Học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi.
+ Học sinh biết giữ gọn gàng ngăn nắp.
+ Học sinh biết chăm chỉ học tập, chăm làm việc nhà.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh từ bài 1 đến bài 5.
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên phát phiếu học tập (có nội dung câu hỏi của 5 bài đã học ngắn ngọn dễ hiểu) cho 4 nhóm .
- Học sinh thảo luận theo nhóm và điền kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét góp ý kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
- Giáo viên đưa ra các tình huống trong hệ thống phần luyện tập.
- Các nhóm thảo luận và nêu kết quả của nhóm mình chọn tình huống nào.
- Giáo viên đưa ra tình huống hợp lý cần chọn.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
 Giáo viên nhận xét tiết học. Học sinh rèn kỹ năng trong trong thực tế cuộc sống. 
 Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
 Tiết 1 
 Kể chuuyện : Bà cháu
I- Mục đích yêu cầu :
1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện- kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2- Rèn kỹ năng nghe : Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đánh giá lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học
 Trang minh hoạ trong SGK 
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “ Sáng kiến của bé Hà “ 
 - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của bài .
2- Hướng dẫn kể chuyện :
a- Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
- Giáo viên hướng dẫn kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1, học sinh quan sát tranh 1 và trả lời câu hỏi: + Trong tranh có những nhân vật nào?
 + Ba bà cháu sống với nhau như thế nào ?
 + Cô tiên nói gì ?
- 1, 2 học sinh K,G kể mẫu đoạn1
- Kể chuyện trong nhóm : Theo hình thức nối tiếp (học sinh K bồi dưỡng học sinh yếu ).
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể trước lớp 
- Cả lớp, giáo viên nhận xét sau mỗi lần kể
b- Kể toàn bộ câu chuyện :
4 học sinh K, G kể 4 đoạn câu chuyện theo 4 tranh
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
3- Củng cố dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 2
 Chính tả : Tuần 11
I- Mục đích yêu cầu :
1- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bà cháu “
2- Làm đúng bài tập phân biệt g/gh; s/x; ươn / ương.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép.
- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng của BT 2
- VBT.
III- Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ : - GV đọc cho 2, 3 hs viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp các từ ngữ sau : kiến, con công, nước non, công lao.
 - Giáo viên nhận xét chữa bài 
B – Bài mới : 
+ Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học .
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép 
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết đoạn chính tả. 2, 3 học sinh nhìn bảng đọc.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét: 
 + Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả?
 + Lời nói ấy được viết với dấu câu nào ?
- Cho học sinh viết vào bảng con các từ dễ viết sai : màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém, dang tay
- Học sinh chép bài vào vở, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- Chấm chữa bài ( 7- 8 bài )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - 1 - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài , giúp học sinh nắm yêu cầu của bài
 - 1 học sinh K,G làm mẫu 
 - Học sinh làm vào VBT , 3 – 4 học sinh lên bảng làm
 - 1- 2 học sinh Y,TB đọc lại
 - Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Học sinh trả lời câu hỏi 
 - 2 học sinh K, G nêu quy tắc chính tả , học sinh Y, TB nêu lại 
Bài 4(a): - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Học sinh làm vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm.
 - Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò 
 Giáo viên nhận xét tiết học 
Tiết 3
 Toán : 12 trừ đi một số: 12 - 8 
A – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8 (nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm, tính viết) và giải bài toán.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 1 bó một chục que tính SGV, SGK.
Học sinh : 1 bó một chục que tính, VBT, bảng con.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I- Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép tính : 41 - 25 và 51 - 25 ( Học sinh còn lại thực hiện vào bảng con )
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
II – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài .
 2- Nội dung bài mới : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ dạng 12 – 8 và lập bảng trừ 
( 12 trừ đi một số).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác lấy trên que tính một bó một chục và 2 que tính rời (12 que tính). Giáo viên nêu có 12 que tính lấy đi 8 que hỏi còn lại mấy que ?
( 4 que tính). 
- 1 đến 2 học sinh K, G nêu cách lấy.
- Giáo viên nêu phép tính 12 – 8 = 4 rồi viết lên bảng cho học sinh đọc lại.
- Gọi 1 em K, G lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính.
- GV cho HS sử dụng một bó một chục que tính và 2 que tính rời để tự lập bảng trừ như SGK.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh học thuộc bảng trừ.
Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu bài toán SGK, Học sinh làm vào vở bài tập.
 - Học sinh ( Khá, Giỏi, TB, Yếu) nêu miệng kết quả của phép tính.
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu SGK 
 - Cả lớp làm vào bảng con. 
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3 ( bỏ theo giảm tải).
