Đề thi trắc nghiệm học kì II - Môn Sinh học 9

doc21 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi trắc nghiệm học kì II - Môn Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Huyện Long Thành
Trường THCS Nguyễn Đức Ứng
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2006 – 2007
Câu 1: Công nghệ tế bào là:
 a. Dùng hóa chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào
 b. Dùng hoocmon để điều khiển sự sinh sản của cơ thể
 c. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống
 d. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hòan chỉnh
Đáp án: d
Câu 2: Kỹ thuật gen được ứng dụng để:
 a. Chuyển một đọan ADN của tế bào cho sang tế bào nhận
 b. Chuyển NST của tế bào nhận vào NST của tế bào cho
 c. Tạo ra các dạng đột biến gen
 d. Kích tự nhân đôi NST và AND
Đáp án: a
Câu 3: Trong môi trường dinh dưỡng đặc thù để cấy mô sẹo ở hoạt động nhân giống vô tính thực vật, người ta bổ sung vào đó chất nào dưới đây?
 a. Enzim
 b. Vitamin
 c. Hoocmon sinh trưởng
 d. Chất kháng thể
Đáp án: c
Câu 4: Sản phẩm nào sau đây có thể được sản suất với qui mô công nghiệp từ ứng dụng của kĩ thuật gen?
 a. Axit amin và Protêin
 b. Viamin, enzim
 c. Hoocmon, kháng sinh
 d. Tất cả các sản phẩm trên
Đáp án: d
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng thóai hóa giống là:
 a. Giao phấn xảy ra ở thực vật
 b. Giao phối ngẫu nhiên ở thực vật
 c. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
 d. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau
Đáp án: c
Câu 6: Ưu thế lai là hiện tượng:
 a. Con lai có tính chống chịu kém hơn so với bố mẹ
 b. Con lai có sức sống cao hơn so với bố mẹ
 c. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ
 d. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ
Đáp án: b
Câu 7: nguyên nhân di truyền chủ yếu của hiện tượng ưu thế lai là do:
 a. Con lai có nhiều cặp gen đồng hợp hơn bố mẹ
 b. Con lai có ít cặp gen dị hợp hơn bố mẹ
 c. Con lai F1 tập trung được nhiều gen trội có lợi của bố và mẹ
 d. Con lai F1 sinh ra có nhiều kiểu gen hơn bố mẹ
Đáp án: c
Câu 8: Ưu điểm của chọn lọc cá thể là:
 a. Có thể áp dụng rộng rãi
 b. Chỉ tiến hành 1 lần đã tạo ra hiệu quả
 c. Đơn giản, dễ làm và ít tốn kém
 d. Kết quả nhanh và ổn định do có kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen
Đáp án: d
Câu 9: Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là:
 a. Tia tử ngoại, Cônsixin
 b. Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
 c. Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin
 d. Các tia phóng xạ, cônxisin
Đáp án: b
Câu 10: Các tia phóng xạ có khả năng gây ra:
 a. Đột biến cấu trúc và số lượng NST
 b. Đột biến gen và đột biến dị bội
 c. Đột biến đa bội và đột biến cấu trúc NST
 d. Đột biến gen và đột biến NST
Đáp án: d
Câu 11: Môi trường là:
 a. Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật
 b. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
 c. Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật
 d. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật
Đáp án: a
Câu 12: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
 a. Tác động sinh thái
 b. Khả năng cơ thể
 c. Sức bền của cơ thể
 d. Giới hạn sinh thái
Đáp án: d
Câu 13: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
 a. Vô sinh
 b. Hữu sinh
 c. Hữu cơ
 d. Hữu sinh và vô sinh
Đáp án: a
Câu 14: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, ngưòi ta chia thức vật thành 2 nhóm là:
 a. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
 b. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
 c. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
 d. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
Đáp án: c
Câu 15: Tuỳ theo mức phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường, người ta chia làm 2 nhóm động vật là:
 a. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
 b. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhịêt
 c. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
 d. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
Đáp án: d
Câu 16: Cây xanh dưới đây chịu đựng được môi trường khô hạn là:
 a. Xương rồng
 b. Cây rau muống
 c. Cây cải bắp
