Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt khối Tiểu học - Năm học 2009-2010

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt khối Tiểu học - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh:..
Lớp:..Trường Tiểu học:
Số BD:
 Số phách: 
 Số phách: 
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
 Môn : Tiếng Việt Lớp 2
Năm học: 2009 – 2010
 Thời gian: 20 phút - không kể thời gian giao đề
Chuyện trên đường
Sáng nay,trên đường đi học,Lâm gặp một bà cụ già mái tóc bạc phơ ,đứng trên hè phố.Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được.Dưới lòng đường,xe cộ đi lại nườm nượp.
 Lâm nhẹ nhàng đến bên bà cụ và nói:
- Bà cầm tay cháu,cháu sẽ dắt bà sang đường.
Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Lâm .Hai bà cháu qua đường.Người ,xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.
I. Đọc mẩu chuyện trên và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?
 1. Lâm gặp ai trên đường đi học?
A.Lâm gặp bà ngoại.
B.Lâm gặp một bà cụ già.
C.Lâm gặp bà cụ hỏng mắt.
2.Bà cụ muốn làm gì?
A.Bà cụ muốn tìm nhà người thân.
B.Bà cụ muốn đi xe buýt.
C.Bà cụ muốn đi sang bên kia đường.
3.Bạn Lâm có điểm gì đáng khen?
A.Bạn Lâm dắt bà cụ qua đường.
B.Bạn Lâm biết biết giúp đỡ người già yếu.
C.Cả hai ý trên đều đúng.
4.Câu : “ Mái tóc bà cụ bạc phơ” được viết theo mẫu câu nào?
A. Mẫu 1: Ai ( cái gì, con gì) là gì?
B. Mẫu 2: Ai (cái gì,con gì) làm gì?
C. Mẫu 3: Ai(cái gì, con gì) như thế nào?
5.Câu: “Hai bà cháu qua đường” được viết theo mẫu nào trong ba mẫu dưới đây?
A. Mẫu 1: Ai ( cái gì, con gì) là gì?
B. Mẫu 2: Ai (cái gì,con gì) làm gì?
C. Mẫu 3: Ai(cái gì, con gì) như thế nào?
II. Tìm từ ngữ trong mẩu chuyện trên để xếp vào bảng sau (mỗi cột 5 từ):
1.Từ chỉ hoạt động
2.Từ chỉ đặc điểm
.
..
..
.
..
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh:..
Lớp:..Trường Tiểu học:
Số BD:
 Số phách: 
 Số phách: 
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
 Môn : Tiếng Việt Lớp 3
Năm học: 2009 – 2010
 Thời gian: 20 phút- không kể thời gian giao đề
Đêm trong rừng
 Trăng cuối tháng tròn và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi .Trời đầy sao. Gió lộng trên những cành cây cao nhưng trong rừng thì hoàn toàn yên tĩnh.Hoa lá,quả chín,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. Những đốm sáng lân tinh trên gỗ và trên lá mục lấp lánh.
Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng,ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm .Cầy cáo chạy nhao dưới đất.Những con cheo cheo bé bỏng,lông vàng mượt,xinh xắn như một lũ hoãng non, rón rén đi tìm măng. Một mùi hương ngào ngạt đọng ở lối đi,tưởng chừng chúng đã để lại trên đường những dấu chân thơm. 
 I. Phần trắc nghiệm: Dựa vào nội dung bài đọc trên và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?
1.Rừng đêm được miêu tả qua các sự vật nào?
A.Trăng, sao, gió, hoa, lá, ánh sáng.
B.Trăng, sao, gió, hoa quả,các con vật.
C. Trăng, sao, gió, hoa láquả chín, ánh trăng, các con vật,mùi thơm.
2.Rừng đêm có những mầu sắc gì?
A. Màu của hoa quả.
B. Màu xanh của lá cây.
C.Màu vàng ngà của trăng và vàng mượt của những con cheo cheo.
3. Rừng đêm có những ánh sáng gì?
A. Những đốm sáng lân tinh.
B.Luồng sáng của ngọn đèn người gác rừng.
C.Cả hai ý trr lời trên.
