Giáo án Toán Lớp 3 - Học kì II - Nguyễn Văn Hùng

doc171 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán Lớp 3 - Học kì II - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 – Thứ 2
Tiết 91:
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết các số có 4 chữ số (Các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số ( trường hợp đơn giản).
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng nỷ, Các tấm bìa: 1000,100,10,1 và các số tự nhiên từ 0- 9
+ HS: Các tấm bìa tương tự, SGK, vở.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức: 
2. KT bài cũ: GV ghi lên bảng các số: 651, 712, 905, 415.
- Gọi h/s đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Giới thiệu ghi đầu bài.
+ HĐ 2: Giới thiệu số có 4 chữ số.
- MĐ: Nhận biết các số có 4 chữ số, biết đọc, viết các số và nhận ra giá trị các số theo từng hàng.
- HT: Lớp.
a. Giới thiệu số 1423
- GV lấy ra 1 tấm bìa cho HS quan sát, nhận xét.
+ Tấm bìa có bao nhiêu cột?
+ Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
+ Như vậy có bao nhiêu ô vuông trên một tấm bìa?
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và lấy đồ dùng học tập.
- Vậy nhóm thứ nhất có bao nhiêu ô vuông? Nhóm thứ 2.
- Yêu cầu học sinh lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông để lập nhóm 3. Như vậy nhóm 3 có bao nhiêu ô vuông?
- Yêu cầu học sinh lập nhóm 4 có 3 ô vuông.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng các hàng. Hướng dẫn học sinh nhận xét. GV đính từng tấm bìa lên bảng.
+ Coi (1) là 1 đơn vị ở hàng đơn vị, thì hàng đơn vị có mấy đơn vị?
+ Các hàng hỏi tương tự.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu.
- Gọi học sinh đọc lại số vừa thực hiện.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh nêu cách viết và đọc, chỉ ra vị trí các số trong từng hàng.
+ HĐ 3: Thực hành.
-MĐ: Nhận biết vị trí các chữ số theo từng hang, biết đọc, viết các số có 4 chữ số.
- HT: Cá nhân, lớp.
*Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu bài mẫu
- Hướng dẫn học sinh làm phần b.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 2: 
- GV gọi học sinh đọc bài mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm tương tự.
- Gọi 3 h/s làm bảng, trình bày.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Nhận xét qui luật các dãy số.
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi h/s đọc lại các dãy số vừa làm.
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về ôn lại cách đọc, viết và nhận biết các số có 4 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 4 h/s lần lượt nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Học sinh lấy các tấm bìa ra nhận xét theo nhóm đôi.
- Trình bày, nhận xét.
- HS thực hiện tương tự và nêu kết quả.
- Nhận xét.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Học sinh đọc CN- ĐT
- Quan sát, ghi nhớ.
- HS nêu bài mẫu.
- Làm bài, nêu kết quả.
- Nhận xét.
-1 HS đọc.
- Điền vào SGK bút chì.
- 3 HS làm bảng, trình bày.
- Nhận xét.
- - HS đọc y/c và nêu qui luật điền vào các dãy số. 
- HS điền bút chì vào SGK, nêu kết quả.
- Vài HS đọc lại dãy số.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 3
Tiết: 92
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong từng dãy số. 
- Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000).
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi các BT.
+ HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV ghi bảng các số: 1245, 9271, 1714
- Gọi học sinh đọc số.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
+ HĐ 2: Luyện tập.
- MĐ: Đọc, viết các số có 4 chữ số.
- HT: Cá nhân, lớp.
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tự làm bài tập
*Bài 1: GV đính bảng phụ.
- Gọi h/s đọc bài mẫu, rồi làm bài.
- Giúp h/s yếu.
- Gọi 5 h/s lên bảng ghi kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 2: Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 1.	
*Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Y/c h/s nêu cách làm bài.
- Cho h/s làm bài.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi làm bài. ( nhóm 5)
- Nhận xét tuyên dương.