Bài 4: - 1 – 2 học sinh đọc bài toán. Giáo viên hướng dẫn làm.
 - 2 HS K, G lên bảng (1 em viết tóm tắt, 1 em trình bày bài giải). 
 - Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập, lớp nhận xét và giáo viên nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thực hiện phép tính dạng 12 trừ đi một số.
Về nhà làm bài tập trong VBT. 
Tiết 3
 Tự nhiên – Xã hội : Gia đình 
A – Mục tiêu : Sau bài học, học sinh có thể :
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : .Hình vẽ trong SGK trang 24, 25 
Học sinh : SGK
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I- Kiểm tra bài cũ :
II – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Cho học sinh hát bài “ Ba ngọn nến” giáo viên dẫn vào bài học 2- Nội dung bài mới : 
 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm 
Mục tiêu : Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người.
Tiến hành : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 24, 25 và tập đặt câu hỏi
 - Học sinh làm việc trong nhóm theo gợi ý của giáo viên , giáo viên đi đến từng nhóm giúp đỡ
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày
 - Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình.
Mục tiêu : Chia sẻ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình.
Tiến hành : Yêu cầu từng em nhớ lại những việc làm thường ngày trong gia đình của mình.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi kể với bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó.
 - Gọi 1 số học sinh chia sẻ với lớp 
 - Giáo viên ghi tất cả công việc mà các em đã kể vào bảng gợi ý ( giáo viên chuẩn bị viết ra bảng phụ )
 - Giáo viên kết luận 
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 4
Thể dục : Đi đều – trò chơi : Bỏ khăn 
 I- Mục tiêu: 
Ôn đi đều. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, đều và đẹp.
Ôn trò chơi “ bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm , phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và hai khăn để tổ chức trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1- Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1-2 phút.
- Khởi động: Xoay các khớp chân, đầu gối, hông : từ 1- 2 phút.
 + Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo một địa hình tự nhiên: 50-60m.
 + Đi theo vòng tròn và hít thở sâu : 1 phút.
* Ôn bài thể dục một lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp do cán sự lớp điều khiển.
* Trò chơi: Có chúng em, hoặc trò chơi khác do giáo viên chọn.
2- Phần cơ bản:
- Đi đều : 4 – 5 phút.
Đi theo 2 – 4 hàng dọc , lúc đầu giáo viên điều khiển, sau đó để cán sự điều khiển. Chú ý sử dụng khẩu lệnh “ Đứng lại đứng”. Dự lệnh và động lệnh đều vào chân phải . Có thể không tập cả lớp mà giáo viên cho từng tổ tự tập luyện, sau đó dành 2 – 3 phút để thi xem tổ nào tập đều đẹp, đứng đúng nhịp .
- Trò chơi “ bỏ khăn” : 8 – 10 phút.
3- Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng 5 – 6 lần. (Học sinh đứng lại quay mặt vào tâm để tập).
- Nhảy thả lỏng : 4- 5 lần.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài : 2 phút. Giáo viên cho học sinh dồn vào vòng tròn nhỏ sát lại gần nhau để hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét giao bài tập về nhà: 1 – 2 phút.
 Thứ tư ngày 15 tháng 11 năm 2006 
Tiết 1
 Tập đọc : Cây xoài của ông em
 I – Mục đích yêu cầu : 
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Nắm được nghĩa các từ ngữ mới: Lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy,
- Hiểu nội dung bài : Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người đã mất.
 II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Tranh minh hoạ trong SGK, ảnh về cây xoài ( nếu có).
 Một số câu cần hướng dẫn luyện đọc
- Học sinh : SGK
 III- Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ : - 2 học sinh đọc 2 đoạn bài Bà cháu, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. 
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Học sinh xem tranh minh hoạ SGK Giáo viên giới thiệu thêm về hình ảnh cây, quả xoài.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài : Giọng tả và kể nhẹ nhàng, chậm, tình cảm.
- Đọc câu: Theo hình thức tiếp nối đồng thời giáo viên sửa sai cho học sinh, giáo viên giải nghĩa thêm: (xoài cát, xôi nếp hương) .
- Đọc đoạn : Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn) ( khoảng 2 lượt bài chú ý không dừng khi học sinh đọc giữa chừng).
- Hướng dẫn học sinh đọc câu khó như: 
Mùa xoài nào,/mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất /bày lên bàn thờ ông.//
ăn quả xoài cát chín/ trảy từ cây cúa ông em trồng , / kèm với xôi nếp hương / thì đối với em / không thứ quà gì ngon bằng.//
- Cho học sinh đọc câu khó ; Cho học sinh hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài.