4.Vì sao tác giả viết : “Nhìn qua luồng sáng của những ngọn đèn người gác rừng,ta thấy rất rõ cái tấp nập thầm lặng của rừng đêm.”?
A. Vì rừng yên tĩnh.
B. Vì đêm trong rừng vẫn có những hoạt động của cây lá, của các con thú.
C. Cả hai ý trên
5. Vì sao có thể so sánh hương thơm trong rừng đêm như những dấu chân thơm?
A. Vì hoa lá, quả chín,những vạt nấm đua nhau toả mùi thơm.
B. Vì mùi hương trong rừng đêm ngạt ngào đọng lại ở các lối đi.
C. Vì những vạt nấm thơm mọc thành từng cụm ven đường đi.
II. Phần tự luận:
Bài 2: Tìm các từ chỉ hoạt động, các từ chỉ trạng thái có trong các câu sau:
	Lan dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ. Lan vạch lá tìm bông hồng.
Bài 3:	 Nghĩ về người bà yêu quí của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết:
Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy rõ hình ảnh người bà như thế nào?
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh:..
Lớp:..Trường Tiểu học:
Số BD:
 Số phách: 
 Số phách: 
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
 Môn : Tiếng Việt Lớp 4
 Năm học: 2009 – 2010
 Thời gian: 20 phút- không kể thời gian giao đề
Cây rơm
 Cây rơm đã cao và tròn nóc.Trên cọc trụ người ta úp một chiếc nồi đất,hoặc ống bơ để nướckhông theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra.
 Cây rơm giống như một túp lều không cửa,nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ lúc nào.Lúc chơi trò chạy đuổi,những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
 Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.Cây rơm đứng từ mùa gặt nàt đến mùa gặp tiếp sau.Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp,cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
 Mệt mỏi trong công việc ngày mùa,hay vì đùa chơi,bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay,vì sự êm đềm của rơm,vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn.
 I. Dựa vào nội dung bài đọc trên và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?
1. Cây rơm được miêu tả như thế nào?
A. Cao B. Tròn nóc C. To lớn
2. Vì sao trên cọc trụ người ta phải úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ?
A.Để làm nóc nhà cho đẹp.
B.Để nước không theo cọc mà làm ướt cọc cây rơm
C. Để che mưa,che nắng cho cây rơm.
3.Cây rơm được so sánh với cái gì?
A. Mái nhà cao tầng
B.Túp lều không cửa
C.Cây nấm không chân
4.Với tuổi thơ,vì sao cây rơm có thể mở cửa bất cứ lúc nào?
A.Vì cây rơm chỉ mở cửa cho trẻ nhỏ.
B. Vì trẻ nhỏ có thể chui vào cây rơm lấy rơm che cho mình đóng cửa lại.
C. Vì cây rơm có rất nhiều cửa.
5. Cây rơm giúp gì cho đời sống của người nông dân?
A. Dùng để đun bếp	
B. Dùng làm thức ăn cho trâu bò.	
D. Dùng để lầm nhà	
D. Tất cả các ý trên
6. Cây rơm như một người bạn tri kỉ của người nông dân. Đoạn nào trong bài văn nói lên điều ấy?
A. Đoạn 1 C. Đoạn 3
B. Doạn 2 D. Đoạn 4
7. Câu “Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.”là kiểu câu gì?
A. Câu Ai là gì? B. Câu Ai thế nào? C. Câu Ai làm gì?
8. Câu: “Trên cọc trụ người ta úp một chiếc nồi đất,hoặc ống bơ để nước không theo cọc mà làm ướt từ ruột cây ướt ra.” Là câu có trạng ngữ chỉ cái gì?
A. Chỉ thời gian B. Chỉ phương tiện C. Chỉ nơi chốn
9. Câu nào tả cây rơm dùng biện pháp nhân hoá?
A.Cây rơm giống như một túp lều không cửa.
B. Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân.
C. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp,cho bữa ăn rét mướt của trâu bò.
