Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 15

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN- 2014
Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Dương
Trường: THPT Lương Thế Vinh
Phần I: Đọc – Hiểu ( 3 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
 “ Tre xanh
 Xanh tự bao giờ?
 Chuyện ngày xưa..đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.
Có gì đâu ,có gì đâu
Mỡ màu ít , chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn người trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.”
Tre Việt Nam – Nguyễn Duy.
Câu 1: Ở 3 câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 2: “ Chuyện ngày xưa” ở câu thơ thứ 3 , gợi cho em nhớ đến hình ảnh của vị anh hùng nào đã dùng tre đánh tan giặc Ân?
Câu 3: Hãy chỉ ra những từ láy và chỉ ra những hình ảnh đối lập được sử dụng trong câu sau “ Thân gầy guộctre ơi”?
Câu 4: Xác định nhịp thơ trong câu “ Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều”, ý nghĩa của câu thơ?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau : “ Rễ siêng không ..... hát ru lá cành”?
Câu 6: Từ hình ảnh tả thực về cây tre , ta có thể liên tưởng đến hỉnh ảnh của người dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp nào?
Phần 2: Làm văn( 7 điểm) – Học sinh chọn một trong hai đề sau
Câu 2a: Suy nghĩ về thói vô cảm trong bản tin sau:“Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14g ngày 4-12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai), trước sự bất lực và gào khóc đến khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định), người điều khiển chiếc xe bị nạn chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn cảnh tượng này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “hôi của” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ...”
Theo báo điện tử: 
Câu 2b: Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người "vợ nhặt" trong tác phẩm "VỢ NHẶT" của nhà văn Kim Lân. SGK Ngữ văn 12 , NXB Giáo Dục 2012.
ĐÁP ÁN
Phần 1:
Câu 1: Điệp từ ‘xanh”; tác dụng : nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam.
Câu 2: Phù Đổng Thiên Vương – Thánh Gióng.
Câu 3: Từ láy: gầy guộc ; mong manh. Đối lập giữa hình ảnh gầy guộc, mong manh của cây tre với hình ảnh lũy thành.
Câu 4: Nhịp thơ 3-3-2. Ý nghĩa: Tre siêng chắt lọc những tinh hoa của đất trời, dù đất sỏi, đất vôi, hay đất bạc màu thì vẫn có những chất bổ chỉ cần gom góp thì có thể nuôi đủ cây tre.
Câu 5: Nhân hóa, so sánh.
Câu 6: Từ hình ảnh tả thực về cây tre, ta thấy được hình ảnh của người dân Việt Nam siêng năng, chăm chỉ, nhỏ bé ma mạnh mẽ, luôn lạc quan – yêu đời trong mọi hoàn cảnh.
Phần 2”
Câu 2a>
1. Mở bài (1đ)
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
2.Thân bài (5đ)
 a. Trước hết ta cần nhận định hiện tượng trên: hiện tượng hôi của được nêu trong bản tin là một hiện tượng xấu cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy  sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta.
b. Bàn luận
- Tác hại của hiện tượng: ( 3đ)
+ Việc “hôi của” được nêu trong bản tin trên là một hành động cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam.
+ Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mặc dù tài xế Hồ Kim Hậu đã van xin khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thậm chí còn trèo lên cả thùng xe để cướp. Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng. Nếu không có tiền để trả, dứt khoát anh Hậu phải ngồi tù.
+ Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu về con người VN trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên.
- Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược:vụ lật xe bia ở Đà Nẵng, ở Hội An nhưng người dân lại ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hội và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về tài xế Hậu và quyên góp cho tài xế này. .(1đ)
 - Bài học cho bản thân: nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên. Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác .(1đ)
3. Kết bài (1đ)
 - Đánh giá lại vấn đề.
Câu 2b>
1.Mở bài(1đ)
- Giời thiệu sơ lược tác giả - tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật – một hình tượng nghệ thuật độc đáo , mang nhiều vẻ đẹp khuất lấp cần khám phá.
2. Thân bài (5đ)
 a. Người “vợ nhặt” là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh:.
- Thị xuất hiện vừa bằng ngoại hình vừa bằng tính cách của một con người năm đói .(1đ)
 b. Vẻ đẹp khuất lấp thể hiện phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, người “vợ nhặt” lại có một lòng ham sống mãnh liệt. Lòng ham sống, khát vọng sống đã thôi thúc thị đồng ý theo Tràng. .(1đ)
 c. Vẻ đẹp khuất lấp thể hiện phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáy, người “vợ nhặt” lại là một người phụ nữ rất ý tứ, biết điều: .(1đ)
 d. Vẻ đẹp khuất lấp còn thể hiện bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, người vợ nhặt lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan, có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.(1đ)
 e. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Xây dựng nhân vật người vợ nhặt, nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, kịch tính.(1đ)
3. Kết bài(1đ)
 - Khẳng định lại vấn đề.

File đính kèm:

  • docĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN.doc