- Gọi h/s đọc lại các dãy số vừa làm.
*Bài 4: Gọi h/s đọc y/c bài
- Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
+ HĐ 4: Củng cố , dặn dò:
- Dặn về nhà luyện tập thêm vở bài tập toán.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 học sinh đọc.
- Nhận xét.
- Học sinh cả lớp đọc lại các số.
- Quan sát.
- 1 h/s đọc, lớp làm SGK bút chì.
- 5 h/s lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- 4 h/s lên bảng.
- Một học sinh nêu yêu cầu.
- HS nêu qui luật điền vào dãy số.
- Làm vở.
- 2 nhóm thi làm.
- Nhận xét.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- 1 h/s đọc y/c.
- Học sinh làm bài vào vở, nêu kết quả.
- Nhận xét.
Thứ 4
Tiết: 93
CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Nhận biết các số có 4 chữ số (Trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0).
- Đọc viết các số có 4 chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có 4 chữ số.Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ để kẻ bảng ở bài học.
+ HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi học sinh đọc số có 4 chữ số:
 4121, 6511, 2879
- Giáo viên đánh giá ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
+ HĐ 2: HD đọc, viết các số có 4 chữ số.
- MĐ: Tiếp tục đọc, viết các số có 4 chữ số.
- HT: Lớp.
- GV đính bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh nêu ở dòng đầu: cách đọc, cách viết.
- Tương tự yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc, cách viết.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ HĐ 3: Thực hành.
- MĐ: Đọc, viết các số có 4 chữ số.
- HT: Cá nhân.
*Bài 1: Y/c h/s làm bài.
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
*Bài 2:
- Cho học sinh nêu qui luật điền vào dãy số.
- Yêu cầu làm bài.
- Theo dõi giúp h/s yếu.
- Chấm điểm 1 số vở.	
- Nhận xét, sửa bài.
- Gọi h/s đọc lại các dãy số vừa làm.
*Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm từng dãy số.
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- Tổ chức cho 2 nhóm thi làm trên bảng ( nhóm 4).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi h/s đọc lại các dãy số trên.
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống lại bài học.
- Về nhà làm thêm vở bài tập toán.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 4 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Quan sát.
- 1HS nêu mẫu.
- Điền vào SGK bút chì.
- Vài h/s nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Học sinh làm miệng – CN – ĐT.
- Nhận xét.
- Học sinh làm bài vào vở, 3 h/s làm bảng, nêu kết quả.
- Nhận xét.
- HS nêu cá nhận – ĐT.
- HS nêu cách làm.
- Làm SGK bút chì.
- 2 nhóm thi làm.
- Nhận xét.
- HS đọc CN – ĐT.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 5
Tiết: 94
CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Nhận biết cấu tạo thập phân của số có 4 chữ số.
- Biết viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi BT 2, 3.
+ HS: SGK, vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài:
 a) 3120, 3121; .; .; .
 b) 6494, 6495.. ;. ;..
- Nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
+ HĐ 2: Hướng dẫn viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- MĐ: Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng.
- HT: Cá nhân, lớp.
- Gọi học sinh lên bảng viết số: 5247
- Gọi học sinh đọc số rồi hỏi:
+ Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hướng dẫn học sinh viết số thành tổng.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
- GV nhận xét, y/c HS đọc lại các số vừa làm.
 + HĐ 3: Thực hành.
- MĐ: Viết từ số có 4 chữ số thành tổng và ngược lại.
- HT: Cá nhân, vở.
*Bài1: Gọi học sinh đọc yêu cầu, và đọc mẫu. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở theo mẫu.
- Theo dõi, giúp h/s yếu.
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Nhận xét ghi điểm.
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Chấm điểm 1 số vở.
- Nhận xét, sửa bài.
*Bài 3:
-Giáo viên đọc yêu cầu học sinh viết.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
*Bài 4:
- Cho học sinh tự đọc bài tập, tự tìm hiểu rồi làm bài.