 d. Cây su hào
Đáp án: a
Câu 17: Đặc điểm thường gặp ở những cây sồng ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là: 
 a. Cây có phiến lá to, rộng và dầy
 b. Cây có lá tiêu giảm biến thành gai
 c. Cây biến dạng thành thân bò
 d. Cây có phiến là hép, mô giậu phát triển
Đáp án: d
Câu 18: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô:
 a. Hà mã
 b. Thằn lằn
 c. Cá sấu, cá heo
 d. Ếch, muỗi
Đáp án: b
Câu 19: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:
 a. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
 b. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
 c. Cáo đuổi bắt gà
 d. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ
Đáp án: c
Câu 20: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khu vực có các biểu hiện quan hệ là:
 a. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch
 b. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
 c. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
 d. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
Đáp án: b
Câu 21: Việc sống thành bầy đàn của các cá thể cùng loài có lợi ích là:
 a. Làm tăng khả năng tự bảo vệ của chúng trước các kẻ thù
 b. Tăng khả năng tìm mồi hiệu quả hơn
 c. Tăng khả năng chống chịu của chúng trước các yếu tố của môi trường sống
 d. Cà a, b, c đều đúng
Đáp án: d
Câu 22: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:
 a. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
 b. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
 c. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
 d. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ
Đáp án: a
Câu 23: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là:
 a. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
 b. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
 c. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể
 d. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn
Đáp án: c
Câu 24: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
 a. Cac cá chuột sống trên một đồng lúa.
 b. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ
 c. Các cây xanh trong một khu rừng
d Cả a, b, c đều đúng
Đáp án: a
Câu 25: Yếu tồ tác động làm thay đổi mật độ quần thể là:
a. Tỉ lệ sinh sản của quần thể
b. tỉ lệ tử vong của quần thể
c. Biến động của điều kiện sống như lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh
d. Cả a, b, c đều đúng
Đáp án: d
Câu 26: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:
 a. Văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong
 b. Hôn nhân, giới tính, mật độ
 c. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong
 d. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá
Đáp án: c
Câu 27: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do:
 a. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau.
 b. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
 c. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong
 d. Chỉ có sinh ra không có tử vong
Đáp án: b
Câu 28; Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và đến chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
 a. Thành phần nhóm tuổi
 b. Tỉ lệ giới tính
 c. Sự tăng giảm dân số
 d. Cả 3 yếu tố trên
Đáp án: d
Câu 29: Một dãy gồm nhiều lài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích trước, nó vừa bị mắt xích sau nó tiêu thụ. Dãy các loài sinh vật trên được gọi là:
 a. Chuỗi thước ăn
 b. Lưói thức ăn
 c. Quần xã sinh vật
 d. Quần thể sinh vật
Đáp án: a
Câu 30: Lưới thức ăn là: 
 a. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn trong tự nhiên
 b. Tập hợp nhiều chuỗi chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái
 c. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung trong hệ sinh thái
 d. Cả a, b, c đều đúng
Đáp án: c
Câu 31: Cho một chuỗi thức ăn sau: Cây xanh -> Sâu ăn lá -> (I) -> chim đại bàng -> vi khuẩn. Trả lời nào sau đây đúng ở vị trí (I)
 a. Hổ
 b. Chim ăn sâu
 c. Sơn dương
 d. Thỏ
Đáp án: b
Câu 32: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau
 a. Sinh vật sản xuầt, sinh vật tiêu thụ
 b. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, và sinh vật phân giải
 c. Các thành phần vô sinh, sinh vật phân giải
