Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên (Có đáp án)

doc8 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THI THỬ CHUẨN BỊ CHO KÌ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là:
	A. CuO	B. Al2O3	C. 	MgO	D. K2O
Câu 2: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dd NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại
	A. Axit no đơn chức	B. Este no đơn chức
	C. Rượu no đa chức 	D. Axit không no đơn chức
Câu 3: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozo thu được là:
	A. 250g	B. 360g	C. 300g	D. 270g
Câu 4: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dd NaOH sản phẩm thu được là:
	A. CH3COONa và C2H5OH	B. CH3COONa và CH3OH
	C. HCOONa và C2H5OH	D. HCOONa và CH3OH
Câu 5: Cho m gam kim loại Al tác dụng với một lượng dư dd NaOH thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 2,7	B. 10,8	C. 5,4	D. 8,1
Câu 6: chất có tính oxi hóa nhưng không có tính khử là:
	A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe D. FeCl2
Câu 7: Cho dãy kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
	A. Cs	B. Na	C. Rb	D. K
Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
	A. Sn	B. Zn	C. Cu	D. Cu
Câu 9: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch :
	A. NaOH	B. Na2SO4 	C. Cu	D. Pb
Câu 10: Tên gọi của polime có công thức (- CH2 – CH2- )n
	A. poli vinyl clorua	B. poli etilen
	C. poli metyl metacrylat	D. poli stiren
Câu 11: Chất thuộc loại disaccarit là:
	A. saccarozo	B. glucozo	C. xenlulozo	D. fructozo
Câu 12: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dd là:
	A. 2	B. 4	C. 3	D. 1
Câu 13: Cho các kim loại sau: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là:
	A. Na	B. Cr	C. Cu	D. Al
Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
	A. Tơ nilon – 6,6	B. Tơ tằm	C. Tơ visco	D. Bông
Câu 15: Công thức cấu tạo của glixerol (Glixerin) là:
	A. HOCH2CHOCH3	B. HOCH2CHOHCH2OH
	C. HOCH2CH2CH2OH	D. HOCH2CH2OH
Câu 16: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là:
	A. C2H5COOCH3	B. CH3COOCH3
	C. CH2 = CHCOOCH3	D. CH3COOC2H5
Câu 17: Cho 4,5g etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lương muối thu được là:
	A. 8,1g	B. 8,15g	C. 7,65g	D. 0,85g
Câu 18: Cho 10g hh gồm Fe và Cu tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dd X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
	A. 3,4g	B. 4,4g	C. 5,6g	D. 6,4g
Câu 19: Một muối khi tan vào nước tạo thành dd có môi trường kiềm, muối đó là:
	A. NH4NO3	B. KHSO4	C. NaCl	D. NaHCO3
Câu 20: Cho dãy các dd: glucozo, saccarozo, etanol, glixerol. Số dd trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dd có màu xanh lam là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 21: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + e H2O
Hệ số a, b, c, d là số nguyên tối giản. Tổng (a + b) bằng
	A. 5	B. 7	C. 4	D. 6
Câu 22: Canxi hidroxit Ca(OH)2 còn gọi là:
	A. Thạch cao khan	B. vôi sống	C. thạch cao sống	D. vôi tôi
Câu 23: Khi điện phân dd CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là:
	A. Cu2+ + 2e → Cu	B. Cl2 + 2e →2Cl-	C. Cu → Cu2+ + 2e	D. 2Cl- → Cl2 + 2e
Câu 24: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
	A. quặng manhetit	B. quặng pirit	C. quặng đôlômit	D. quặng boxit
Câu 25: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
	A. 6,53	B. 7,09	C. 5,92	D. 5,36
Câu 26: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) và đều tạo nên từ các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
	A. 4,4	B. 5,2	C. 4,8	D. 4,6
Câu 27: Cho 46,8g hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ 1: 1) tan hết trong dd H2SO4 loãng vừa đủ thu được dd A. Cho m gam Mg vào A sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B thu được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 45(g) chất rắn E . Giá trị gần nhất của m là:
	A. 6,6g	B. 11g	C. 13,2g	D. 8,8g
Câu 28: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N 2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng , thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quì tím ẩm). Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
