Giáo án Sinh học 8 - Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A. Tiết TKB:.Ngày giảng: ...tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 31 vắng: ...
Lớp 8B. Tiết TKB:.Ngày giảng: ...tháng 03 năm 2012. Sĩ số: 15 vắng: .......
TIẾT 55:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: 
	- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn sinh học lớp 8 sau khi học sinh học xong chương VII, VIII, IX.
Học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức: 
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT 
- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.
- Mô tả cấu tạo của thận và chức năng lọc máu tạo thành nước tiểu.
- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
CHƯƠNG VIII: DA 
- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
- Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh.
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng.
- Trình bày khái quát chức năng của hệ thần kinh.
- Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của bộ não (thân não và bán cầu não).
- Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của tủy sống (chất trắng và chất xám).
- Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.
- Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong kiểm tra, tự lực trong làm bài.
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận
- Học sinh làm bài trên lớp
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiểm tra bài cũ: (1/)
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
Giáo viên chép đề lên bảng
A – MA TRẬN
Tên chương
(nội dung chính)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD thấp
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
03 tiết
- Kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
- Nêu rõ vai trò của sự bài tiết.
2 câu 
1,5 điểm
= 15 %
1 câu 
0,5 điểm
1 câu 1,0 điểm
2 câu 
1,5 điểm
= 15 %
CHƯƠNG VIII: DA
02 tiết
- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
- Mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan.
2 câu 
1,5 điểm
= 15 %
1 câu 
0,5 điểm
1 câu 1,0 điểm
2 câu 
1,5 điểm
= 15 %
CHƯƠNG IX: 
THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
10 tiết
- Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh và cấu tạo của chúng.
- Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của tủy sống (chất trắng và chất xám).
- Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
- Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
5 câu 
 7,0 điểm
= 70 %
2 câu 1,0 điểm
2 câu 4,0 điểm
1 câu 2,0 điểm
5 câu 
 7,0 đ
= 70 %
9 câu 
= 10 đ 
= (100 %)
5 câu 
= 3,0 đ
= 30 %
3 câu 
= 5 đ
= 50 %
1 câu 
= 2,0 đ
= 20 %
9 câu 
= 10 đ
 B – ĐỀ BÀI:
I - TRẮC NGHIỆM:
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. (0.5 đ) Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucozơ thì người sẽ bị bệnh gì ?
A. Dư insulin
B. Đái tháo đường
C. Sỏi thận
D. Sỏi bóng đái
Câu 2. (0.5 đ) Trong các chức năng của da, chức năng nào quan trọng nhất ?
A. Bảo vệ cơ thể
B. Cảm giác
C. Bài tiết mồ hôi
D. Điều hòa thân nhiệt
Câu 3. (0.5 đ) Điều khiển hoạt động của cac cơ vân, lưỡi, hầu, thanh quản là do :
A. Thân nơron
B. Sợi trục
C. Hệ thần kinh sinh dưỡng
D. Hệ thần kinh vận động
Câu 4. (0.5 đ) Dẫn các luồng xung thần kinh đi cả 2 chiều hướng tâm và li tâm là do :
A. Dây thần kinh li tâm
B. Dây thần kinh hướng tâm
C. Dây thần kinh pha
D. Dây thần kinh trung ương
II – TỰ LUẬN
Câu 1: (1,0 đ)
 - Nêu khái niệm bài tiết ?
Câu 2: (1,0 đ)
 	- Da có những chức năng nào ?
Câu 3: (2,0 đ)
 - Trình bày sự giống nhau và khác nhau về mặt chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ?
Câu 4: (2 đ)
 - Quá trình thu nhận kích thích sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được ?
Câu 5: (2 đ)
 - Em hãy lấy 2 ví dụ, một về phản xạ có điều kiện, một về phản xạ không điều kiện ở người hoặc động vật ?
Hết
C – ĐÁP ÁN
I – TRẮC NGHIỆM
(Mỗi ý đúng 0,5 đ)
1 – B
2 - A
3 – D
4 - C
I – TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì sự ổn định của môi trường trong.
1,0 đ
2
- Bảo vệ cơ thể, bài tiết. Tiếp nhận kích thích xúc giác.
0,5 đ
- Điều hòa thân nhiệt, da và sản phẩm của da làm đẹp cho con ng.
0,5 đ
3
* Sự giống nhau:
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng.
1,0 đ
* Sự khác nhau:
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng (1 cái tăng 1 cái giảm).
1,0 đ
4
* Cơ chế truyền sóng âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh :
- Sóng âm tới màng nhĩ, đến chuỗi xương tai, đến cửa bầu, làm chuyển động nội dịch và ngoại dịch, làm rung màng cơ sở, rồi kích thích cơ quan Coócti xuất hiện xung thần kinh truyền tới vùng thính giác để phân tích cho biết âm thanh.
2,0 đ
5
* Tùy theo ví dụ HS lấy mà cho điểm sao cho thích hợp.
- VD về PXCĐK: Mỗi lần trước khi cho lợn ăn ta gõ vào xô cám vài cái, sau đó mới đổ cám cho lợn ăn. Thì nhiều lần sau chỉ cần ta gõ vào xô là lợn đã tiết nước bọt.
1 đ
- VD về PXKĐK: Khi ta đánh con chó, theo thói quen nó sẽ kêu lên.
1 đ
3. Thu bài – Nhận xét: (1/)
- GV thu bài, nhận xét tiết KT.
4. Dặn dò: (1/)
- GV yêu cầu HS về nhà xem lại bài KT.

File đính kèm:

  • docDE KT 1T SINH 8 KI 2 DA RA MAT.doc
Đề thi liên quan