Đề và đáp án thi học sinh giỏi toàn diện Lớp 5

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi học sinh giỏi toàn diện Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi toàn diện lớp 5
 I Tiếng việt:
 Phần I: Tập đọc
Câu 1: Khổ thơ đầu bài thơ " Hạt gạo làng ta" Tiếng Việt 5. Tập 1 của Trần Đăng Khoa ý nói gì ? Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 a. Hạt gạo có vị đậm của vị phù sa và có hương thơm của hoa sen trong hồ nước.
 b. Hạt gạo được kết tinh từ vị phù sa của sông nước quê hương và công sức lao động của con người.
 c. hạt gạo có trong lời bài hát ngọt bùi, đắng cay của mẹ.
 d. Cả 3 ý trên.
`Câu 2: Trong bài: "Về ngôi nhà đang xây" của Đồng Xuân Lan (Tiếng Việt - Tập 1), sự vật nào sau đây không được tác giả so sánh với ngôi nhà đang xây ? Khoanh vào trước ý đúng.
 a. cái lồng c. bài thơ e. trẻ con 
 b. mầm cây d. bức tranh.
 	Câu 3: Đọc bài thơ: "Tranh làng Hồ"( Tiếng Việt 5- Tập 2) của nhà văn Nguyễn Tuân và cho biết: Về nội dung, tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
 	Câu 4: Trong bài " Bài ca về trái đất " - Tiếng Việt 5. Tập 1 nhà thơ Định Hải có viết:
 " Trái đất này là của chúng mình
 Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
 Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
 Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
 Cùng bay nào, cho trái đất quay !
 Cùng bay nào, cho trái đất quay ! "
 Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu ?
 	 Phần II: Luyện từ và câu.
 	Câu 1: Tiếng "truyền" nào trong các từ ngữ sau có nghĩa là " để lại cái mình đang nắm giữ cho người khác, thường là thế hệ sau "?
 Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:
 a. truyền nghề c. truyền thụ
 b. Truyền ngôi d. Truyền hình.
 	Câu 2: Xếp các từ sau vào từng nhóm từ đồng nghĩa:
 Thật thà, cần cù, anh dũng, chăm chỉ, chắt chiu, gan dạ, dè xẻn, kiên cường, trung thực, tiết kiệm, chuyên cần, thẳng thắn.
Câu 3: Dùng gạch chéo ( / ) tách bộ phận CN, VN trong các câu sau:
 a, Nhựa ngọt, mùi thơm, cuộc sống, khí ấm tràn trề.
 b, Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.
 	Câu 4: Căn cứ vào cấu tạo, cho biết mỗi câu sau thuộc kiểu câu gì ?
 a. Khi trời rét, lúc nắng thiêu, bàn tay mẹ vẫn chẳng hề ngơi nghỉ.
 b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
 Phần III: Chính tả.
 	Câu 1: Nối các cụm từ ở cột bên trái với cột bên phải để tạo nên các tục ngữ, thành ngữ quen dùng:
 khôn nhà đói góp
 đánh rắn làm lành 
 bớt giận dại chợ
 no ấm khúc giữa
 	 Câu 2: 
 a. Điền vào chỗ chấm d, gi hoặc r:
 Nơi ...... ập.....ờn ánh nắng
 Soi ......ọt sương đầu cành
 Nơi ngọn .....ó .......ất xanh
 Đung đưa chùm quả ngọt.
 b. Nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng chứa ươ và ưa .
 Câu 3: Nhớ - viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ " Cửa sông " của nhà thơ Quang Huy (Tiếng Việt 5. Tập 2).
 Phần III: Tập Làm Văn.
 Câu 1:: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất: 
 Yêu cầu cần thiết để " Lập chương trình hoạt động ' gồm:
 Mục đích
 Phân công chuẩn bị
 Chương trình cụ thể 
 Tất cả các ý trên
Câu 2: Viết đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả người : Tả cô giáo em.
Câu 3: Viết đoạn mở bài theo cách mở rộng cho bài văn tả cảnh: Tả trường em khi mùa xuân về.