- Tổ chức cho 2 h/s thi viết.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về nhà luyện tập thêm vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 HS lên bảng viết số.
- Cả lớp đọc.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Làm vào SGK bút chì.
- Cả lớp đồng thanh.
- 2 h/s đọc.
- Lớp làm vở, đổi vở KT.
- Vài h/s nêu miệng kết quả.
- Nhận xét.
- 1 h/s nêu y/c.
- HS làm vở, 2 h/s làm bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS viết vào vở, 2 h/s viết bảng.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng thi viết
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 6
Tiết: 95
SỐ 10 000 - LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết số 10.000 (mười nghìn hoặc 1 vạn).
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: 10 tấm bìa viết số 1.000 (như SGK) trong bộ đồ dùng toán.
+ HS: SGK, vở, các tấm bìa 1 000.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết số thành tổng.
5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
7070 = 7000 + 70
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài.
+ HĐ 2: Giới thiệu số 10.000
- MĐ: Nhận biết và đọc, viết số 10 000.
- HT: Cá nhân, lớp.
- Cho học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 yêu cầu xếp như SGK hỏi:
+ Ta có bao nhiêu? Đọc số đó? ( GV ghi bảng 8 000).
+ Yêu cầu học sinh lấy thêm 1000 xếp vào tiếp hỏi: Tám nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn? ( 9 000).
- Yêu cầu học sinh viết số 9 nghìn?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm 1 tấm bìa 1000 nữa rồi xếp vào nhóm 9000.
- Giáo viên viết bảng : 10.000
- Giáo viên: 10.000 còn gọi là 1 vạn.
- Số 10.000 có mấy chữ số?
- GV chốt lại ý đúng.
+ HĐ 3: Thực hành.
- MĐ: Viết, đọc các số có 4 chữ số và số 10 000.
- HT: Cá nhân, vở.
*Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi nêu miệng.
- Yêu cầu h/s đọc dãy số.
- Giáo viên chữa bài.
- Yêu cầu HS nhận xét các số trong dãy số.
*Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài 1.
- Cho h/s làm bài.
- Giáo viên nhận xét đưa ra kết quả đúng.
*Bài 3: Hướng dẫn học sinh tương tự bài 2.
- Giáo viên nhận xét.
*Bài 4: Hướng dẫn tương tự bài 2.
- Giáo viên nhận xét đưa ra kết quả đúng.
*Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số liền truớc, số liền sau.
- Cho HS làm bài. Kèm h/s yếu.
- Chấm điểm 1 số vở.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Cho h/s đọc lại các số vừa làm.
*Bài 6:
- Giáo viên hướng dẫn vẽ phần tia số từ 9990 đến 10.000 vào vở như SGK.
- Y/c HS làm bài.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi làm trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về làm thêm trong VBT, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh lấy bộ đồ dùng 8 tấm bìa ghi 1000 và xếp như SGK.
- Trả lời, đọc và viết vào nháp.
- Học sinh lấy tiếp 1 tấm 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm trước rồi trả lời, viết nháp.
- Học sinh làm tương tự.
- Quan sát
- Đọc CN- ĐT.
- Trả lời.
-1 học sinh đọc yêu cầu. 
- Lớp làm vào vở. Vài h/s nêu miệng kết quả.
- Học sinh đọc lại dãy số CN – ĐT.
- Nhận xét. 
- 1 h/s làm bảng, lớp làm vở, đổi vở KT chéo- nhận xét.
- 1 h/s làm bảng, lớp làm vở, đổi vở KT chéo- nhận xét.
- 1 h/s làm bảng, lớp làm vở, đổi vở KT chéo- nhận xét.
- Học sinh đọc y/c.
- Vài h/s nêu cách tìm.
- Lớp làm vở, 2 h/s làm bảng.
- Nhận xét.
- Vài h/s đọc.
- HS vẽ tia số và làm bài vào vở.