 d. Các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
Đáp án: d
Vi khuẩn
Rắn
Cáo
Mèo
Gà
Thỏ
Chuột
Cây xanh
Câu 33: Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời câu hỏi: 
Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:
 	a. 4	b. 5 	c. 6 	d. 7
Đáp án: b
Câu 34: Xã hội loài người trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:
 a. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ
 b. Xã hội công nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp
 c. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp
 d. , Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp 
Đáp án: d
Câu 35: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là:
 a. Ô nhiễm môi trường
 b. Biến động môi trường
 c. Biến đổi môi trường
 d. Diễn biến sinh thái
Đáp án: a
Câu 36: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là:
 a. Tác động của con người
 b. Sự thay đổi của khí hậu
 c. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt
 d. Do các loài sinh vật trong cá quần xã sinh vật tạo ra
Đáp án: a
Câu 37: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất:
 a. Khí đốt
 b. Than đá
 c. Dầu mỏ
 d. Mặt trời
Đáp án: d
Câu 38: Nhóm tài nguyên sau đây được xem là nguồn năng lượng sách là:
 a. Than đá, dầu mỏ, và nguồn khoáng sản kim loại
 b. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất
 c. Dầu mỏ, thuỷ triều, khí đốt
 d. Năng lượng mặt trời và dầu mỏ
Đáp án: b
Câu 39: Lợi ích của việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, thuỷ triều, gió là:
 a. Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
 b. Giảm bớt sự khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh khác
 c. Đây là nguồn năng lượng có thể cung cấp vĩnh cửu cho con người
 d. Cả 3 lợi ích nêu trên
Đáp án: d
Câu 40: Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người vì:
 a. Cung cấp cho con người nguồn thực phẩm động vật và các giống động vật để thuần chủng
 b. Cung cấp gỗ củi, thuốc chữa bệnh
 c. Góp phần vào việc điều hoà khí hậu, ngăn chặn lũ lụt, chống sói mòn đất
 d. Cả a, b, c đều đúng
Đáp án: d
Phòng GD-ĐT huyện Long Thành
Trường THCS Nguyễn Đức Ứng 
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC9
ThờI gian : 45 phút
Năm học : 2006 - 2007
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng di truyền là đúnh nhất?
 a. Di truyền là hiện tượng các con giống bố mẹ chúng
 b. Di truyền là hiện tượng con cháu giống với bố mẹ tổ tiên
 c. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
 d. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho các con
Đáp án: c
Câu 2: Những hiện tượng nào dưới đây là biểu hiện của sự biến dị?
 a. Sự khác nhau về chi tiết giữa các gà con trong 1 đ àn gà
 b. Sự khác nhau về chi tiết giữa các gà con và gà bố (mẹ)
 c. Sự khác nhau về cơ bản giữa gà và vịt
 d. Sự khác nhau về cơ bản giữa chó và mèo 
Đáp án: a, b
Câu 3: Thế hệ F1 trong thí nghiệm lai một tính trạng của Menden có đặc trưng gì?
 a. Thuần chủng
 b. Đồng tính về tính trạng trội
 c. Không thuần chủng
d. Phân tính
 e. Đồng tính về tính trạng lặn
 f. Đều cho 1 loại giao tử
 Đáp án: a, b
Câu 4: Trong thí nghiệm của Menden về màu hoa đậu Hà lan, giải thích nào là sai về hiện tượng F1 đồng tính hoa đỏ:
 a. Tính trạng được qui định bởi một cặp nhân tố di truyền (gen)
 b. Cơ thể P (hoa đỏ) có cặp gen AA chỉ cho ra một loại giao tử A
 c. Thể p (hoa trắng) có cặp gen aa chỉ cho ra một loại giao tử a
 d. F1 có kiểu gen Aa
 e. F1 cho ra hai loại giao tử là A và a với tỉ lệ tương đương
 f. Ở F1, A không hoà lãn với a mà A trội so với a nên kiểu hình biểu hiện là tính trạng trội ( hoa đỏ)
 Đáp án:e
Câu 5: Biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai là 9 : 3 :3 : 3 : 1 thì có thể kết luận:
 a. Có sự phân li độc lập giữa các cặp gen tương ứng
 b. Có sự di truyền độc lập giữa các tính trạng
 c. Đời con có 16 kiểu tổ hợp về kiểu hình
 d. Mỗi bên bố mẹ đều cho 4 loại giao tử 
Đáp án: c
Câu 6: Ở cà chua quả đỏ trội so với quả vàng. Tính trạng này được qui định bởi gen A (trội) và a (lặn). Khi lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng F1 thu được có cà chua quả đỏ. kiểu gen cà chua quả đỏ thế hệ F1 có thể như thế nào?