II toán:
 Phần I: 
 Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A, B, C, D ( là đáp số, là kết quả tính, ... ). Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 ha = ........ m2
 A. 3 B. 5 C. 0,6 D. 6000 .
 Câu 2: Viết 99 dưới dạng số thập phân là :
 A. 99,99 B. 99,099 C. 99,990 D. 99,1000
 Câu 3: Số dư của phép chia :
 20,06 : 35,4 ( thương lấy một chữ số ở phần thập phân ) là:
 A. 2,36 B. 23,6 C. 236 D. 0,5
 Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 2,9 giờ =.......... phút
 A. 29 B. 2 C. 9 D. 174 
Phần II:
 Câu 1: Số hạng tiếp theo của dãy số 1; 2; 6; 24; 120; ... là:
 A. 124 B. 144 C. 240 D. 720
 Câu 2: Kết quả của dãy tính:
 754 x 75 - 2262 x 25 + 4568 là:
 A. 4568 B. 5468 C. 5486 D. 8654
 Câu 3: Số tự nhiên n thoả mãn
 2005 x 2006 - 1 < 2004 x 2006 + n < 2006 x 2006 - 2005 
	Vậy n có giá trị là:
 A. 2004 B. 2005 C. 2006 D. 2007
 Câu 4: Tổng + + + có kết quả là:
 A. B. C. D. 
 	Phần III: 
 Câu 1: Để đánh số trang của một cuốn sách người ta sử dụng hết 222 chữ số. Hỏi cuốn sách này dày bao nhiêu trang ? (không kể trang bìa).
 A. 109 B. 110 C. 111 D. 119
 Câu 2: Trong cuộc thi "Giải toán qua thư" theo thể lệ. Bạn Đào tham gia Hội thi: Nếu Đào giải được một bài toán đúng thì Đào được 5 điểm, nhưng bài nào không giải được hoặc giải sai 1 bài thì bị phạt 2 điểm. Sau khi giải 10 bài toán Đào nhận được 36 điểm. Hỏi trong 10 bài toán đó Đào giải được mấy bài ?
 A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
 Câu 3: Một số sau khi giảm đi 20% thì được số mới. Hỏi phải tăng bao nhiêu % số mới để được số ban đầu ?
 A. 20% B. 25% C. 30% D. 40%.
 Câu 4: Cho tam giác ABC, trên AC lấy điểm M sao cho AM = MC. Trên BC lấy diểm P sao cho BP = BC. Trên BM lấy N sao cho BN = NM.
Biết diện tích tam giác BNP bằng 7 cm2. Hỏi diện tích tam giác ABC là bao nhiêu? A
 M 
 N 
 B C 
 P 
III- Tự nhiên và xã hội.
 1- Khoa học:
 Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
 Câu 1: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cũng như mỗi công dân cần phải làm gì ? 
Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ.
 	Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ. (đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định, ... ).
 	Thận trọng trong khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
Không đùa nghịch, chạy nhảy, đá bóng dưới lòng đường.
Thực hiện tất cả các điều trên.
 Câu 2:.
a, Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì ?
Sự thụ phấn.
 Sự thụ tinh.
b, Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì ?
Sự thụ phấn
 	Sự thụ tinh.
c, Hợp tử phát triển thành gì ?
Hạt
 	Phôi
d, Noãn phát triển thành gì ?
 Hạt 
 Quả
e, Bầu nhuỵ phát triển thành gì ?
 Hạt 
 Quả
 Câu 3: Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí điện ?
 2- Lịch sử:
 Câu 1: Điền thời gian, sự kiện thích hợp vào chỗ chấm trong bảng sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Ngày 1/9/1858
.......................................................................................
...............................
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Ngày 19/12/1946
...............................................................................
...............................
Chiến thắng Điện Biên Phủ.
 Câu 2: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Lễ kí Hiệp định Pa-ri được kí kết vào ngày:
 a. 21 - 7 - 1954.
 b. 27 - 1 - 1973.
 c. 01 - 7 - 1973.
 Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 30/4/1975.
 3- Địa lí: 
 Đánh dấu x vào trước ý đúng:
 Câu 1: 
 Đồng bằng chiếm diện tích lớn hơn đồi núi.
	diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. 
	diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi. 
 	diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
 	Câu 2: 
 Châu á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới , ôn đới đến hàn đới vì:
 Châu á nằm ở bán cầu Bắc.
 Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
 Châu á trải dài từ tây sang đông.
 Châu á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo.
 	Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn mô tả về hoang mạc Xa-ha-ra.
IV- Các môn khác:
 1- Đạo đức:
 Câu 1: Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý em chọn.
 Trong các hành động, việc làm dưới đây hành động, việc làm nào thể hiện lòng yêu hòa bình?
 Thích chơi và cổ vũ cho trò chơi bạo lực.
Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
Thích trở thành người chiến thắng dù có phải sử dụng bạo lực.
Biết phê phán các hành động vũ lực.
