Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường: THCS Tam Hưng

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn thi: Sinh Học - Trường: THCS Tam Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Thanh Oai
Trường: THCS Tam Hưng
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học: 2013-2014
Môn thi: Sinh Học
Thời gian: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
So sánh:
 a. Cấu trúc của ADN và ARN
 b. Bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.
Câu 2: (4 điểm)
Giải thích tại sao:
 a. Hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không?
 b. Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ là 1 : 1?
 c. Những diến biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (nNST) ở các tế bào con được hình thành qua giảm phân?
Câu 3: (4 điểm): 
 Một người phụ nữ kể: “Bố tôi bị bệnh mù màu, mẹ tôi không bị bệnh này sinh ra chị gái tôi không bị bệnh, anh trai tôi cũng không bị bệnh nhưng tôi và em trai tôi lại bị mắc bệnh. Chồng tôi không bị bệnh, tất cả các đứa con gái tôi không đứa nào mắc bệnh.
a. Vẽ sơ đồ phả hệ theo lời kể của người phụ nữ trên?
b. Gen gây bệnh là gen trội hay lặn? Nằm trên NST giới tính nào? (X hay Y?)
c. Nếu chị phụ nữ này sinh con trai thì đứa con trai đó có mắc bệnh không? Vì sao?
d. Xác định kiểu gen của những người thuộc thế hệ thứ nhất và thứ 2 trong gia đình trên?
Câu 4: (4 điểm)
 Một cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
 Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
 Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?
 Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
Câu 5: (4 điểm)
 Một gen có chiều dài 5100 A0. Gen này nhân đôi một số lần, mỗi gen con tạo ra đều tổng hợp một phân tử ARN và trong các phân tử ARN có chứa tất cả 24000 ribônuclêôtit.
a. Tính số lần nhân đôi của gen.
b. Số lượng nuclôtit có trong các gen con và số lượng nuclôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM THI HSG MÔN SINH HỌC 9
Năm học: 2013 -2014
Câu 1:
a, So sánh cấu trúc của ADN và ARN
- Giống nhau: (1 điểm)
 + Đều thuộc axitnuclêic
 + Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P và thuộc đại phân tử.
 + Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân đều là các nuclêôtit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: ađênin, guanin và xitozin
 + Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: baz ơ, đường C5 và axit H3PO4.
 - Khác nhau: (1 điểm)
ADN
ARN
- Đường C5H10O4
- Kích thước ADN lớn, khối lượng lớn
- Các đơn phân là: A, T, G, X
- Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều, các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS A-T, G-X và ngược lại
- Đường C5H10O5
- Kích thước ARN nhỏ, khối lượng nhỏ
- Các đơn phân là: A, U, G, X
- Gồm một mạch đơn được tổng hợp trên khuôn mẫu là một mạch của gen theo NTBS A-U, T-A, X-G, G-X
b. So sánh bệnh Đao và bệnh Tơcnơ
* Điểm giống nhau: (0,5 điểm)
- Đều là bệnh xảy ra do đột biến dị bội thể tạo kiểu hình không bình thường và đều di truyền. (0,25 điểm)
- Đều ảnh hưởng đến sức sống. Nếu sống đến tuổi trưởng thành thì bị si đần, mất trí và không có khả năng sinh con. (0,25 điểm)
* Điểm khác nhau: (1,5 điểm)
Bệnh Đao
Bệnh Tơcnơ
- Xảy ra ở cả nam lẫn nữ (0,25 đ)
- Là thể dị bội ở cặp NST thường (cặp NST số 21). (0,25 đ)
- Là thể 3 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n+1 = 47 (Thừa 1 NST số 21. (0,25 đ)
- Chỉ xảy ra ở nữ (0,25 đ)
- Là thể dị bội ở cặp NST giới tính (cặp NST số 23). (0,25 đ)
- Là thể 1 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n-1 = 45 (Thiếu 1 NST giới tính X) . (0,25 đ)
Câu 2: (4 điểm)
a. (1 điểm)
Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu ở mạch khuân với các Nu tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp.
- Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong quá trình nhân đôi.
0,5
0,25
0,25
b. (1 điểm)
 Ở người, do người nam (XY) trong phát sinh giao tử có sự phân ly của cặp NST XY đã tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với một loại trứng duy nhất mang X ở người nữ nên tạo ra hai loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, có sức sống ngang nhau do đó trong cấu trúc dân số trên qui mô lớn, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1: 1 
c. (2 điểm)
* Trong giảm phân, vào kì trung gian I, NST nhân đôi, các cặp NST ở trạng thái kép. Trong mỗi cặp luôn có một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Đến kì giữa I, các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. (0,5 điểm)
 * Vào kì sau I mỗi cặp NST kép phân li, chiếc có nguồn gốc từ bố di chuyển về một cực và chiếc có nguồn gốc từ mẹ di chuyển về cực còn lại của tế bào(0,5 điểm)
 * Về sau khi màng tế bào chất phân chia tạo 2 tế bào con thì có 2 loại tế bào con được tạo ra: loại tế bào chứa chiếc NST có nguồn từ bố và loại tế bào chứa chiếc NST có nguồn gốc từ mẹ trong từng cặp tương đồng (0,5 điểm)
Như vậy, chính sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (nNST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân (0,5 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
1. Quy ước
Nữ bình thường: 
Nữ bị bệnh: 
Nam bình thường:
Nam bị bệnh: 
2. Bệnh này do gen lặn gây lên, bệnh biểu hiện ở cả con trai và con gái nên gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vì nếu gen nằm trên NST Y thì chỉ có con trai bị bệnh.
3. Nếu chị phụ nữ này sinh con trai thì đứa con trai này mắc bệnh. Vì chị phụ nữ này có kiểu gen Xa Xa cho 1 loại giao tử là: Xa, người chồng cho con trai 1 giao tử Y nên con trai có kiểu gen là XaY nên mắc bệnh.
Nếu chị phụ nữ này sinh con trai thì đứa con trai 
4. Kiểu gen của từng người: Bố cô gái: XaY; mẹ cô gái: XaXA; chị gái: XaXA;
 Cô gái: Xa Xa; anh trai cô gái: XAY; em trai cô gái: XaY; con gái cô gái: XaXA
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 4: ( 4 điểm)
* Xét phép lai 1: ( 2 điểm)
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. 
 Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: 
A- Cao B- Tròn
a – Thấp b – Dài
® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb
* Xét phép lai 2: ( 1 điểm)
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.
- Sơ đồ lai:
 AaBb x Aabb
 AaBb x aaBb
* Xét phép lai 3: ( 1 điểm)
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài ® F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử ® đồng hợp tử về cả hai cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb
- Sơ đồ lai: AaBb x aabb
Câu 5: (4 điểm)
a. Số lần nhân đôi của gen: 
Số lượng nuclêôtit của gen: N = 2. L/ 3,4 = 2 . 5100/ 3,4 = 3000 (Nu)
- Số lượng ribônuclêôtit của phân tử ARN:
N/ 2= 3000/ 2 =1500 (ribônuclêôtit)
Gọi x là số lần nhân đôi của gen à số gen con là = 2x
Mỗi gen tổng hợp một phân tử ARN à số phân tử ARN =2x
Số lượng ribônuclêôtit có trong phân tử ARN: 2x. N/2 = 24000
à 2x = 24000/1500 = 16 = 24 à x= 4
Vậy gen đã nhân đôi 4 lần.
b. Số lượng nuclêôtit có trong các gen con:
2x . N = 16 . 3000 = 48000 (Nu)
Số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen con nhân đôi là:
(2x – 1) . N = (16- 1).3000 = 45000 (Nu)
0, 5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Sinh 9 THCS Tam Hung.doc