- Học sinh đọc theo cặp ( nhóm ) học sinh đọc khá giúp đỡ học sinh đọc yếu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Học sinh đọc thầm toàn bài và câu hỏi SGK 1, 2, 3, 4 
- Học sinh trả lời câu hỏi 
- Cả lớp, giáo viên nhận xét 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, chậm, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đối với học sinh K, G luyện đọc hay.
- Đối với học sinh Y, TB luyện đọc đúng, đọc trơn
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
 Tiết 2
 Luyện từ và câu: Từ ngữ về đồ dùng 
 và công việc trong nhà
 I – Mục đích yêu cầu : 
 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà .
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trong BT1 – SGK.
- Bút dạ và 5 – 6 tờ giấy khổ to để các nhóm làm bài tập.
- Vở BT.
 III- Các hoạt động dạy học :
Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra 2 HS(1 học sinh làm BT2, 1 học sinh làm BT4) ( tiết của tuần 10).
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: - Học sinh nêu YC của bài
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh SGK, phát hiện đủ các đồ vật trong bức tranh, gọi tên chúng, nói rõ mỗi đồ vật được dùng để làm gì.
- Giáo viên phát bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm thi tìm nhanh tên đồ vật trong tranh và ghi vào phiếu ( các nhóm phải bí mật về lời giải).
- Đại diện nhóm lên dán tranh trên bảng lớp. 
- Giáo viên và học sinh nhận xét và kết luận .
Bài tập 2: - Một học sinh nêu yêu cầu của bài và bài thơ vui “ Thỏ thẻ”.
 - Cả lớp đọc thàm bài thơ và làm vào vở BT.
 - Học sinh phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp, giáo viên nhận xét chốt lại lời giải
3- Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3
 Toán : 32 - 8 
A – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 32 – 8 khi làm tính và giải bài toán.
- Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 3 bó một chục que tính và 2 que tính rời, SGV, SGK.
Học sinh : 3 bó một chục que tính và 2 que tính rời, VBT, bảng con.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I- Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh lên bảng học thuộc lòng bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
II – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài .
 2- Nội dung bài mới : 
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm ra kết quả của phép trừ 32- 8.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác lấy trên que tính 3 bó một chục que tính và 2 que tính rời (32 que tính). Giáo viên nêu có 32 que tính lấy đi 8 que hỏi còn lại mấy que ? ( 24 que tính). 
- 1 đến 2 học sinh K, G nêu cách lấy.
- Giáo viên nêu phép tính 32 – 8 = 24 rồi viết lên bảng cho học sinh đọc lại.
- Gọi 1 em K, G lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính như SGK.
- Gọi 1- 2 học sinh Y , TB nêu lại cách đặt tính và cách tính
Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu bài toán SGK, Học sinh làm vào vở bài tập.
 - Học sinh ( Khá, Giỏi, TB, Yếu) lên bảng thực hiện các phép tính theo cột.
 - Học sinh K, G nêu cách đặt tính và cách tính
 - Học sinh Y, TB nêu lại 
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu SGK 
 - Cả lớp làm vào bảng con. 
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3: . - 1 – 2 học sinh đọc bài toán. Giáo viên hướng dẫn làm.
 - 2 HS K, G lên bảng (1 em viết tóm tắt, 1 em trình bày bài giải). 
 - Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập, lớp nhận xét và giáo viên nhận xét 
Bài 4: - Một học sinh nêu yêu cầu của bài.
 - Gọi 2 học sinh K , G lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT.
 - Giáo viên và học sinh nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính và cách đặt tính dạng 32- 8.
Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập trong SGK.
 Tiết 4
 Mỹ thuật: vẽ trang trí: 
 Vẽ tiếp họa tiết vào đường diềm và vẽ màu 
I – Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Thấy được vẻ đẹp của đường diềm.
II- Chuẩn bị :
- Giáo viên : + Một số đồ vật có trang trí đường diềm như cái đĩa, quạt, 
 + Một số hình minh hoạ hướng dẫn cách trang trí đường diềm.
 + Bài vẽ đường diềm của học sinh năm trước.
 + Phấn màu .
- Học sinh: Giấy, vở tập vẽ, bút, thước, chì màu,
III- Các hoạt động dạy học :
A – Bài mới :
1 - Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh xem một số đường diềm trang trí ở đồ vật như: áo, váy, và gợi ý để học sinh nhận biết thêm về đường diềm:
+ Trang trí đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp.
+ Các hoạ tiết giống nhau thường vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ về đường diềm.
Hoạt động 2 : Cách vẽ hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu.
- Giáo viên nêu yêu cầu VBT.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 ở vở tập vẽ.
- Giáo viên hướng dẫn vẽ màu.