 a. AA
 b. Aa	Đáp án: b
 c. aa
Câu 7: Khi P khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì tỉ lệ phân tính đặc trưng ở F2 trong thí nghiệm lai 2 tính của Menden là:
 a. 9 : 3 : 3 : 1 	b. 1 : 1 : 1 : 1 
 c. 3 : 3 : 1 : 1 	d. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1
 Đáp án: a
Câu 8: Cho kiểu hình của thế hệ P là hoa đỏ - nhị dài lai với hoa trắng -nhị ngắn. Các kiểu hình nào dưới đây ở F2 là biến dị tổ hợp?
 a. Hoa đỏ - nhị dài 	b. Hoa đỏ - nhị ngắn 
 c. Hoa đỏ không nhị 	d. Hoa trắng - nhị dài
 e. Hoa trắng - nhị ngắn 
Đáp án:b, d
Câu 9: Phép lai nào dưới đâysẽ cho thế hệ sau phân tính((1 : 1 : 1 : 1)?
 a. Aabb x Aabb	b. Aabb x AaBb
 c. Aabb x aaBb	d.AABb x aaBb
Đáp án: c 
Câu 10: Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng bình thường là:
 a. 1n NST đơn	b. 2n NST kép
 c. 2n NST đơn	d. 1n NST kép
Đáp án: c 
Câu 11: Số lượng NST trong một tế bào ở giai đọan kì sau nguyên phân là:
 a. 1n NST đơn	b. 2n NST đơn
 c. 3n NST đơn 	d. 4n NST đơn
Đáp án: d
Câu 12: Số lượng NST trong một tế bào ở giai đọan kì trước giảm phân 2 là:
 a. 1n NST đơn 	b. 2n NST kép
 c. 2n NST đơn	d. 1n NST kép 
Đáp án: d 
Câu 13: Sự sinh sản hữu tính có giảm phân và thụ tinh nên:
 a. Tạo nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng
 b. Sự sinh sản có hiệu quả cao hơn
 c. Sự gia tăng số cá thể, xâm chiếm môi trường mới thuận lợi hơn
 d. Chỉ xảy ra khi có cá thể đực và cá thể cái
 Đáp án: a 
Câu 14: NST giới tính có chức năng
 a. Mang các gen qui định sự phát triển giới tính và gen qui định các tính trạng di truyền liên kết với giới tính
 b. Qui định giới tính
 c. Di truyền giới tính
 d. Kiểm sóat họat động của các NST khác
 Đáp án: a 
Câu 15: Một lòai có bộ NST lưỡng bội 2n = 16. Trong nguyên phân bình thường của một tế bào sẽ có bao nhiêu crômatit ở kì sau?
 a. 0	 b. 16	c. 32	d. 48 
Đáp án: a 
Câu 16: Một tính nguyên bào của ruồi giấm( 2n = 8) nguyên phân liên tiếp 4 lần. sau đó các tinh nguyên bào con đều tham gia giảm phân để tạo giao tử. Số giao tử đực được tạo ra là bao nhiêu?
 a. 16	b. 32	c. 64	d. 128 
Đáp án: c 
Câu 17: Người đàn bà bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các lọai giao tử như thế nào về NST giới tính?
 a. 100% giao tử X
 b. 100% giao tử Y
 c. 50% giao tử X và 50% giao tử Y
 Đáp án: a 
Câu 18: Axit Đêoxiribônuclêic( ADN ) được cấu tạo từ những lọai nguyên tố:
 a. C, H, O, S	b. C, H, O, N, Cl
 c. C, H, O, N, Br	d. C, H, O, N, P 
Đáp án: d 
Câu 19: Mô tả dưới đây về đặc tính không gian của phân tử AND( do Oatxơn và Cric công bố) là không đúng?
 a. ADN là mộ chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song
 b. Mỗi chu kì xoắn cao 34 
 c. Đường kính phân tử ADN bằng 20
 d. Mỗi chu kì xoắn gồm 9 cặp nuclêôtit
 Đáp án: d 
Câu 20: Tỉ số nào sau đây của ADN là đặc trưng cho từng lòai sinh vật?
 a. 	b. 
 c. 	d. 