- 2 nhóm thi làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tuần 20 - Tiết 96:
ĐIỂM Ở GIỮA TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 điểm cho trước.Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
- Biết xác định điểm ở giữa và trung điểm của đọan thẳng.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ vẽ hình các BT, thước thẳng.
+ HS: SGK, thước vạch cm, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi h/s đọc các số: 9 999, 8 015, 4 500.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi tên bài.
+ HĐ 2: Giới thiệu điểm giữa,trung điểm của đọan thẳng.
- MĐ: Nhận biết điểm ở giữa và trung điểm của đọan thẳng.
- HT: Cả lớp.
*Giới thiệu điểm ở giữa.
- Giáo viên vẽ hình trong SGK lên bảng.
- Giáo viên nhấn mạnh: A, O, B là 3 điểm thẳng hàng. 
- Y/c h/s nêu thứ tự các điểm.
- Vị trí điểm O như thế nào? (O là điểm giữa hai điểm A, B).
- GV nhận xét, kết luận: Điểm O nằm ở giữa, có điểm A ở bên trái, điểm B ở bên phải, 3 điểm này phải thẳng hàng .
*Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
- Vẽ hình SGK lên bảng.
- Gọi h/s nhận xét đọan thẳng MA và MB.
- Điểm M như thế nào với điểm A, B? ( M nằm giữa A và B và có MA = MB).	
- Vậy M là trung điểm của AB vì: Trung điểm là điểm chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau.
+ HĐ 3: Thực hành
- MĐ: Biết xác định điểm ở giữa và trung điểm của đọan thẳng.
- HT: Cá nhân.
*Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- GV đính bảng phụ.
-Yêu cầu học sinh làm bài miệng.
- GV ghi bảng:
+ 3 điểm thẳng hàng: A, M, B – M, O, N – C, N, D. 
+ M là điểm giữa của đoạn thẳng AB. 
+ N là điểm giữa của đoạn thẳng CD.
+ O là điểm ở giữa của đọan thẳng MN.
- GV nhận xét ghi điểm.
*Bài 2: Gọi h/s đọc y/c.
 - GV đính bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh chỉ câu đúng, sai và giải thích.
- GV đánh dấu câu Đ, S vào bảng phụ.
- Giáo viên chốt lại: Câu đúng a, e. Câu sai: b, c, d.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 3: Gọi h/s đọc y/c.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Theo dõi h/s làm bài. Kèm h/s yếu.
- Chấm điểm 1 số vở.
- Nhận xét, sửa bài.
- Gọi h/s nêu tên trung điểm của các đọan thẳng. Giải thích vì sao?
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về tập vẽ và xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 học sinh đọc. 
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh quan sát trên bảng
- Phát biểu.
- Trả lời.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh nhận xét.
- Trả lời.
- Quan sát, lắng nghe.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Quan sát.
- HS trao đổi nhóm đôi. Nêu miệng.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc y/c.
- Quan sát.
- HS lần lượt nêu kết quả.
- Nhận xét.
- 1 h/s nêu y/c.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 h/s làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 3
Tiết: 97
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Thước thẳng, 1 tờ giấy hình chữ nhật.
+ HS: Thước vạch cm, 1 tờ giấy cho mỗi em.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV vẽ 2 đoạn thẳng AB và CD.
- Gọi học sinh xác định điểm giữa của đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng?
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tên bài.
+ HĐ 2: Luyện tập.
- MĐ: Biết xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
- HT: Cá nhân, lớp.
*Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên hình thành các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng ( phần a).
+ Bước 1: đo độ dài đoạn thẳng
+ Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng làm 2 phần bằng nhau.
+ Bước 3: xác định trung điểm M của đoạn thẳng.
* Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD. 
- Y/ c HS thực hành.
- Theo dõi giúp HS yếu.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
+ Bước 1: Đo đoạn thẳng CD = 6 cm
+ Bước 2: Chia đoạn thẳng CD làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần 3 cm.
+ Bước 3: Xác định trung điểm M có MD = 1/2 CD.
*Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh lấy giấy đã chuẩn bị trước, giáo viên hướng dẫn học sinh gấp như SGK.
- Nhận xét đánh giá.
+ HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu về nhà làm thêm trong vở bài tập toán.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Hát 
- 2 học sinh lên bảng làm. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Quan sát.
- Học sinh dùng thước + bút chì thực hành SGK. tương tự phần a.
- HS làm theo HD của giáo viên.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 4
Tiết 98:
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong PV 10.000
- Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong 1 nhóm các số. Củng cố về quan hệ giữa 1 số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
- Tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi các BT, phấn màu.
+ HS: SGK, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV vẽ đoạn thẳng AB, CD.
- Y/c HS nêu điểm giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
- Gọi 2 học sinh lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi tên bài học.
+HĐ 2: Hướng dẫn nhận biết và cách so sánh hai số trong PV 10.000.
- MĐ: Nhận biết và so sánh các số trong PV 10 000.
- HT: Cá nhân, lớp.
* So sánh số có số chữ số khác nhau:
- Giáo viên viết lên bảng: 999....1000.
 9999....10.000.
- Yêu cầu học sinh điền dấu thích hợp và giải thích.
- GV nhận xét và kết luận:
. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó nhỏ hơn.
. Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
* So sánh 2 số cùng số chữ số:
- Giáo viên ghi : Ví dụ 1 lên bảng: 9000......8999.
- Y/c HS so sánh và giải thích.
- GV nhận xét và chốt ý đúng: 9 000 > 8 999. Ta so sánh cặp số từng hàng số nào lớn thì số đó lớn ( 9 > 8).
- Giáo viên ghi bảng ví dụ 2:
 6579....6580.
- Yêu cầu học sinh tự nêu và so sánh.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh so sánh tiếp : 7569 ....7569.
- Nhận xét.
+ HĐ 3: Thực hành 
- MĐ: Biết so sánh các số trong PV 10 000.
- HT: Cá nhân, lớp.
*Bài 1:
- Yêu cầu đọc bài rồi tự làm.
- Gọi học sinh nêu cách so sánh từng cặp số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
*Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh giải thích cách làm.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
*Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thi làm, giải thích cách làm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
+ HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại bài học.
- Dặn về làm thêm các BT trong VBT toán.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh quan sát và điền số thích hợp vào chỗ trống rồi giải thích.
- HS thực hiện tương tự.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- 1 Học sinh nêu yêu cầu. 
- Học sinh làm bài vào vở rồi giải thích cách làm.
- Khoanh bút chì vào SGK.
- 2 học sinh lên bảng thi làm bài.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ 5
Tiết 99:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh.
- Củng cố về so sánh các số trong PV 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về thứ tự các số tròn trăm, tròn nghìn (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính chính xác, cẩn thận trong giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi các BT, phấn màu
+ HS: SGK, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài điền dấu thích hợp vào chỗ trống .
a) 6764...6774 b) 9999....9989
 7658....7658 599....5699 
- giáo viên nhận xét ghi điểm
3 Bài mới: Giới thiệu bài.
+ HĐ 2: Luyện tập.
- MĐ: Biết so sánh các số trong PV 10 000, viết dãy số từ bé đến lớn và ngược lại, xác định trung điểm của đọan thẳng.
- HT: Cá nhân, vở, trò chơi.
*Bài 1: Gọi h/s nêu y/c.
- Yêu cầu học sinh làm bài và giải thích cách làm.
- Theo dõi giúp h/s yếu.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
a. 4082, 4208, 4280, 4802.
b. 4802, 4280, 4208, 4082.
*Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Gọi 2 h/s lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý đúng.
a. Số bé nhất có 3 chữ số: 100
b. Số bé nhất có 4 chữ số: 1000.
c. Số lớn nhất có 3 chữ số: 999
d. Số lớn nhất có 4 chữ số: 9999.
*Bài 4: Gọi h/s đọc y/c.
