Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013 môn hóa học – khối a, b thời gian làm bài: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2013 môn hóa học – khối a, b thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT THANH OAI B
Đề thi thử lần 1 năm 2013
Họ và tên .
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
MÔN HÓA HỌC – KHỐI A, B
Thời gian làm bài: 90 phút
Số báo danh 
	Mã đề 485
Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO3)2.7H2O vào 500 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Hỏi dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
	A. 7,04	B. 3,84	C. 4,48	D. 4,26
X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 32. Kết luận nào sau đây là đúng với X, Y?
	A. X, Y đều có 2 electron ngoài cùng.	B. Tính kim loại của X mạnh hơn Y
	C. Năng lượng ion hóa của X nhỏ hơn của Y 	D. Bán kính nguyên tử của X lớn hơn Y
Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và 3 ete tạo ra từ hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,81 mol CO2 và 0,99 mol H2O. Giá trị của m và V lần lượt là
	A. 16,20 và 29,232. 	B. 14,58 và 29,232. 	C. 16,20 và 27,216. 	D. 14,58 và 27,216.
Cho các phát biểu sau về phân bón:
	(1) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho trong thành phần của nó.
	(2) Supe photphat đơn có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2 
	(3) Supe photphat kép có thành phần gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
	(4) Phân đạm có độ dinh dưỡng được đánh giá bằng % K2O .
	(5) NPK là phân bón chứa ba thành phần N, P, K.
	(6) Amophot là phân bón chứa hai thành phần NH4H2PO4 và KNO3
	(7) Phân urê được điều chế bằng phản ứng giữa CO và NH3.
	(8) Phân đạm 1 lá là NH4NO3 và đạm 2 lá là (NH4)2SO4
	Số các phát biểu đúng là:
	A. 7	B. 3	C. 2	D. 4
Dãy gôm các dung dịch riêng lẻ (nồng độ mol mỗi dung dịch 0,1M) được sắp xếp theo thứ tự độ pH tăng dần từ trái sang phải là:
	A. NaCl, Na2CO3, H3PO4, HNO3, H2SO4, NaHCO3 	
	B. H2SO4, HNO3, H3PO4, NaCl, NaHCO3, Na2CO3.
	C. HNO3, Na2CO3, NaCl, H2SO4, H3PO4, NaHCO3
	D. H2SO4, HNO3, H3PO4, NaCl, Na2CO3, NaHCO3
Cho chất X có công thức phân tử C4H11NO2 vào dd NaOH dư, ở nhiệt độ thường thấy có khí mùi khai thoát ra, sau phản ứng thu được dd Y. Thêm tiếp CuSO4 vào dd Y rồi đun nóng thấy xuât hiện kêt tủa đỏ gạch. Số chất X thỏa mãn là:
	A. 4	B.2	C. 1	D. 3
Cho 8,96 lít khí NH3 (ở đktc) đi qua bình đựng 40 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ chất rắn X vào 800 ml dung dịch HCl 1 M, sau phản ứng hoàn toàn thì thấy số mol HC1 giảm đi một nửa. Hiệu suất của phản ứng khử CuO bởi NH3 là	
	A. 40%.	B. 33,33%.	C. 50%	D. 60%.
Hòa tan hết 28,6 gam Na2CO3.xH2O vào nước thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ đến hết V ml dung dịch HCl 1 M vào X, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Y, sinh ra tối đa 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x và V là :
	A. 25 và 300	B. 10 và 150	C. 10 và 100	D. 25 và 150
Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vào nước dư, thu được 1,02 gam chất rắn. Phần hai hòa tan hết trong dung dịch HCl 1 M thấy có tối đa 140 ml dung dịch HC1 phản ứng. Giá trị cùa m là? 