Đáp án: b 
Câu 21: Một đọan ARN được tổng hợp có cấu trúc như sau:
 X – U – U – X – G – A
 Đọan mạch nào dưới đây là mạch khuôn mẫu của gen để tổng hợp phân tử ARN trên ?
 a. X – A – A – X – G – A	b. X – U – U – X – G – A
c. G – T – T – G – X – U 	d. G – A – A – G – X – T 
Đáp án: d 
Câu 22: Một đọan mạch có cấu trúc 
như sau:
 Mạch 1: A – X – T – X – G 
 Mạch 2: T – G – A – G – X 
Gỉa sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đọan mạch ARN nào dưới đây là phù hợp?
 a. A – X – T – X – G 	b. A – X – U – X – G 
 c. T – G – A – G – X 	d. U – G – A – G – X 
Đáp án: b 
Câu 23:Một đọan AND có 14 chu kì xoắn. Số nuclêôtit của nó là bao nhiêu?
 a. 200	b. 400	c. 800	d. 1600
Đáp án: c 
Câu 24: Một gen tự nhân đôi n lần liên tiếp sẽ tạo được bao nhiêu gen giống nó?
 a. 2 gen	b. n gen
 c. 2n gen	d. n2 gen
Đáp án: c 
Câu 25: Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, khi tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì tổng số nuclêôtit tự do mà môi trường tế bào đã cung cấp là:
 a. 3000 nuclêôtit	b. 4500 nuclêôtit
 c. 3000 cặp nuclêôtit	d. 6000 nuclêôtit
Đáp án: b 
Câu 26: Một đọan mạch đơn của phân tử ADN có thành phần nuclêôtit là 100 A, 200T, 300G, 400X thì mạch đơn còn lại của nó sẽ:
 a. 100A, 200T, 300G, 400X	b. 200A, 100T, 400G, 300X
 c. 300A, 400T, 200G, 100X	d. 400A, 300T, 100G, 200X
Đáp án: b 
Câu 27: Qúa trình tổng hợp prôtêin diễn ra ở :
 a. Nhân tế bào
 b. Chất tế bào tại ribôxôm
 c. Bao gồm quá trình sao mã ở nhân và quá trình giải mã ở ribôxôm
 d. Chỉ xảy ra ở chất tế bào không liên quan đến nhân
Đáp án: c 
Câu 28: Lọai biến dị nào sau đây là biến dị di truyền được:
 a. Thường biến	b. Đột biến
 c. Đột biến và biến dị tổ hợp	d. Thường biến và biến dị tổ hợp
Đáp án: c 
Câu 29: Đột biến gen là đột biến xảy ra do:
 a. Rối lọan quá trình nhân đôi của phân tử ADN
 b. Một số cặp nuclêôtit của gen bị đứt mất hoặc nối lại có sai khác so với trước
 c. Một vài cặp nuclêôtit chen vào trình tự của gen sẵn có
 d. Tất cả các cơ chế trên
Đáp án: a
Câu 30: Đột biến gen gây hậu quả là:
a. Có lợi cho sinh vật
 b. Có hại cho sinh vật
 c. Không có lợi hay có hại rõ rệt
 d. Đa số có hại, số ít có lợi hoặc trung bình
Đáp án: d 
Câu 31: Đột biến nhân tạo là:
 a. Đột biến do con người chủ động gây ra
 b. Đột biến ở vật nuôi và cây trồng
 c. Nguyên liệu của ngành chọn giống
 d. Do con người sử dụng các tác nhân gây đột biến lên các chủng vi sinh vật hoặc cây trồng, vật nuôi làm biến đổi vật chất di truyền nhằm chọn lọc các giống đột biến có lợi cho con người
 Đáp án: d 
Câu 32: Thể dị bội ở NST giới tính thường gặp ở người là:
 a. Hội chứng XXY
 b. Hội chứng OY
 c. Hội chứng Đao
d. Cả ba hội chứng trên
Đáp án: d
Câu 33: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST là 2n = 24. Dạng dị bội thể( 2n + 1) của chúng có lượng NST trong mỗi tế bào si nh dưỡng là bao nhiêu?
 a. 23	 b. 24	 c. 25	d. 26
Đáp án: c 
Câu 34: Điểm khác nhau giữa đột biến và thường biến là:
a. Thường biến không do kiểu gen qui địng
 b. Thường biến không liên quan đến kiểu gen
 c. Thường biến không di truyền, đột biến di truyền
 d. Thường biến có lợi, đột biến có hại
Đáp án: c 
Câu 35: Trẻ đồng sinh khác trứng có những đặc điểm nào dưới đây?