	A. 3,36	B. 3,12	C. 2,97	D. 2,76
Câu 29: Để hòa tan x mol một kim loại cần dùng vừa đủ 2x mol HNO3 đặc nóng giải phóng khí NO2. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau:
	A. Cu	B. Fe	C. Ag	D. Au
Câu 30: Hòa tan 115,3 g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 bằng dd H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) rắn X và dd Y chứa 12g muối. Nung X đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và 11,2 lit CO2. Khối lượng của Z là
	A. 80,9g	B. 88,5g	C. 92,1g	D. 84,5g
Câu 31: Hòa tan 1,12g Fe bằng 300ml dd HCl , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Giá trị của m là:
	A. 7,36	B. 8,61	C. 9,15	D. 10,23
Câu 32: Cho 200ml dd Ba(OH)2 0,6M vào 100ml dd chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 7,36g	B. 19,7g	C. 39,4g	D. 35,46g
Câu 33: Cho hỗn hợp gồm 3 peptit Y,Z,T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4 Tổng liên kết trong peptit trong phân tử Y,Z,T bằng 12 .Thủy phân hpàn toàn 39,05 g X thu được 0,11 mol X1 và 0,16 mol X2 0,2mol X3. Biết X1,X2,X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
	A. 30	B. 31	C. 26	D. 28
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức mạch hở X (Phân tử có số liên kết pi nhỏ hơn 3) thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng ( các khí đo ở cùng điều kiện ). Cho m g X tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y .Cô cạn Y thu được 12,88g chất rắn khan. Giá trị của m là?
	A. 10,56	B. 7,2	C. 8,88.	D. 6,66
Câu 35: Điện phân (với điện cực trơ) 200ml dd CuSO4 nồng độ x M, sau một thời gian thu được dd Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dd ban đầu. cho 16,8g bột Fe vào Y, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của X là:
	A. 1,5	B. 3,25	C. 2,25	D. 1,25
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 8,94 g hỗn hợp gồm Na,K và Ba vào nước thu đc dung dịch X và 2,688 lít khí H2(đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ tương ứng là 4 : 1. Trung hòa vừa đủ dung dịch X bởi dung dịch Y ,tổng khối lượng các muối tạo ra là?
	A. 13,70g	B. 12,78g	C. 18,46g	D. 14,26g
Câu 37: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
	A. 72,0	B. 64,8	C. 75,6	D. 90,0
Câu 38: Xenlulozo trinitrat được điều chế giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng là 60% tính theo xenlulozo). Nếu dùng 2 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitrat điều chế được là:
	A. 2,97 tấn	B. 3,67 tấn	C. 1,1 tấn	D. 2,2 tấn
Câu 39: Cho sơ đồ chuyển hóa CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250kg PVC theo sơ đồ thì cần V m3 khí thiên nhiên ở đktc. Giá trị của V là ( biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất cả quá trình là 50%)
	A. 286,7	B. 448, 0	C. 358,4	D. 224,0
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 và dd NaOH ở nhiệt độ thường
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dd chứa 3 mol NaOH
(c) Cho KMnO4 vào dd HCl đặc dư
(d) Cho hh Fe2O3 và Cu (tỉ lệ 2:1) vào dd HCl dư
(e) Cho CuO vào dd HNO3
(f) Cho KHS vào dd NaOH vừa đủ
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
	A. 3	B. 6	C. 4	D. 5
Đáp án
1-A
2-A
3-D
4-D
5-A
6-B
7-A
8-B
9-A
10-B
11-A
12-A
13-A
14-C
15-B
16-C
17-B
18-B
19-D
20-B
21-A
22-D
23-A
24-D
25-B
26-D
27-B
28-D
29-C
30-B
31-C
32-C
33-C
34-C
35-D
36-C
37-D
38-D
39-B
40-C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa của kim loại mới bị khử bởi các chất khử trung bình (VD : CO , C , H2 )
Câu 2: Đáp án A
Chất A là CH3COOH
Câu 3: Đáp án D
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
    2/n .75%       →              1,5          (mol)
=> mGlucozo = 270g
Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án A
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
0,1         ←                                   0,15 mol
=> m = 2,7g
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án B
Ở đây, người ta áp dụng đặc tính của sự ăn mòn điện hóa.
