Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011

doc51 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Ngày soạn: 4/9/2010
 Ngày giảng: Thứ hai. 6/9/2010
Tiết 1+2:Tập đọc – kể chuyện:
Đ 7+8:Chiếc áo len
A. Mục đích yêu cầu: 
I. Tập đọc 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phất, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm; lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dối mẹ, thì thào....
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
*QTE: - Quyền được cha mẹ, anh em quan tâm chăm sóc. 
 - Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ.
II. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học
- Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện
C. Các hoạt động dạy học:
 I.ổn định tổ chức:
Tập đọc
II. KTBC:	- 1HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi.
	+ Những cử chỉ nào của cô giáo bé làm em thích thú?
III. Bài mới.
1. GT bài:	- GV giới thiệu chủ điểm.
	- GV giới thiệu bài tập đọc -> ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài:
- HS chú ý nghe.
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS đọc tiếp nối từng câu + luyện đọc đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn 
+ GV hướng dẫn đọc những câu văn dài 
- Vài HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải nghĩa 1 số từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Học sinh đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc tiếp nối nhau Đ1 + 4
- 2HS đọc nối tiếp Đ2 + 3 + 4.
3. Tìm hiểu bài:
. HS đọc thầm đoạn1:
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm .
. 1HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm.
- Vì sao Lan dỗi mẹ 
- Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được.
. Lớp đọc thầm Đ3:
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo.......
.Lớp đọc thầm đoạn 4:
- Vì sao Lan ân hận?
- HS thảo luận nhóm – phát biểu.
- Tìm một tên khác cho truyện?
- Mẹ và 2 con, cô bé ngoan...
- Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
- HS liên hệ
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn đọc câu
- 2HS đọc lại toàn bài
- HS nhận vai thi đọc lại truyện ( 3 nhóm )
- Lớp nhận xét – bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc áo len theo lời của Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ 
- 1HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm theo
- GV giải thích:
+ Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai không giống y nguyên văn bản.
b. Kể mẫu đoạn 1:
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý.
- 1HS đọc 3 gợi ý kể mẫu theo đoạn. 1HS kể theo lời bạn Lan.
c. Từng cặp HS tập kể 
- HS tiếp nối nhau nhìn gợi ý nhập vai nhân vật Lan.
d. HS thi kể trước lớp 
- HS nối tiếp nhau thi kể đoạn 1,2,3,4
- Lớp bình chọn
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Đ11: Ôn tập về hình học
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc , tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình” đối với học sinh khá giỏi.
B.Đồ dùng dạy học:
 -Thước kẻ
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:	
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK (a). 
- HS nêu cách tính 
- 1 HS lên bảng giải , lớp làm vào vở 
- GV theo dõi, HD thêm cho HS dưới lớp.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86 cm
- GV nhận xét , ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
- GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh(b) 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát hình trong SGK
- GV lưu ý HS: Hình MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín(D = A). 
- 1 HS lên bảng giải , lớp làm vào vở .
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc khép kín đó 
Chu vi hình tam giác MNP là:
cũng là chu vi hình tam giác.
 34 + 12 + 40 = 86(cm)
- GV nhận xét chung
 Đáp số: 86 cm
Bài 2: Củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
- GV yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài các đoạn thẳng.
- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng
- Cho HS làm bài vào vở.
- HS tính chu vi hình chữ nhật vào vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
 3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm)
 Đáp số: 10(cm)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài 3: Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác qua đến hình
- HS nêu yêu cầu BT- HS quan sát vào hình vẽ và nêu miệng.
+ Có 5 hình vuông
+ Có 6 hình tam giác.
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét.
Bài 4: củng cố nhận dạng hình 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát hình vẽ
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được, chẳng hạn.
+ Ba hình tam giác 
- GV nhận xét, sửa sai
- HS dùng thước vẽ thêm đoạn thẳng để được: Hai hình tứ giác.
3. Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Mĩ thuật
( Gv nhóm 2 dạy )
Tiết 5:GDTT
Tập trung toàn trường
 Ngày soạn:5/9/2010
 Ngày giảng:Thứ ba.7/9/2010
Tiết 1: Toán
Đ12: Ôn tập về giải toán
A. Mục tiêu:
- Giúp HS:
	+ Củng cố cách giải toán về “nhiều hơn, ít hơn”
	+ Giới thiệu, bổ xung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị”, tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”
B. Đồ dùng dạy học:
 Sgk- vở bài tập
B. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
	1 HS nêu cách tính chu vi hình tam giác ? 
III. Bài mới:
1.GTB
2. Bài tập
Bài 1(12): 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm
- 1 HS lên bảng tóm tắt + 1HS giải + lớp làm vào vở .