	A. 5,32	B.3,2	C. 3,5.	D. 2,66.
Hóa hơi 17,28 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (Có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam trong cùng điều kiện). Đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu	A. 72,22%	B. 65,15%	C. 35,25%	D. 27,28%
Cho 15,6 gam hỗn hợp HCOOH, CH3OH và C2H5OH tác dụng hết với Na thì thu được 4,48 lít hidro (đktc). Tính phần trăm khối lượng của CH3OH trong hỗn hợp?
	A. 50,26%	B. 49,74%	C. 78,205%	D. 41,03%
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 1 M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1 M. Số mol axít glutamic trong 0,15 mol hỗn hợp X là
	A. 0,125	B.0,1	C. 0,075	D. 0,05
Cho phản ứng oxi hóa – khử sau: X + HNO3 đặc, nóng →  + NO2 +	 (1)
Đặt k = số mol NO2 / số mol X. Nếu X là Zn, S và FeS thì k nhận các giá trị tương ứng là:
	A. 2, 6, 9	B. 2, 6, 7	C. 1, 6, 7	D. 2, 5, 9
Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen, naphtalen, o-xilen, anlen, xiclopropan, xiclobutan, toluen, đivinyl. Số chất trong dãy làm mất màu dd nước Brom là:
	A. 2 	B.4	C. 6	D. 3
Trong các vật liệu Polime sau: poli(metyl metacrylat); cao su bu na - N; nhựa novolac; poli(etylen terephtalat); nilon-6,6; poli(vinyl axetat); tơ lapsan; tơ capron; tơ visco; tơ nitron; poli(vinyl ancol). Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: 
	A. 3	B. 5	C. 4	D. 2
Xét cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k). Khi chuyển sang trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2 và H2 đều giảm 2 lần (giữ nguyên các yếu tố khác so với trạng thái cân băng cũ) thì nồng độ mol của NH3	
	A. tăng 4 lần.	B. giảm 2 lần.	C. giảm 4 lần.	D. giảm 16 lần.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 2,3 gam X tác dụng với dd HCl (dư), số mol HC1 phản ứng là:
	A. 0,4	B. 0,2	C. 0,1	D. 0,3
Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.
	B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
	C. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
	D. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axít và H trong nhóm -OH của ancol.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.	(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
	(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch NaSiO3. 	(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2
	(5) Nhỏ dd NH3 đến đư vào dd Al2(SO4)3	(6) Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 đến dư vào dd Al2(SO4)3
	Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là 
	A.6.	B. 4	C. 5	D. 3
Cho các chất: HBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong số các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 7
Cho 46 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 153 gam kết tủa. Hiđro hóa hoàn toàn X được Y. Khi cho Y tác dụng với Cl2 trong điều kiện chiếu sáng thì thu được tối đa 3 sản phẩm monoclo. X có bao nhiêu đồng phân thỏa mãn tính chất trên?
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
Este X được điều chế từ một ancol Y và một amino axit Z. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 44,5. Cho 17,8 gam X phản ứng hết với 250 ml dung dịch NaOH 1 M, thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 21,4.	B. 19,4.	C. 27,0.	D. 24,2.
Trộn một thể tích H2 với một thể tích anken thu được hỗn hợp X. Tỉ khối của X so với H2 là 7,5. Dẫn X đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 9,375. Phần trăm khối lượng ankan trong Y là
	A. 60%.	B.20%.	C. 40%.	D. 25%
Nung m gam C với bột CuO dư trong một bình kín tới khi khối lượng chất rắn không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm 11 gam so với rắn ban đầu. Nếu nung m gam C, thổi hơi nước dư đi qua, dẫn toàn bộ sản phẩm hơi khí qua bột CuO dư ở nhiệt độ cao thì lượng Cu tạo ra là (các phản ứng đạt hiệu suất 100%)
	A. 32 gam	B. 64 gam	C. 44 gam	D. 88 gam
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H14O3N2 tác dụng dd NaOH dư. Sau đó cô cạn thu đưọc các chất hữu cơ đơn chức ( hỗn hợp Y) và phần rắn chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho X tác dụng dd HCl dư. Sau đó cô cạn thì thu được phần rắn và giải phóng khí Z. Khối lượng phân tử ( theo đvC) của Y và Z lần lượt là:
	A. 45 và 46	B. 45 và 44	C. 38 và 44	D. 31 và 46
Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại:
	A. Đốt FeS2 trong oxi dư
	B. Nung hỗn hợp quặng photphoric, cát và than cốc trong lò điện. 
	C. Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc trong lò đứng.
