Đề thi thử vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn thi: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2008 – 2009 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường thcs
 nguyễn thiện thuật
Đề chính thức
- - - - - - - - - - - - - - - -

Đề thi thử vào lớp 10 thpt
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
 Đề dành cho SBD chẵn
Câu I: (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm.
1. Trong các bài thơ sau đây, bài thơ nào sáng tác sau năm 1975 ?
A. Bếp lửa.	
B. Viếng Lăng Bác.
C. Đoàn thuyền đánh cá.	
D. Đồng chí.
2. Tính cách của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xôi” của Lê Minh Khuê được thể hiện trong tình huống chính nào ?
A. Trong một lần phá bom.
B. Khi những lúc ngồi hát trong hang dưới chân cao điểm.
C. Trong một trận mưa đá bất ngờ.
D. Cả A, C đều đúng.
3. Dòng nào sau đây chưa thể coi là câu ?
A. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!
B. Tất cả học sinh trường THCS Hùng Vương quận Đống Đa.
C. Anh thanh niên là một người yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
D. Ông lão đứng dậy ra về.
4. Hình ảnh nào được xem là mới lạ trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật ?
A. Sao trời, cánh chim.	
B. Bụi phun tóc trắng.
C. Xe không kính.	
D. Con đường chạy thẳng vào tim.
5.Văn bản nào sau đây được xếp vào văn bản nghị luận ?
A. Truyện Kiều.	
B. Chuyện người con gái Nam Xương.
C. Phong cách Hồ Chí Minh.	
D. Truyện Lục Vân Tiên.
6. Cụm từ “ đầu sát bên đầu” trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu được dùng để nói về điều gì ?
A. Những người lính gần nhau về không gian.
B.Những người lính có chung ý nghĩ, lí tưởng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả a và B đều sai.
7. Trong đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào ?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và lí tưởng hoá nhân vật.
B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
C. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
D. Gồm cả A, B và C đều đúng.
8. Dòng nào trong đoạn hội thoại sau có chứa hàm ý ?
A. – Tối mai đi xem phim với mình đi !
B. – Tối mai mẹ mình đi làm.
C. - Chán quá nhỉ !
D. – ừ, đành vậy.
 2. Câu II: (1,5 điểm) ) Cho câu thơ: “Sông được lúc dềnh dàng”.
	a. Hãy chép lại 3 câu tiếp theo của câu thơ trên
	b. Đoạn thơ vừa chép lại nằm trong bài thơ nào? của ai ?
Câu III: (1,5 điểm) 
	Viết một đoạn văn ngắn theo phép lập luận quy nạp ( khoảng 6 – 8 câu ) có sử dụng câu chủ đề sau : “Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta.”
Câu IV: (5,0 điểm)
	Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân
( Trích Sách Ngữ văn 9 – Tập 2 )
 --------------- Hết ---------------













trường thcs
 nguyễn thiện thuật
Đề chính thức
- - - - - - - - - - - - - - - -

Đề thi thử vào lớp 10 thpt
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
 Đề dành cho SBD lẻ
Câu I: (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm.
1. Trong các truyện ngắn sau, truyện ngắn nào sáng tác sau năm 1975 ?
A. Làng.	
B. Những ngôi sao xa xôi.
C. Lặng lẽ Sa Pa.	
D. Bến quê.
2. Nhân vật anh thanh niên trong truyên ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long hiện lên rõ nhất qua cái nhìn của nhân vật nào ?
A. Cô kĩ sư.	
B. Bác lái xe.
C. Ông hoạ sĩ.	
D. Tác giả.
3. Dòng nào sau đây chưa thể coi là câu ?
A. Nguyễn Du, nhà thơ thiên tài của nước ta.
B. Trường tôi vừa được xây dựng khang trang.
C. Cái quạt quay suốt đêm ngày.
D. Các bạn học sinh đang lao động.
4. Giọng điệu “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật là?
A. Sôi nổi, thiết tha, trìu mến.
B. phóng khoáng, ngang tàng, tự tin.
C. Trang nhã, nhỏ nhẹ, dịu dàng.
D. Tinh nghịnh, vui đùa, thân ái.
5. Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về Văn học ?
A. Suy nghĩ của em về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của nguyễn Minh Châu.
B.Cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó.
C.Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
D. Suy nghĩ về bài thơ “ ánh trăng” của Nguyễn Duy.
6. Cụm từ” Súng bên súng” trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu nói lên điều gì ?
A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu.
B. Hình ảnh những khẩu súng đặt cạnh nhau.
C. Sự đụng độ giữa quân ta và quân địch.
D. Việc tập luyện của những người lính nơi thao trường.
7. Câu văn “ Một căn nhà ba gian sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.” sử dụng phép tu từ nào ?
A. So sánh.	
B. Hoán dụ.
C. Nhân hoá.	
D. Liệt kê.
8. Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Nói nhăng nói cuội.	
B. ăn đơm nói đặt.
C. ăn không nói có.	
D. Khua môi múa mép.
 Câu II: (1,5 điểm) ) Cho câu thơ: “Trăng cứ tròn vành vạnh”.
	a. Hãy chép lại 3 câu tiếp theo của câu thơ trên
	b. Đoạn thơ vừa chép lại nằm trong bài thơ nào? của ai ?
Câu III: (1,5 điểm) 
	Viết một đoạn văn ( khoảng 6 đến 8 câu ) theo phép lập luận diễn dịch với câu chủ đề : “Sách là nguồn tri thức vô tận của con người.”
Câu IV: (5,0 điểm)
	Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

File đính kèm:

  • docDe thi thu vao lop1 PTTH.doc
Đề thi liên quan