 a. Có kiểu gen khác nhau
 b. Có kiểu hình khác nhau kể cả khi chúng sống trong môi trường giống nhau
 c. Có kiểu phản ứng khác nhau với cùng một môi trường
 d. Có giới tính khác nhau
Đáp án: a, b, c 
Câu 36: Các dị tật bẩm sinh ở người như tật: khe hở môi – hàm, tật bàn tay mất một số ngón hay có nhyiều ngón, tật bàn chân mất ngón và dính ngón là do lọai biến dị nào gây ra?
 a. Do đột biến gen lặn
b. Do đột biến gen trội
c. Do đột biến NST
d. Do thường biến
Đáp án: c 
Câu 37: Các dị tật bẩm sinhở người như xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón là do các lọai biến dị nào gây ra?
 a. Do đột biến gen lặn gen lặn
.b. Do đột biến gen trội
 c. Do đột biến NST
d. Do thường biến
Đáp án: b 
Câu 38: Công nghệ tế bào là gì?
 a. Công nghệ tế bào là một ngàng khoa học về nuôi cấy tế bào
 b. Công nghệ tế bào là một ngành khoa học về nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ thể hòan chỉnh
c. Công nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật về nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ thể hòan chỉnh d. Công nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hòan chỉnh
Đáp án: d 
Câu 39: Những thành tựu nào dưới đây là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
 a. Tạo chủng vi sinh vật mới
 b. Tạo ra cơ thể động vật nhân bản vô tính
 c. Tạo cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người để thay thếcho các bệnh nhân có cơ quan tương ứng bị hỏng
 d. tạo cây trồng biến đổi gen
e. Tạo ra các cơ thể dộng vật biến đổi gen
 f. Tạo ra các giống cây trồng có nhiều đặc tính quí từ các dòng tế bào xôma biến dị
Đáp án: a, d, e 
Câu 40: Trong công nghệ tế bào thực vật người ta thường tách tế bào của lọai nmô nào dưới đây để nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
 a. Mô biểu bì
 b. Mô phân sinh
 c. Mô nâng đỡ
 d. Mô mềm
Đáp án: b 
CÂU HỎI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 1
MÔN VẬT LÝ 9
ĐƠN VỊ : THCS NGUYỄN ĐỨC ỨNG – LONG THÀNH
I. CÂU HỎI:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận vớI điện lượng chạy qua dây
CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận vớI HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
CĐDD chạy qua d6y dẫn tỉ lệ nghịch vớI điện trở toàn mạch
CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ vớI thờI gian dòng điện chạy qua
Câu 2. phát biểu nào sau đây là đúng nhất;
A CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận vớI điện lượng chạy qua dây dẫn
B. CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thụân vớI HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch vớI điện trở của mạch
C. CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch vớI điện trở toàn mạch.
D.CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch vớI thờI gian dòng điện chạy qua.
Câu 3: Phát biểu nào là đúng khi cần duy trì một dòng điện lâu dài trong mạch
Muốn duy trì dòng điện lâu dài trong mạch phảI có các ampe kế và vôn kế đo.
Muốn duy trìdòng điện lâu dài trong mạch cần phảI có một vật nhiễm điện rất mạnh
Muốn duy trì dòng điện lâu dài thì trong vật dẫn phảI có các hạt mang điện tự do.
Muốn duy trì dòng điện lâu dài trong mạch cần có một nguồn điện
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất của định luật Ôm cho một đoạn mạch.
HĐT hai đầu dây dẫn tỉ lệ thuận vớI CĐDĐ và tỉ lệ nghịch vớI điện trở dây dẫn.
CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận vớI HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch vớI điện trở của mỗI dây.