10. Chủ ngữ trong câu: “ Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.”là:
A. Lúc chơi trò chạy đuổi.
B. Những chú bé
C. Những chú bé tinh ranh
 II. Phần tự luận:
Bài 1: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
Bài 2: Trong bài thơ “ Chợ Tết” nhà thơ Đoàn Văn Cừ viết:
“ Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
 Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
 Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc”
 Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh:..
Lớp:..Trường tiểu học:
Số BD:
 Số phách: 
 Số phách: 
Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi
	 Môn : Tiếng Việt Lớp 5
 Năm học: 2007 – 2008
 Thời gian: 20 phút - không kể thời gian giao dề
Cây cơm nguội
 Dọc mấy dãy phố trung tâm có những hàng cây cơm nguội. Cái tên nghe chẳng gợi cảm tí nào. Cũng có người gọi nó là cây sếu vì cái thân hình gầy guộc, leo kheo của nó.
Hằng năm cây đâm lá,ra hoa ,nẩy chồi theo một lịch trình riêng ,chẳng giống một loài cây nào trong thành phố .Giữa mùa hè xanh ngát ,cây cho bóng mát lăn tăn .Mùa đông cây rụng hết lá ,trơ cành trong sương mờ ,trong mây bạc. Nhìn những hàng cây khẳng khiu trong gió lạnh, ta ngỡ như đang chơi vơi trong tranh thuỷ mặc. Cơm nguội rụng lá trước mọi loài. Tháng mười khi hoa sữa vừa toả ngát hương thì cũng là lúc lá cơm nguội vàng au bay đầy mặt đất. Nhưng hồi sinh sớm nhất cũng chính là cơm nguội .Ngay từ giữa tháng chạp, khi bàng còn đang mải miết thả những bức thư đỏ đầy mặt đất, thì từ những cành tưởng như đã chết khô đã bật ra những chấm mầu đồng điếu hay tím hồng. Những chấm phá ấy chẳng bao lâu chuyển sang mầu lá mạ hay xanh non như nõn chuối.Tắm trong nắng sớm, mưa xuân, lá cơm nguội nhỏ xíu gợi đến mầu nõn nà ngon như những hạt cốm đầu mùa. Cơm nguội sống dài hàng trăm năm. Có khi còn dài hơn cả một đời người. Nó làm thơ mộng cho phố xá, nó như biết sẻ chia với người đời qua những tiếng thì thầm,lao xao khi có cơn gió nhẹ.
 Hoa không thơm,cành không thẳng,lá không to,cơm nguội thật khiêm nhường.Nhưng hơn nhiều loài khác,nó có sức sống bền lâu và có khả năng
 vượt bậc về sức chịu đựng.Nó là loài cây kiên nhẫn.
 I. Dựa vào nội dung bài đọc trên và khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng trong các câu trả lời dưới đây?
Câu 1:. Cách mở bài này thuộc loại nào?
Mở bài trực tiếp.
Mở bài gián tiếp.
Câu 2:Cây cơm nguội rụng lá vào tháng mấy?
Tháng mười B. Tháng chạp C.Tháng hai
Câu3: Cây cơm nguội đã sẻ chia với người đời qua những gì?
 A. Những tiếng thì thầm , lao xao, khi có cơn gió nhẹ. 
 B.Những tiếng lá lao xao. 
 C.Những bóng mát lăn tăn.
Câu 4: Ngoài ra cây cơm nguội còn có tên nào khác?
Cây sếu B.Cây xam C.Cây táo.
Câu 5 :Vìíao tác giả thấy cây cơm nguội thật khiêm nhường?
Nó có sức sống bền lâu
Hoa không thơm , cành không thẳng,lá không to
Hoa rất thơm ,lá rất đẹp
II. Phần tự luận
Bài 1: Chữa lại mỗi câu sai dưới đây bằng 2 cách khác nhau:
 (Chú ý: chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu)
	a. Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.
	b. Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học.
Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu sau:
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua 
toả mùi thơm
b. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ.
Bài 3: Trong bài thơ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
“ Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.”
Đọc hai dòng thơ trên , em thấy có gì mới lạ, có gì hay?

File đính kèm:

  • docHAC HAIDE THI TNNT TV 2345.doc