	D. Đốt Ag2S trong khí oxi dư.
Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một andehit, một ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là :
	A. 31,25%	B.40%	C. 62,5%	D. 50%
Cho 25 gam KMnO4 có lẫn tạp chất tác dụng với dd HCl dư thu được lượng khí clo đủ đẩy được iot ra khỏi dd chứa 83 gam KI. Độ tinh khiết của KMnO4 đã dùng là:
	A. 63,2%	B. 74%	C. 59,25%	D. 80%
Liên kết nào sau đây sai?
	A. Liên kết trong phân tử Cl2, H2O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
	B. Liên kết trong phân tử NH3, H2O, H2S là liên kết cộng hóa trị có cực. 
	C. Liên kết trong phân tử BaF2 và CsCl là liên kết ion.
	D. Liên kết trong phân tử CaS, AlCl3 là liên kết ion vì được hình thành giữa kim loại và phi kim.
Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau:
	NaX(rắn) + H2SO4 (đặc, nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX (khí)
	Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ?
	A. HF, HCl, HBr, HI. 	B. HC1, HBr và HI. 	C. HBr và HCl	D. HF và HC1.
Có các nhận xét sau:
	(1) Axit HF mạnh hơn Axit HI	(2) Nước javen tẩy mạnh hơn nước clorua vôi
	(3) Fe3+ có cấu hình [Ar]3d5	(4) SiO2 tan trong NaOH loãng đun sôi.
	(5) Al, Al2O3, NH4HCO3, NaHS là dãy chất lưỡng tính	(6) NO cháy trong không khí tạo khí màu nâu 
	(7) N2 phản ứng vói Cl2 có thể tạo NCl5 	(8) O3 phản ứng với Ag tạo Ag2O khi có nhiệt độ
	Số nhận xét sai là:
	A.4	B. 2	C. 6	D.8
Cho các thuốc thừ sau đây: 	1/ Dung dịch Ba(OH)2	2/ Dung dịch Br2 trong nước.
	3/ Dung dịch I2 trong nước. 	4/ Dung dịch KMnO4 
Để phân biệt hai khí SO2 và CO2 riêng biệt thuốc thử có thể dùng để phân biệt là
	A. 1, 2, 4	B. 2, 3, 4	C. 2, 3	D. 2, 4
Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn bợp gồm 0,2 mol Na+; 0,3 mol Ca2+; x mol Cl- và y mol HCO3- thu được 41,15 g muối. Giá trị của X và y lần lượt là
	A. 0.7 và 0,1.	B. 03 và 0,05.	C. 0,1 và 0,7	D. 0,2 và 0,1
Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với H2 (xt Ni, t0) sinh ra ancol Y có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, số chất bền phù hợp của X là
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol Alanin (Ala), 2 mol Valin (Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
	A. 8	B. 6.	C. 2.	D. 4.
Hòa tan 5,11 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO4 vào nước được dung dich Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí do catot sinh ra, (các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ vả áp suất). Phần trăm của CuSO4 về khối lượng trong hỗn hợp X là:
	A. 68,69%	B. 31,31%	C. 73,22%	D. 94,25%
Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(1) Đổ từ từ dd FeCl3 vào dd NaHS. 	(2) Đổ từ từ dd FeCl2 vào dd NaOH. 
	(3) Cho bội Al vào dd (KNO3 + NaOH). 	(4) Cho bột Al vào dd (NH3 + KNO3). 