Hay đe dọa, dựa dẫm vào người khác.
Biết kìm chế, trao đổi, hòa nhã với mọi người.
 Câu 2: Đánh dấu x vào trước những hành vi, việc làm thể hiện sự hợp tác.
Luôn quan tâm chia sẻ với bạn bè.
Tích cực tham gia các hoạt động chung.
Không quan tâm tới việc của người khác.
Làm thay công việc của người khác.
Việc của ai, người nấy biết.
Biết tự phối hợp với nhau trong công việc.
 Câu 3: Em hãy chọn các từ ngữ : Hợp tác, quốc tế, Liên Hợp Quốc, hòa bình để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 Liên Hợp Quốc là tổ chức ........................ lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của ......................... . Nước ta luôn ................ chặt chẽ với các nước thành viên khác trong Liên Hợp Quốc trong các hoạt động vì ......................,công bằng và tiến bộ của xã hội.
 	2- Kĩ thuật:
 Điền dấu x vào trước những ý đúng:
 Câu 1:
 Khi thực hiện thêu dấu nhân:
Thêu theo chiều từ phải sang trái.
Thêu tự do.
Không cần thêu theo hai đường thẳng song song.
Các mũi tên được thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu song song.
Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
 	Câu 2: 
 Muốn đậu rán đạt yêu cầu cần:
Rửa sạch đậu trước khi rán.
Để đậu ráo nước và cắt thành từng miếng.
Khi rán đun to lửa.
Đậy nắp khi rán đậu.
Khi rán đậu cần đun nhỏ lửa và lật từng mặt để đậu chín vàng đều.
 	 Câu 3: Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản.
3- Mĩ thuật:
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng:
Câu 1 Những đồ vật nào là hình khối hộp?
Chai, chiếc bút, nồi cơm.
Hộp phấn, hộp bánh, hộp thuốc lá.
Bát, đĩa, ấm, chén.
Câu 2: Tranh vẽ về an toàn giao thông thường có những hình ảnh nào? 
Người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, tàu, cột tín hiệu, biển báo.
Cánh đồng lúa, cảnh sân trường, đường dây điện.
Cảnh gặt lúa, cắm trại, đoàn đua xe đạp.
Câu 3: Có mấy màu gốc chính?
3 màu
4 màu
5 màu
6 màu
 4- Âm nhạc:
 	Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
	Câu 1: Bài hát: “Tre ngà bên lăng Bác” là sáng tác của nhạc sĩ nào ?
 a. Hoàng Lân.
 b. Hàn Ngọc Bích.
 c. Lưu Hữu Phước.
 d. Phạm Tuyên.
 	 Câu 2: Trong các bài hát sau đây bài nào có nội dung lên án chiến tranh và bảo vệ hòa bình ?
 a. Con chim hay hót.
 b. Những bông hoa những bài ca.
 c. Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 d. Reo vang bình minh.
 	 Câu 3 Giá trị độ ngân của một hình nốt trắng có chấm dôi bằng bao nhiêu hình nốt đen? 
 a. 2
 b. 3
 c. 4.
 d. 5
 	 5- Thể dục:
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
 	 Câu 1: Khi đi đều sai nhịp các em sẽ ?
 a. Dừng lại đợi bạn rồi tiếp tục đi theo nhịp bình thường.
 b. Dùng bước đệm rồi đi theo nhịp bình thường.
 c. Nhảy lên một bước rối đi theo nhịp bình thường.
 d. Cả đáp án trên đều đúng.
 	 Câu 2: Trong chương trình trò chơi vận động ở lớp 5 các em được học mới mấy trò chơi ?
 a. 6 c. 8
 b. 7 d. 9
 	 Câu 3: Em hãy nêu cách thực hiện động tác bật cao .
 Đáp án lớp 5
I tiếng việt:
1.Tập đọc:
Câu 1:ý b
Câu 2:ý a
Câu 3:Nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam.
Câu 4: 
	- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.
	- Trái đất được so sánh với hình ảnh “qủa bóng xanh” cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên , của niềm vui trong sáng,hồn nhiên.
	- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù.
	- Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.
2.Luyện từ và câu:
Câu 1:ý a; b.
Câu 2: Xếp vào các nhóm:
thật thà
trung thực
thẳng thắn
cần cù
chăm chỉ
chắt chiu
chuyên cần
anh dũng
dũng cảm
gan dạ
kiên cường
dè xẻn
tiết kiệm
Câu 3:
 a.Nhựa ngọt,mùi thơm, cuộc sống, khí ấm/ tràn trề.
 b. Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn/ thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.