Bài giải
 Số cây đội hai trồng được là:
 230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số: 320 cây
- GV nhận xét – sửa sai.
- Lớp nhận xét.
Bài 2: Củng cố giải toán về “ít hơn” 
 Yêu cầu HS làm tốt bài toán.
- HS nêu yêu cầu BT – phân tích bài toán 
- HS nêu cách làm – giải vào vở 
- 1 HS lên bảng làm.
 Bài giải
 Buổi chiều cửa hàng bán được là:
 635 – 128 = 507 (lít)
 Đáp số: 507 lít xăng
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài tập 3 (12)
 Giới thiệu bài toán về “Hơn kém nhau 1 số đơn vị”
* Phần a
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Hàng trên có mấy quả?
- Hàng dưới có mấy quả?
- HS nhìn vào hình vẽ nêu.
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả 
- Số cam hàng trên nhiều hơn hàng dưới 2 quả.
- Muốn tìm số cam hàng trên ta làm như thế nào?
- 7 quả bớt đi 5 quả còn 2 quả . 
 7 - 5 = 2
- HS viết bài giải vào vở.
Phần b: GV hướng dẫn HS dựa vào phần a để làm. 
- HS nêu yêu cầu BT
- 1HS lên giải + lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
 19 – 16 = 3 bạn
 Đáp số: 3 bạn
- GV nhận xét chung.
b. Bài tập 4 (12): Yêu cầu HS làm được bài tập dạng nhiều hơn, ít hơn.
- 1HS nêu yêu cầu BT
- 1HS tóm tắt giải 
 Bài giải
 Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
 50 – 35 = 15( kg)
 Đáp số: 15kg
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 2:Chính tả ( Nghe - viết )
Đ5: Chiếc áo len
A. Mục đích yêu cầu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả:
	- Nghe - viết chính xác đoạn 4 ( 63 chữ ) của bài Chiếc áo len
	- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr hoặc thanh hỏi/thanh ngã )
+ Ôn bảng chữ:
	- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ ( học thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại: kh )
	- Thuộc lòng tên 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ
B. Đồ dùng day học: GV: Bảng phụ viết ND BT2, bảng phụ kẻ bảng chữ
	 HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc: xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết dạy
2. HD HS nghe - viết:
a. HD chuẩn bị
- Vì sao Lan ân hận ?
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu câu gì ?
+ GV đọc: nằm, cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi
b. Viết bài
- GV đọc bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT .
* Bài 2 ( 22 )
- Đọc yêu cầu BT
* Bài 3 ( 22 )
- Đọc yêu cầu BT
- GV khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- 1, 2 HS đọc đoạn 4 của bài chiếc áo len
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em
- Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
+ Điền vào chỗ trồng ch/tr
- 1 HS lên bảng
- Cả lớp làm vào VBT
- Đổi vở cho bạn, nhận xét
+ Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng
- 1 số HS làm mẫu
- HS làm bài vào VBT
- Nhiều HS đọc 9 chữ và tên chữ
4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- GV khen những em có ý thức học tốt
_______________________________
Tiết 3:Tự nhiên xã hội
Đ5: Bệnh Lao phổi
A. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu nguyên nhân những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
- Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị măc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.
- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh .
*QTE: - Quyền được chăm sóc sức khoẻ
 - Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ
B.Đồ dùng day học:
 - Các hình trong SGK – 12,13.
C.Các hoạt động dạy học.
I.ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
*.Hoạt động 1: Làm việc với SGK – 12, 13
- Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- HS hoạt động nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình quan sát H1, 2,3,4,5
- GV: Yêu cầu các nhóm phân công 2 bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân sau đó đặt câu hỏi trong SGK
- Cả nhóm nghe câu hỏi – trả lời.
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
+ Bệnh lao phổi có thể lây qua đường nào?
+ Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và với người xung quanh?
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Lớp nhận xét bổ xung.
. GV kết luận: Bệnh lao phổi là do bệnh lao gây ra, những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vì vi khuẩn lao tấn công và nhiễm bệnh...