Hoạt động3: Thực hành
- Học sinh thực hành, giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên chọn một số bài vẽ, cho học sinh nhận xét về: Hoạ tiết, cách vẽ màu hoạ tiết.
- Học sinh tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
 2- Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. 
 Thứ năm ngày 16 tháng 11 năm 2006 
Tiết 1
 Tập viết : I – ích nước lợi nhà
I – Mục đích yêu cầu : 
Rèn kỹ năng viết chữ :
Biết viết chữ I theo cỡ vừa và nhỏ.
Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ ứng dụng: ích nước lợi nhà.
II- Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : + Mẫu chữ cái viết hoa I đặt trong khung chữ.
 + Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ ly: ích, ích nước lợi nhà.
- Học sinh : Vở tập viết.
 III- Các hoạt động dạy học :
A - Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra vở học sinh viết ở nhà.
- Học sinh viết bảng con chữ H, Hai.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
B – Bài mới :
1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của tiết học
2- Nội dung bài mới:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn việt chữ hoa.
- Cho học sinh quan sát mẫu chữ I, học sinh nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 2 nét).
- Giáo viên hướng dẫn cách viết , nét 1(giống nét một chữ H), nét 2 ( từ điểm dừng bút của nét một đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B ).
- Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ I trên bảng con.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- 1 - 2 học sinh đọc cum từ ứng dụng : ích nước lợi nhà.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: đưa ra lời khuyên nên làm những việt tốt cho đất nước cho gia đình
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ . Cho học sinh viết vào bảng con chữ: ích.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
 Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết yếu.
Hoạt động 4 : Châm chữa bài:
- Giáo viên thu 7 – 8 bài chấm và nhận xét từng bài.
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết, dặn dò chuẩn bị tiết sau.
 Tiết 2
 Toán : 52 - 28 
A – Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ mà số bị trừ là số có 2 chữ số, chữ số hàng đơn vị là 2; số trừ là số có 2 chữ số.
- Biết vận dụng phép trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm, tính viết) và giải bài toán.
B- Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : 5 bó một chục que tính và 2 que tính rời, SGV, SGK.
Học sinh : 5 bó một chục que tính và 2 que tính rời, VBT, bảng con.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
I- Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh lên bảng làm 2 phép tính 52 – 9 và 82 – 4 và nêu cách đặt tính.
- Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương.
II – Bài mới :
 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng.
 2- Nội dung bài mới : 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ 52-28.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác lấy trên que tính 5 bó một chục que tính và 2 que tính rời (52 que tính). Giáo viên nêu có 52 que tính lấy đi 28 que hỏi còn lại mấy que ? ( 24 que tính). 
- 1 đến 2 học sinh K, G nêu cách lấy.
- Giáo viên nêu phép tính 52 – 28 = 24 rồi viết lên bảng cho học sinh đọc lại.
- Gọi 1 em K, G lên bảng đặt tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính như SGK. 52
- Gọi 1- 2 học sinh Y , TB nêu lại cách đặt tính và cách tính . 28
Hoạt động 2: Thực hành 24
Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu bài toán SGK, Học sinh làm vào vở bài tập.
 - Học sinh ( Khá, Giỏi, TB, Yếu) lên bảng thực hiện các phép tính theo cột.
 - Học sinh K, G nêu cách đặt tính và cách tính
 - Học sinh Y, TB nêu lại 
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu SGK 
 - Cả lớp làm vào bảng con. 
 - Giáo viên kiểm tra và nhận xét.
Bài 3: . - 1 – 2 học sinh đọc bài toán. Giáo viên hướng dẫn làm.
 - 2 HS K, G lên bảng (1 em viết tóm tắt, 1 em trình bày bài giải). 
 - Học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập, lớp nhận xét và giáo viên nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính và cách đặt tính dạng 52- 28.
Giáo viên nhận xét tiết học.
 Về nhà làm bài tập trong SGK.
 Tiết 3
 Thủ công: ôn tập chương I – kỹ thuật gấp hình 
I – Mục tiêu: 
 - Củng cố lại các kiến thức đã học về kỹ thuật gấp hình .
 - Rèn kỹ năng gấp hình cho học sinh. 
 - Học sinh yêu thích gấp hình.
II- Chuẩn bị :
Giáo viên chuẩn bị: + Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5.
 - Học sinh: Giấy gấp.
III- Các hoạt động dạy học :
1- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra giấy gấp của học sinh
2- Nội dung bài mới :
Hoạt động 1: ôn tập kỹ thuật gấp hình.
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại các hình gấp mẫu đã học 
- Học sinh K, G nêu lại các cách gấp : máy bay p

File đính kèm:

  • docLop 2Tuan 11doc.doc
Đề thi liên quan