Điện trở của một dây dẫn tĩ lệ thuận vớI HĐT đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch vớI CĐDĐ chạy qua dây
Cả 3 phát biểu trên đều đúng 
Câu 5. Muốn đo CĐDĐ chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào vớI vật cần đo
Điện kế mắc song song vớI vật cần đo
Vôn kế mắc nốI tiếp vớI vật cần đo
Am pe kế mắc nốI tiếp vớI vật cần đo
Am pe kế mắc song song vớI vật cần đo
Câu 6. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai
Để đo CĐDĐ phảI mắc ampe kế nốI tiếp vớI dụng cụ cần đo
Để đo HĐT hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song vớI dụng cụ cần đo
Để đo điện trở phảI mắc oát kế song song vớI dụng cụ cần đo
Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nốI tiếp vớI dụng cụ và một vôn kế song song vớI dụng cụ đó
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về điện trở một dây dẫn
Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận vớI chiều dài dây
Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch vớI tiết diện dây
Điện trở dây dẫn phụ thuộc vật liệu làm dây
Cả A,B,C đều đúng
Câu 8. Có 4 dây dẫn kích thước giống nhau làm bằng đồng, bạc, nhôm, sắt. Phát biểu nào sau đây là đúng
Điện trở dây đồng nhỏ nhất, dây sắt lớn nhất
điện trở dây bạc bé nhất, dây sắt lớn nhất
điện trở dây nhôm bé nhất, dây bạc lớn nhất
điện trở của chúng đều như nhau
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất 
Công suất điện cho biết điện năng tiêu thụ nhiều hay ít
Công suất điện cho biết CĐDĐ chạy qua mạch mạnh hay yếu
Công suất điện cho biết HĐT sử dụng lớn hoặc bé 
Công suất điện cho biết mức độ hoạt động mạnh hay yếu của dụng cụ điện
Câu 10. Phát biểu sau đây phát biểu nào đúng
Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động mạnh nhất
Công suất định mức là công suất khi dụng cụ hoạt động yếu nhất
Công suất định mức là công suất của dụng cụ khi hoạt động bình thường
Các phát biểu trên đều sai
Câu 11.Số đếm của công tơ điện của gia đình em chỉ điều gì sau đây
Công suất điện của các dụng cụ trong gia đình
Dòng điện trung bình mà gia đình sử dụng 
ThờI gian sử dụng điện trong gia đình
Điện năng mà gia đình đã sử dụng
Câu 12. Công thức nào là công thức tính công suất của một đoạn mạch.
A. P = URt	B. P = IR	C. P = UIt	D. P = UI
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về điện năng
Điện năng là năng lượng của dòng điện
điện năng là công mà dòng điện sinh ra
điện năng là nhiệt mà dòng điện tỏa ra trên dây dẫn
điện năng chỉ năng lượng chuyển hoá thành dạng khác của năng lượng
Câu 14. Công của dòng điện là khái niệm để chỉ điều nào sau đây là đúng nhất
Để chỉ công mà các động cơ điện sinh ra
Lượng điện năng của mạch 
Số đo điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong mạch
Tất cả các kết luận trên đều đúng
Câu 15. Các công thức và đơn vị đo của công của dòng điện sau đây công thức và đơn vị đo nào là đúng nhất
A = UIt đo bằng oát (W)
A = UIt 	đo bằng jun (J)
A = I2Rt	đo bằng Jun.giây (J.s)
A = U2/R.t	đo bằng vôn.ampe (V.A) 
Câu 16. TạI sao khi dòng điện chạy qua mạch thì dây tóc bóng đèn nóng sáng lên còn dây dẫn thì hầu như không nóng lên mấy
Điện trở dây tóc bé, còn điện trở dây dẫn lớn
Dây dẫn bằng đồng nên tỏa nhiệt nhanh
CĐDĐ qua dây tóc lớn còn qua dây dẫn bé
Nhiệt tỏa ra trên dây tóc lớn hơn nhiệt tỏa ra trên dây dẫn
Câu 17. Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có lợi ích nào dưới đây
Tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu cho gia đình
Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu dài hơn
Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải trong giờ cao điểm
Cả ba lợi ích trên
Câu 18. NgườI ta dùng công tơ điện để đo đạI lượng nào sau đây
Công suất điện
Công của dòng điện
Cường độ dòng điện
Điện trở của mạch điện
Câu 19. Điện năng được sử dụng nhiều vì lý do nào sau đây:
Dễ biến đổI thành các dạng năng lượng kh

File đính kèm:

  • docSinhHoc_HKI_HKII_DeVaDapAn.doc
Đề thi liên quan