*.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
Bước 1: Thảo luận nhóm 
+ GV nêu yêu cầu 
- Mỗi nhóm cử 2 bạn lên dán tranh
+ GV: Các em thấy tranh nào nên làm thì em nên dán vào bông hoa màu xanh còn tranh nào không nên làm thì các em dán vào bông hoa màu đỏ.
- Lớp nhận xét các nhóm dán bảng.
+ Dựa vào tranh các em hãy kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
- HS thảo luận các câu hỏi theo cặp 
- Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít khói thuốc lá ....
. Kết luận (SGK) 
*.Hoạt động 3: Đóng vai.
- Bước 1: Thảo luận nhóm đóng vai.
+ GV nêu tình huống: Nếu bị một trong các bệnh đường hô hấp ( viêm họng, phế quản, ho....) em nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám? 
- HS chú ý nghe
+ Khi được đi khám bệnh em sẽ nói gì với bác sĩ?
- HS thảo luận câu hỏi theo nhóm
- HS nhận vai. đóng vai trong nhóm.
Bước 2: Trình diễn 
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét xem các bạn đóng vai như thế nào ....
. Kết luận: Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cân phải nói ngay với bố mẹ, để được đưa đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ chúng ta phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sỹ.
*TE có Quyền được chăm sóc sức khoẻ
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:Thể dục
( Gv nhóm 2 dạy )
Tiết 5:Tiếng anh
( Gv nhóm 2 dạy )
 Ngày soạn:6/9/2010
 Ngày giảng: T4. 8/9/2010
Tiết 1: Toán
	 Đ13: Xem đồng hồ
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 – 12, rồi đọc theo hai cách
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
B. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ
- Đồng hồ để bàn
C.Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- 1HS trả lời bài tập 2
- 1HS trả lời bài tập 3 { tiết 13 }
III. Bài mới 
1.GTB
2.Bài mới.
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Bài mới
a.Ôn tập: Hướng dẫn cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách.
- Yêu cầu HS biết cách xem đồng hồ .
- HS quan sát đồng hồ thứ nhất, nêu vị trí kim ngắn trước, rồi kim dài. 
- Kim ngắn chỉ ở vị trí quá số 8 một có 
chút, kim dài chỉ ở vào vạchcó ghi số1,
tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số1
Có 5 khoảng chỉ 5 phút (mỗi khoảng 
chỉ 1 phút). Vậy đồng hồ đang chỉ 8 
 - 8 giờ 5 phút.
giờ 5 phút. (2 tranh còn lại HD tương tự.)
 - 8 giờ 15 phút. 
 - 8 giờ 30 phút hoặc 8 giờ rưỡi.
b. Thực hành 
Bài 1: Củng cố cách xem đồng hồ. Yêu cầu quan sát và trả lời đúng 
- HS nêu yêu cầu bài tập
-
- HS trả lời lần lượt theo từng đồng hồ.
- Lớp chữa bài 
Bài 2: Thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa . 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quay kim đồng hồ theo từng trường hợp tương ứng.
- GV nhận xét chung 
Bài 3: Yêu cầu quan sát và đọc đúng các giờ đã cho ứng với các đồng hồ: A, B, C, D, E, G. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét chung 
- Lớp nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu nêu được thời điểm tương ứng trên mặt đồng hồ và trả lời được câu hỏi tương ứng 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát tranh và nêu miệng 
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét 
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Tập đọc:
Đ9: Quạt cho bà ngủ
A. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm: Lặng ; lim dim.	
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được ý nghĩa và biết cách dùng từ mới (thiu thiu).
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của các bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
3. Học thuộc bài thơ.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài đọc
	- Bảng phụ viết những khổ thơ cần HDHS luyện đọc + HTL.
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	- 2HS kể chuyện: Chiếc áo Len theo lời của Lan.
	- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ?
III. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài thơ
- HS chú ý nghe
- GV tóm tắt ND bài 
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ.
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 2 dòng thơ kết hợp đọc đúng.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ GV hướng dẫn cách đọc đúng khổ thơ, hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
- 1HS đọc khổ thơ HD đọc đúng.
- Lớp nhận xét
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (theo N4).
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
3. Tìm hiểu bài: 
- Lớp đọc thầm bài thơ
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
- Bạn quạt cho bà ngủ.
- Cảch vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
- Mọi vật im lạn như đang ngủ...cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ...
+ Bà mơ thấy gì?
- Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới.
-Vì sao có thể đoán bà mơ thấy n. vậy?