	(5) Đổ từ từ BaF2 vào dd NaHSO4	(6) Cho từ từ dd ZnCl2 vào dd KOH
	Số thí nghiệm luôn có chất rắn không tan sau thí nghiệm là:
	A. 4	B. 3	C.2	D.6
Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic, axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 25 ml dd Ba(OH)2 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 37,4 gam khí CO2 và 14,76 gam H2O. Phần trăm số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là:
	A. 30%	B. 25%	C. 15%	D. 20%
Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125 M và Al2(SO4)3 0,25 M. Tách kết tủa rồi nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 5,24 gam chất rắn. Tính giá trị a phù hợp?
	A. 17,0	B. 9,2	C. 11,5	D. 14,1 
Lấy cùng số mol các khí sục vào các dd có cùng số mol NaOH, trường hợp thu được dd có pH < 7
	A. CO2 	B. SO3 	C. HCl	D. NO2
A là dd chứa 10 mol NaOH. Chia A thành 2 phần bằng nhau. Sục khí Clo dư vào phần 1 ở nhiệt độ thường được dung dịch D. Sục khí Clo dư vào phần 2 ở 900 được dd C. Cô cạn dd B và C thu được các lượng muốỉ khan tương ứng mB và mC. So sánh mB và mC
	A. mC > mB	B. mC = 2mB	C. mB = mC	D. mC = 3mB
Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH3-CHCl2 (1), CH3-COO-CH=CH-CH3 (2), CH3COOC(CH3)=CH2 (3), CH3-CH2-CCl3 (4), CH3-COO-CH2-OOC-CH3 (5), HCOO-C2H5 (6). Nhóm các chất sau khi thuỷ phân cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là:
	A. (1), (2), (3), (6). 	B. (l), (2), (5), (6). 	C. (1), (2), (3), (5). 	D. (1), (4), (5), (6).
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15 M thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chât khí. Giá trị m là :
	A. 34,3	B. 22,6	C. 34,51	D.40,6
Cho các đồng phân của C3H9N tác dụng với dd H2SO4 thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại muối?
	A. 6	B. 7	C. 8	D. 4
Hỗn họp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hoà tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1 M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra (ở đktc) là:
	A. 50 ml; 2,24 lít. 	B. 25 ml; 1,12 lít 	C. 50ml; 1,12 lít 	D. 500ml; 22,4 lít
Cho hỗn hợp M gồm hai kim loại X, Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn toàn 6,3 gam M trong oxi dư thu được 11,1 gam hỗn hợp hai oxit. Mặt khác, nếu lấy 12,6 gam M hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 8.96.	B. 6.72.	C. 13.44.	D. 4.48.
Cho các phản ứng sau:
	(1) MnO2 + HCl đặc → khí X	(3) ZnS + HCl → khí Z	
	(3) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 (loãng) → khí Y 	(4) Zn + H2SO4 loãng → khí T
	Cho các cặp khí đó tác dụng với nhau từng đôi một, số trường hợp xảy ra phản ứng là
	A. 3	B. 6	C. 5	D. 4
Nguyên tử kim loại X có tổng số hạt (n,p,e) là 58. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây sử dụng để điều chế X?
	A. Điện phân nóng chảy.	B. Thủy luyện
	C. Nhiệt luyện	D. Điện phân dung dịch
Hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: CH6O3N2 và C3H7O2N đều tác dụng với dd NaOH đun nóng, cho hai amin đơn chức bậc 1 thoát ra. Nhận xét nào sau đây đúng về hai hợp chất hữu cơ trên?	A. Chúng đêu tác dụng H2 (xúc tác Ni,đun nóng)	B. Phân tử của chúng đều có liên kết ion 
	C. Chúng đều tham gia phản ứng trùng ngưng.	D. Chúng đều là chất lưỡng tính
Hoà tan hoàn toàn 0,15 mol phèn chua KA1(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch (Ba(OH)2 1 M + NaOH 1 M), sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 54,4.	B. 46,6	C. 58,3.	D.23,3.

File đính kèm:

  • docde thi thu hoa thpt thanh oai b.doc
Đề thi liên quan