Giáo án Toán Lớp 8 Tuần 20 Tiết 43

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 8 Tuần 20 Tiết 43, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :20
Tiết: 43
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Soạn: 
Dạy: 



I. MỤC TIÊU:
Kiến thức cơ ba
 - Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ có liên quan đến PT, khái niệm giải PT.
Kỹ năng cơ vản:
 - Bước đầu làm quen và biết sử dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân.
Tư duy:
- Rèn luện tính cẩn thận, chính xác khi viết 1 phương trình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, bảng phụ, SGK
- HS: Tâm thế học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Giới thiệu chương, mới bài mới: (4 ph)

Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó.
Nó cò gì liên hện với bài toán: Tìm x, biết: 2x + 4(36 – x) = 100
- Làm thế nào để tìm được giá trị của x trong bài toán thứ hai, và giá trị đó có giúp ta giải được bài toán thứ nhất không?
- Chương này sẽ cho ta một phư8ơng pháp mới để dễ dàng giải được nhiều bvài toán được coi là khó nếu giải bằng phương pháp khác.
- Trước đây có những bài tìm x rất quen thuộc và để biết bài tìm x có liên quan thế nào đến phương trình, học bài hôm nay cho chúng ta biết điều đó.

 Hoạt động 2: Phương trình một ẩn ( 12 ph) 
1. Phương trình một ẩn.
a. Khái niệm.
- Một PT với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và về phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x
b.Ví dụ: 3x-1 = 5(x+2)- 7
?1
* 2y + 4 = 7y - 6
* 2u2 + 4u -1 = 2u2 – 6u + 2
?2
2x+5 = 2.5 + 5 = 17
3(x-1) +2 = 3.(6-1) + 2= 17
VT = VP ( 17 = 17)
- Ta nói x=6 thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình đã cho.
x=6 là nghiệm của phương trình.
?3 
+) 2(x+2)-7 = 2(-2+2)-7 = -7
3-x = 3- 9-2) = 5
VT< VP ( -7 <5)
x = -2 không thoả mãn
+ ) 2(x+2)- 7 = 2 (2+2)-7 = 1
3 -x = 3-2= 1
VT = VP
x = 2 là nghiệm của phương trình
c. Chú ý: (SGK)
Ví dụ: Phương trình x2 = 1 có 2 nghiệm là x = 1 vá x = - 1
 Phương trình x2 = - 1 vô nghiệm 
HĐ2.1
- Đưa ra ví dụ tìm x như SGK lên bảng
- Giới thiệu PT ẩn, VT , VP .
- Hỏi PT ẩn có dạng như thế nào ?
HĐ2.2
- Gọi 1 học sinh làm ?1:
- Cho ví dụ phương trình với ẩn y, phương trình với ẩn u 
- Uốn nắn sửa sai nếu có:
HĐ2.3
 - Gọi HS thực hiện ?2

- Có nhận xét gì về giá trị hai vế của phương trình?
- Hai vế của phương trình nhận cùng một giá trị khi x = 6. Ta nói rằg số 6 thỏa mãn (hay nghiệm đúng) của phương trình đã cho và gọi 6 (hay x = 6 ) là nghiệm của phương trình đó.
HĐ2.4
- Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện ?3 trong 1 phút 30 giây.
- Các nhóm nhận xert1 kết quả qua lại
- Đưa ra chú ý như SGK.
- Đưa ra ví vụ để nhấn mạnh phần chú ý.

- Quan sát và tìm hiểu.

- Đọc khái niệm PT trong SGK.


* 2y + 4 = 7y - 6
* 2u2 + 4u -1 = 2u2 – 6u + 2
- Nhận xét

Với x = 6 thay vào PT: 2.6 + 5= 17
Với x = 6 thay vào VP: 3(6 - 1) + 2
 = 17
Cả lớp làm vào vở




- Tiếp nhận.




- Tiếp nhận và ghi vào vở.
 Hoạt động 3: Giải phương trình (17 ph) 
2. Giải phương trình:
?4
a) S = 
b) S =
Ví dụ:
* Phương trình x+ 3 = 0 
Có 1 nghiệm x = -3
* Phương trình: x 2 = 9 có nghiệm 
 x = ± 3
* Phương trình: x2 = - 9 vô nghiệm
* Phương trình: 
2x +3 = 2(x -1) + 5 có vô số nghiệm.
- Tập hợp các nghiệm của phương trình gọi là tập nghiệm của phương trình đó.
- Ký hiệu: S 
- Giải phương trình là tìm tập nghiệm của phương trình đó
- Giới thiệu tập nghiệm của phương trình.
- Gọi HS thực hiện ?4 qua bảng phụ.
- Nhận xét kết quả.







- Khi bài toán yêu cầu giải mộtphương trình, ta phải tìm tất cả các nghiệm ( hay tập nghiệm) của phương trình đó.


a) Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S = 
b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = 




- Tiếp nhận.

 Hoạt động 4: Phương trình tương đương ( 5 ph)
- Hai phương trình có cùng tập hợp nghiệm là 2 phương trình tương đương . Ký hiệu 
- Ví dụ: 2 phương trình x +1=0 và v=-1 là 2 phương trình tương đương vì có cùng tập nghiệm S=
- Giới thiệu hai phương trình tương đương, kí hiệu và ví dụ
- Tiếp nhận.

 Hoạt động 5: Củng cố ( 5 ph)
BT 2 (tr 6)
* t = -1
 (t+2)2 = (-1 + 2)2 = 1
3t +4 = 3 (-1) + 4 = 1
 t = -1 là nghiệm
* t = 0
(t + 2)2 = (0+2)2 = 4
3t + 4 = 3(0) + 4 = 4
 t = 0 là nghiệm
* t = 1
(t+2)2 = (1+2)2 = 9
3t + 4 = 3 (1) + 4 = 7
t = 1 không l\à nghiệm.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét kết quả thực hiện.












* t = -1
 (t+2)2 = (-1 + 2)2 = 1
3t +4 = 3 (-1) + 4 = 1
 t = -1 là nghiệm
* t = 0
(t + 2)2 = (0+2)2 = 4
3t + 4 = 3(0) + 4 = 4
 t = 0 là nghiệm
* t = 1
(t+2)2 = (1+2)2 = 9
3t + 4 = 3 (1) + 4 = 7
t = 1 không l\à nghiệm.
Trắc nghiệm:
Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó 
3(x – 1) = 2x – 1 (a) (-1)
 (b) (2)
x2 - 2x – 3 =0 (c) (3)
Họat động 6: Hướng dẫn về nhà ( 2 ph)
- Học bài theo SGK.
- Làm các bài tập: 1 b, c , 4 , 5.
- Coi trước bài 2.
- Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docjhadflkgn;alsdfhgasi;fogjajdfaopfkesjbgkldajglks (66).doc