Đề thi tuyển sinh môn Vật Lý vào Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Kèm đáp án)

pdf2 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh môn Vật Lý vào Lớp 10 THPT Chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 2 trang)
THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: VẬT LÍ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (2 điểm)
 Một chiếc xe đi từ A đến B trong khoảng thời gian quy định là t(h). Nếu xe 
chuyển động từ A đến B với vận tốc 60km/h thì sẽ đến B sớm hơn 10 phút so với 
thời gian quy định. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc 40km/h thì sẽ đến B 
chậm hơn 15 phút so với thời gian quy định.
a. Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t(h).
b. Để đi từ A đến B đúng thời gian quy định, xe chuyển động từ A đến C với 
vận tốc 60km/h (C nằm trên đoạn AB), rồi tiếp tục đi từ C đến B với vận tốc 
40km/h. Tìm chiều dài của quãng đường AC. 
Bài 2 (1,5 điểm)
Một ô tô kéo vật nặng có dạng một khối trụ đặc từ dưới đáy hồ nước lên bờ 
(hình 1.a). Trong quá trình kéo, vận tốc của ô tô không đổi v = 0,2m/s hướng về 
bên phải. Tại thời điểm t = 0 thì xe bắt đầu nâng vật. Đồ thị biểu diễn công suất 
của xe theo thời gian kéo vật như hình 1.b. Bỏ qua lực cản của nước và lực ma 
sát của ròng rọc, biết dây không giãn. 
a. Tính khối lượng của vật nặng.
b. Xác định khối lượng riêng của vật nặng. 
 Bài 3 (1,5 điểm) 
Hai bình nhiệt lượng kế hình trụ giống nhau, cách nhiệt, có cùng độ cao 
là 25cm, bình A chứa nước ở nhiệt độ t0 = 500C, bình B chứa nước đá tạo 
thành do làm lạnh nước đã đổ vào bình từ trước. Cột nước và nước đá chứa 
trong mỗi bình đều có độ cao là h = 10cm. Đổ tất cả nước ở bình A vào bình B. 
Khi cân bằng nhiệt thì mực nước trong bình B giảm đi ∆h = 0,6cm so với khi 
vừa đổ nước từ bình A vào. Cho khối lượng riêng của nước là D0 =1(g/cm3), của 
nước đá là D 0,9 (g/cm3), nhiệt dung riêng của nước đá là 1 2,1c J/(g.độ), nhiệt 
dung riêng của nước là 2 4,2c J/(g.độ), nhiệt nóng chảy của nước đá là  = 
335(J/g). Tìm nhiệt độ ban đầu của nước đá ở bình B. 
Hình 1.b
A B
C D
O
1000
1200
8070
P(W
)
t(s)Hình 1.a
Bài 4 (3 điểm)
 4.1. Cho mạch điện như hình 2: R1 = R2 = 5Ω, 
R3 = 4Ω, R4 = 6Ω; hiệu điện thế đặt vào 2 điểm A, B 
là UAB = 10V, bỏ qua điện trở của các dây nối.
a. Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
b. Tìm hiệu điện thế giữa 2 điểm C, D .
4.2. Giả sử một bóng đèn có quy luật phụ 
thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là 
I = α U , với hệ số α = 0,05 khi cường độ dòng 
điện có đơn vị đo bằng Ampe(A) và hiệu điện thế đo bằng đơn vị Vôn(V). 
Mắc bóng đèn nối tiếp với một điện trở R= 280Ω (hình 3). Đặt vào 2 đầu đoạn 
mạch AB hiệu điện thế không đổi U= 240V. Tìm cường độ dòng điện qua đèn 
và công suất tiêu thụ của đèn.
Bài 5: (2 điểm).
 Một thấu kính hội tụ (L) có tiêu cự f = 50cm, quang tâm O. Người ta đặt 
một gương phẳng (G) tại điểm I trên trục chính sao cho gương hợp với trục 
chính của thấu kính một góc β = 450 và OI = 40cm, gương quay mặt phản xạ về 
phía thấu kính (hình 4).
 a. Một chùm sáng song song với trục chính tới thấu kính, phản xạ trên gương 
và cho ảnh là một điểm sáng S. Vẽ đường đi của các tia sáng và tính khoảng cách 
SF’(với F’ là tiêu điểm ảnh của thấu kính hội tụ) .
 b. Cố định thấu kính và chùm tia tới, quay gương quanh điểm I một góc 
(với 0 00 90 ) theo chiều kim đồng hồ trong mặt phẳng thẳng đứng, điểm sáng 
S di chuyển thế nào? Tính độ dài quãng đường di chuyển của S theo góc ? 
-------- Hết --------
Họ và tên thí sinh: . SBD: 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài.
A
+
B
R1 R2
R3 R4
C
D
Hình 2
Đ RA
B
Hình 3
+ -
(L)
O
 G
I
β
Hình 4
F’

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_mon_vat_ly_vao_lop_10_thpt_chuyen_nam_hoc.pdf
  • pdfĐA CHUYÊN THÁI NGUYÊN 2014-2015.pdf