- Cho học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng rồi nêu số.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
 Trung điểm của đoạn thẳng AB là M ứng với số 300. 
 Trung điểm của đoạn thẳng CD là N ứng với số 3000.
+ HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống lại các BT.
- Dặn về làm thêm BT trong VBT toán.
- Nhận xét tiết học
-Hát
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm nháp, nhận xét bài của bạn.
- 1 h/s nêu y/c.
- Làm bút chì SGK, 2 h/s làm bảng và giải thích.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vở, 1 h/s làm bảng phần a, 1 h/s nêu miệng phần b.
- Lớp nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 2 h/s thi làm bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 h/s nêu y/c.
- H/s dùng bút chì đánh dấu vào SGK, 2 h/s nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ 6
Tiết 100:
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PV 10.000
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong PV 10.000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải thích bài toán có lới văn bằng phép cộng.
- Rèn tính chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi nội dung BT 4, phấn màu.
+ HS: SGK, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh thực hiện phép cộng:
 357 + 238 ; 563 + 417
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.
+ HĐ 2: Hướng dẫn thực hiện phép cộng. 
- MĐ: Biết thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số.
- HT: Cả lớp.
- Giáo viên ghi bảng phép cộng.
3526 + 2579 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
- Y/c HS nêu cách làm.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách cộng:
 Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
+ HĐ 2: Thực hành.
- MĐ: Giải các bài toán có liên quan.
- HT: Cá nhân, vở, lớp.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV theo dõi giúp h/s yếu.
- Gọi 4 h/s lên bảng làm, nêu cách làm.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Giảm tải phần a.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm phần b, lớp làm bài vào vở.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh cách đặt tính.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm tổng 2 số).
- Muốn biết cả 2 đội trồng được bao nhiêu cây em làm ntn?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi giải. Giúp h/s yếu.
- Chấm điểm 1 số vở.
- GV nhận xét, sửa bài.
Tóm tắt:
Đội một: 3680 cây 
Đội hai: 4220 cây ? cây
Bài 4:
- Giáo viên đính hình vẽ lên bảng.
- Y/c h/s thảo luận nhóm đôi.
- Gọi học sinh nêu trung điểm của mỗi cạnh.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm, chốt ý đúng:
 M là trung điểm của cạnh AB
 N là trung điểm của cạnh BC
 P là trung điểm của cạnh DC
 Q là trung điểm của cạnh AD
+ HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- Dặn về làm thêm BT.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm nháp. 
- Nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp làm nháp.
- Lớp nhận xét. 
- Vài học sinh nêu lại cách tính.
- Học sinh nhắc lại CN - ĐT.
- H/s làm vở.
- 4 h/s làm và trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Lớp làm vở, 2 h/s làm bảng nêu cách làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc bài, lớp theo dõi
- Học sinh phân tích bài toán.
- Lớp làm vào vở,1 học sinh lên bảng tóm tắt, 1 học sinh lên bảng giải.
- Lớp nhận xét.
Bài giải:
Cả hai đội trồng được số cây là :
3680 + 4220 = 7900( Cây)
Đáp số: 7900 Cây.
.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh quan sát. 
- Thảo luận nhóm 2.
- Vài h/s nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ 2
Tuần 21 - Tiết 101: 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số .
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Rèn tính chính xác và cẩn thận trong giải toán.
II.CHUẨN BỊ:
+ GV: Bảng phụ ghi các BT, phấn màu.
+ HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ HĐ 1: Khởi động.
- MĐ: KT lại kiến thức cũ.
- HT: Cá nhân.
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính cộng:
 2581 + 4673
 4018 + 3691
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu ghi đầu bài.
+ HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
- MĐ: Giải các bài toán có liên quan cộng nhẩm số tròn nghìn, tròn trăm có 4 chữ số, toán có lời văn.
- HT: Cá nhân, lớp, vở.
Bài 1:
- Giáo viên viết phép cộng 400

File đính kèm:

  • docTuần 19.doc