- HS thảo luận nhóm rồi trả lời.
+ Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi....
+ Vì trong giấc ngủ bà vẫn ngửi thấy hương của hoa cam, hoa khế....
- Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế bà nào ?
- HS phát biểu 
- GV: Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà.
+ ở nhà em đã làm gì để tỏ lòng hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc ông bà ?
- HS tự liên hệ.
4. Học thuộc lòng bài thơ:
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn khổ thơ.
- GV xoá dần các từ, cụm từ chỉ giữ lại các từ đầu dòng thơ.
- HS đọc thuộc từng khổ thơ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS thi đọc thuộc từng khổ, cả bài.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- Lớp bình chọn
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
______________________________
Tiết 4:Tập viết
Đ 3: Ôn Chữ Hoa B
A. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa B thông qua bài tập ứng dụng: 
1. Viết tên riêng ( Bố Hạ ) bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Viết câu tục ngữ: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”.Bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa B
	- Các chữ: Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
C. Các hoạt động dạy học: 
I.ổn định tổ chức: 
II. KTBC: 	
- 1HS nhắc lại từ và các cụm từ ứng dụng ở bài trước.
- 2HS viết bảng lớp – lớp viết bảng con. Âu Lạc, ăn quả.
III. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Luyện viết chữ hoa
- HS tìm các chữ hoa có trong bài:
B, H, T.
- GV đưa ra chữ mẫu 
- HS đọc
+ Nhận xét điểm bắt đầu, điểm dừng bút? Nêu độ cao của chữ ?
- HS nêu
- GV gắn chữ mẫu lên bảng?
- HS quan sát
- GV h.dẫn HS điểm đặt bút và điểm dừng bút. 
- Vài HS nhắc lại
- GV viết bảng chữ mẫu (vừa viết vừa phân tích lại).
- HS quan sát
+ GV đọc: B, H, T.
- HS viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- GV đưa ra từ ứng dụng.
- GV giải thích từ “ Bố Hạ”
+ Những chữ nào có độ cao bằng nhau?
- HS nêu
+ Khoảng cách các chữ như thế nào?
- HS nêu
- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng
- HS chú ý nghe
- Những chữ nào có độ cao bằng nhau?
- HS nêu
- GV hướng dẫn cách nối và khoảng cách chữ.
- HS tập viết vào bảng con; Bầu, Tuy.
3. HD viết vào vở 
- GV nêu cầu: Viết chữ B: 1 dòng
+ Viết chữ H, T: 1 dòng 
+Viết tên riêng: 2 dòng 
- HS chú ý nghe.
+ Câu tục ngữ: 2 dòng 
- HS viết bài vào vở
4. Chấm – Chữa bài
- GV thu bài chấm điểm 
- Nhận xét bài viết. 
IV. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Tiết 4:Tiếng anh
 Tiết 5: Đạo đức:
Đ3: Giữ lời hứa
A. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa.
- Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ; Chiếc vòng bạc.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc.
- GV kể chuyện cười (vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh ): Chiếc vòng bạc
- HS chú ý nghe và quan sát
- 1HS đọc lại truyện.
- Thảo luận cả lớp:
+ Bác hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm ?
- Bác tặng em, chiếc vòng bạc .....
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
- Bác là người giữ lời hứa ....
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
- HS nêu
- Thế nào giữ lời hứa ?
- Người giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
*.Kết luận: Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
- Qua câu chuyện trên chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa – giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình nói...
b.Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- GV chia lớp thành các nhóm . 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
+ N1: Tình huống 1
+ N2: Tình huống 2
- GV quan sát, HD thêm cho nhóm nào còn lúng túng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét.
+ Theo em Tiến sẽ nghĩ khi không thấy Tân sáng nhà mình học như đã hứa ?
- Học sinh trả lời 
+ Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dám trả lại rách truyện ?
- Học sinh trả lời
+ Cần phải làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
- Học sinh nêu
*. Kết luận:
- TH1: Tân sang nha học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn là xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
- TH2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
- Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích; có thể mất lòng tin khi bạn không giữ lời hứa với mình.
- Cần phải giữ lời hứa vì giữa lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác....
c. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
+ Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa ?
+ Em cảm thấy thế nào, khi thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét, khen những HS đã biết giữ lời hứa. 
- Nhắc nhở các em nhớ thực hiện hàng ngày.
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HD học sinh thực hành.
