Giáo án Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của trái đất, thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của trái đất, thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Bài: 7
Tiết: 7
NS:
ND:
Chương III
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.
CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.
THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày được đặc điểm của mỗi lớp bên trong Trái Đất.
 -Biết khái niệm thạch quyển, phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển.
 -Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng.
2. Kĩ năng
 Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo qua tranh ảnh và bản đồ.
3. Thái độ
 Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
 -Mô hình hoặc tranh ảnh về cấu tạo của Trái Đất.
 -Bản đồ Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
 -Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
	 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 -Hãy cho biết nơi nào trên Trái Đất trong 1 năm:
 +Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần.
 +Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần.
 +Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
3. Bài mới (mở bài 1’)
 Làm thế nào để nghiên cứu được cấu trúc của Trái Đất? Trái Đất có cấu tạo ra sao, nội dung thuyết Kiến tạo mảng là gì? Đó là các nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Mục tiêu: HS nắm được:
 -Cấu trúc của Trái Đất có các lớp cấu tạo như thế nào?
 -Đặc điểm của các lớp cấu tạo: vị trí, độ dày, trạng thái vật chấtnhư thế nào?
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
-Giảng: Pp địa chấn là pp nghiên cứu cấu trúc của các lớp đất đá dưới sâu, dựa vào tính chất lan truyền của các loại sóng do sự rung động đàn hồi của vật chất trong lòng Trái Đất sinh ra.
-Chuẩn kiến thức.
 Hoạt động cá nhân:
-Quan sát hình 7.1, 7.2 kết hợp nội dung rút ra nhận xét và kết luận về:
+Cấu trúc của TĐ.
+Đặc điểm của các lớp vỏ, Manti và nhân.
+Khái niệm thạch quyển.
I. Cấu trúc của Trái Đất
1. Lớp vỏ Trái Đất
a. Độ dày
b.Trạng thái
c.Ba tầng
d.Hai kiểu
2. Lớp Manti
a. Độ dày
b.Hai tầng và 2 trạng thái
*Thạch quyển:
3. Nhân Trái Đất
a. Độ dày
b.Thành phần
c.Hai tầng và 2 trạng thái
Hoạt động 2
TÌM HIỂU THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
Mục tiêu: Hiểu được những ý cơ bản của thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
-Giảng: Thuyết kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất. Học thuyết được xây dựng dựa trên các thyết về lục địa trôi và về sự tách dãn đáy đại dương.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát hình 7.3 và 7.4 cho biết:
 +7 mảng kiến tạo lớn
 +Các cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả.
-GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.
 Hoạt động nhóm
-HS thảo luận nhóm,
sau đó đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
(Gợi ý: Khi nói đến kết quả của mỗi cách tiếp xúc, cần xem mỗi cách tiếp xúc sẽ hình thành nên các dãy núi cao, các đứt gãy hay vực biển sâu,)
II. Thuyết Kiến tạo mảng
1. Vỏ Trái Đất được tạo thành bởi 7 mảng kiến tạo.
2. Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của bao Manti trên:
 -Tiếp xúc tách dãn
 -Tiếp xúc dồn ép
3. Kết quả là có hoạt động kiến tạo xảy ra, dồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất.
4. Kiểm tra đánh giá (5’)
Dựa vào nội dung bài học, hoàn chỉnh bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất:
Nội dung so sánh
Lớp vỏ
Lớp bao Manti
Lớp nhân
Vị trí
Độ dày
Các lớp cấu tạo
Trạng thái
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI
 Dựa vào nội dung bài học, hoàn chỉnh bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất:
Nội dung so sánh
Lớp vỏ
Lớp bao Manti
Lớp nhân
Vị trí
Trên bề mặt
Ở giữa
Bên trong
Độ dày
5 – 70 km
Sâu đến 2900 km
3470 km
Các lớp cấu tạo
Có 3 tầng
Có 2 tầng
Có 2 tầng
Trạng thái
Rắn
Dẽo → Rắn
Lỏng → Rắn
V. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 7.doc