 Câu 4:
a. Câu đơn
b. Câu ghép
3. Chính tả:
 	Câu1:
 khôn nhà đói góp
	 đánh rắn làm lành
	 bớt giận dại chợ
	 no dồn khúc giữa
 	 Câu2:
 a. Thứ tự cần điền là: d ; d; gi ;gi ; r.
 b. ở các tiếng có chứa ưa( không có âm cuối), dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ nhất của âm chính: chữ ư. ở các tiếng có chứa ươ (tiếng có âm cuối), dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính: chữ ơ.
Câu3: Học sinh viết đúng được hai khổ thơ đầu trong bài thơ “ Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy - Sách TV5 tập 2. 
	Là cửa nhưng không then khoá
	Cũng không khép lại bao giờ
	Mênh mông một vùng sóng nước
	Mở ra bao nỗi đợi chờ.
	Nơi những dòng sông cần mẫn
	Gửi lại phù sa bãi bồi
	Để nước ngọt ùa ra biển
	Sau cuộc hành trình xa xôi.
4. Tập làm văn:
Câu 1: Học sinh đánh dấu x vào ô trống thứ tư.
	Câu2: Học sinh viết được đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả người: Tả cô giáo em.
Câu3: Học sinh viết được đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả cảnh: Tả trường em khi xuân về.
II Toán:
Phần I:
Khoanh tròn vào các chữ sau:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: D
Phần II:
Câu 1: D 
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4 :A
 	Phần III:
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: 
III Tự nhiên và xã hội
 1. Khoa học:
Câu 1: ô trống cuối cùng.
Câu 2: 
	a. ô trống 1
	b. ô trống 2
	c. ô trống 2
	d. ô trống 1
e. ô trống 2
Câu 3: Học sinh trả lời được các ý sau:
 - Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra ngoài nhớ tắt đèn, quạt, ti vi ...
 - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là ủi quần áo ( vì những việc này cần dùng nhiều năng lượng điện).
 2. Địa lý:
Câu 1: Ghi dấu(´) vào ô thứ 3
Câu 2: Ghi dấu(´) vào ô thứ 4
Câu 3: Học sinh viết theohiểu biết của mình về hoang mac Xa- ha -ra.
 3. Lịch sử:
Câu1: Thứ tự cần điền là:
 - Thực dân Pháp nổ súng bắt đầu xâm lược nước ta.
 - 03/02/1930
 - Ngày toàn quốc kháng chiến.
 - 07/5/1954
 	Câu 2: ý b.
 	Câu 3: ý nghĩa của sự kiện 30/4/1975
 	Học sinh nêu được hai ý lớn:
 - Là trận đánh mang tầm lịch sử vĩ đại, đánh tan chính quyền Mỹ - Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 - Từ đây Bắc- Nam thống nhất, non sông thu về một mối.
IV.Các môn khác:
 1. Đạo đức:
 	Câu 1: Đánh dấu vào ô trống thứ 2 ;3 ; 5 ;7.
 	 Câu 2: Đánh dấu vào ô trống thứ 1 ; 2; 6.
 	Câu 3: Điền theo thứ tự: Quốc tế, Liên Hợp Quốc, hợp tác, hòa bình.
2. Kỹ thuật:
Câu 1: ô trống 1; 4 ;5.
Câu 2: ô trống 1;2;5.
Câu 3: Học sinh vẽ được sơ đồ như sau:
 + - + -
3- Mĩ thuật:
 Câu 1: Đánh dấu vào ô trống thứ 2. 
 Câu 2: Đánh dấu vào ô trống thứ 1.
 Câu 3: Đánh dấu vào ô trống thứ 1.
 4- Âm nhạc:
 Câu 1: Khoanh tròn vào ý b. Hàn Ngọc Bích.
 Câu 2: Khoanh tròn vào ý c . Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 Câu 3: Khoanh tròn vào ý b.
 5- Thể dục:
 Câu 1: Đáp án b.
 Câu 2: Đáp án c
 Câu 3: Khi có lệnh, khuỵu gối, hai tay đưa ra sau lấy đà rồi bật nhảy với tay chạm bóng. Khi 2 chân tiếp đất, khuỵu gối để giảm chấn động, 2 tay đưa ra trước hoặc sang ngang để giữ thăng bằng.

File đính kèm:

  • docDe thi va dap an HSG toan dien lop 5.doc