 Ngày soạn: 6/9/2010
 Ngày giảng: T5. 9/9/2010
Tiết 1:Toán
Đ 14: Xem đồng hồ (tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12
 - Củng cố biểu tượng về thời gian( chủ yếu là về thời điểm )
 - Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế ĐS
B- Đồ dùng dạy học: 
-Mặt đồng hồ; đồng hồ để bàn; đồng hồ điện tử
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ: 
 -1HS trả lời miệng bt2
III.Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Ôn tập
- Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Đọc các giờ trong ngày?
- GV giới thiệu vạch chia phút. 
b.Thực hành
Bài 1: 
- Nêu vị trí kim ngắn?
- Nêu vị trí kim dài?
- Nêu giờ, phút tương ứng?
Bài 2:
- GV đọc số giờ và phút
Bài 3:
Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào?
- GV kiểm tra, nhận xét.
Bài 4:
Xem tranh trả lời câu hỏi?
a) Bạn Minh thức dậy lúc mấy giờ ?
b) Bạn Minh đánh răng rửa mặt lúc mấy giờ?
...
3.Củng cố dặn dò:
- Một ngày có bao nhiêu giờ
-Một ngày bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ
- Ôn lại bài
- Hát 
- 24 giờ
- HS đọc
- Đọc và nêu vị trí của 2 kim
- Đồng hồ A chỉ 6 giờ 55 phút
- Đồng hồ B chỉ 12 giờ 40 phút
- Đồng hồ C chỉ 2 giờ 35 phút
- HS thực hành quay kim trên đồng hồ theo từng trường hợp tương ứng.
- Nhận xét bạn
+ HS Khá giỏi làm bài vào vở..
- HS trả lời miệng.
____________________________
Tiết 2:Luyện từ và câu
Đ3: So sánh – dấu chấm.
A. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn – nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó .
- Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
B. Đồ dùng dạy học:
	- 4 băng giấy mỗi băng ghi 1 ý bài tập 1.
	- Bảng phụ viết BT3.
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	- 1HS làm lại BT 1
	- 1 HS làm lại BT 2 
III. Bài mới: 
GT bài – ghi đầu bài. 
Bài tập.
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS 
- HS nêu cách làm bài đúng, nhanh 
- Lớp quan sát – nhận xét
- Lớp làm bài vào vở.
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
b. Hoa xao xuyến nở như mây từng 
c. Trời là cái tủ ướp lạnh, trời là cái bếp lò nung
- GV quan sát, nhận xét 
d. Dòng sông là 1 đường trăng lung linh 
Bài tập 2:
- 1HS đọc yêu cầu BT + lớp đọc thầm,
1 HS nêu cách làm 
- GV: Yêu cầu 4 HS lên bảng dùng bút màu gạch dưới những từ chỉ sự so sánh trong câu văn, thơ. 
- 4HS lên bảng làm – lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài trên bảng 
+ Lời giải đúng: Tựa – như – là - là - là.
- GV nhận xét – ghi điểm.
Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS
- 1HS nêu cách làm bài
- 1HS lên bảng làm bài + lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm .
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
________________________
Tiết 3: Hát nhạc
(GVbộ môn dạy)
____________________________________
Tiết 4: Chính tả (tập chép)
Đ6: Chị em
A. Mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả: 
- Chép bài đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “chị em” (56 chữ).
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vấn dễ lẫn: tr/ch, ăc/oăc.
B. Đồ dùng dạy học:
 _GV:ND bài viết
 _HS:Vở viết
C.Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	- 3HS viết bảng lớp: Trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi.
	- Lớp viết bảng con: Trung thực.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài . 
2. Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị viết chính tả.
- GV đọc bài thơ trên bảng phụ 
- HS chú ý nghe
- 2 HS đọc lại
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét nhà sạch thềm....
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Thơ lục bát 
+ Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào ?
- HS nêu.
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Các chữ đầu dòng. 
- Luyện viết tiếng khó:
- Gv đọc: Trải chiếu, lim dim, luống rau, hát ru...
- HS luyện viết vào bảng con.
+ GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
b. Chép bài.
- HS nhìn vào SGK – chép bài vào vở.
- GV theo dõi HS viết, uấn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu bài chấm điểm.
- Nhận xét bài viết.
3. HD làm bài tập.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
+ Lời giải: Đọc ngắc ngứ
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng làm.
 Ng

File đính kèm:

  • doctuan 3- H.doc