Với cặp Zn-Fe thì Zn có tính khử mạnh hơn => bị oxi hóa trước so với Fe
=> bảo vệ được Fe(trong thép) không bị ăn mòn.
Câu 9: Đáp án A
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án A
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
Câu 13: Đáp án A
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án B
Câu 16: Đáp án C
Câu 17: Đáp án B
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
0,1 mol        →             0,1 mol
=> mmuối = 8,15g
Câu 18: Đáp án B
Chỉ có Fe phản ứng :
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,1          ←                    0,1 mol
=> mCu = mrắn không tan = mhh – mFe = 4,4g
Câu 19: Đáp án D
NaHCO3 tạo thành từ bazo mạnh (NaOH) và axit yếu (H2CO3)
=> muối tạo thành sẽ tạo môi trường có tính bazo khi thủy phân trong nước
Câu 20: Đáp án B
Các chất thỏa mãn : Glucozo , Saccarozo , glixerol
(3 chất trên đều có từ 2 nhóm OH kề nhau trở lên => hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam)
Câu 21: Đáp án A
Phương trình hoàn chỉnh :
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
=> a + b = 1 + 4 = 5
Câu 22: Đáp án D
Câu 23: Đáp án A
Ở catot luôn xảy ra sự khử.
Tại cực âm thì có các cation
=> Có quá trình : Cu2+ + 2e → Cu
Câu 24: Đáp án D
Câu 25: Đáp án B
Phương pháp : Qui đổi
 Lời giải :
Ancol cùng dãy có M trung bình có CH3OH
nNaOH = 0,1 mol ; nHCl = 0,02 mol
Qui đổi X thành :
CnH2n+2 – 2kO4 : 0,04 mol ; CmH2m+2O : 0,05 mol và H2O : (-x) mol
=> nCO2 = 0,04n + 0,05m = 0,19 mol
=> 4n + 5m = 19
Do n ≥ 2 và 14m + 18 m < 2
Vậy n = 3 và m = 1,4 là nghiệm duy nhất
Vậy axit là CH2(COOH)2
Y gồm : CH2(COONa)2 : 0,04 mol và NaCl : 0,02 mol
=> mY = 7,09g
Câu 26: Đáp án D
Do MZ > MY > MX > 50 => không có HCHO hay HCOOH trong T
TN1 : nCO2 = 0,12 mol
TN2 : nCO2 = 0,07 mol => nCOOH = 0,07 mol
TN3 : nAg = 0,1 mol => nCHO = 0,05 mol (Do phản ứng : -CHO → 2Ag)
Từ đó ta có : nC(khi đốt cháy) = nC(CHO) + nC(COOH) = 0,07 + 0,05 = 0,12 mol
=> 3 chất là :
X : (CHO)2
Y : OHC-COOH
Z : (COOH)2
=> m = mC + mH + mO = 0,12.12 + 1.(0,07 + 0,05) + 16.(0,07.2 + 0,05) = 4,6g
Câu 27: Đáp án B
Phương pháp : bảo toàn nguyên tố , bảo toàn điện tích
Lời giải :
Bảo toàn nguyên tố :
Dung dịch A có : 0,3 mol Fe3+ ; 0,15 mol Fe2+ ; 0,15 mol Cu2+ ; 0,75 mol SO42-
Cho Mg vào => dung dịch B : x mol MG2+ ; y mol Fe2+ ; 0,75 mol SO42-
Khi nung trong không khí được x mol MgO và 0,5y mol Fe2O3
=> mrắn = 40x + 80y = 45g
Bảo toàn điện tích(B) : 2x + 2y = 0,75.2
=> x = y = 0,375 mol
=> mMg = 0,375.24 = 9g (gần nhất với giá trị 8,8g)
Câu 28: Đáp án D
Theo đề X gồm C3H12O2N3 và C2H8O2N3 ứng với CTCT lần lượt là : (CH3NH3)2CO3 (a mol) và C2H5NH3NO3 (b mol)
=> mX = 124a + 108b = 3,4g
X + NaOH thu được khí gồm : 2a mol CH3NH2 và b mol C2H5NH2
=> 2a + b = 0,04 mol
=> a = 0,01 ; b = 0,02 mol
Muối khan gồm : 0,01 mol Na2CO3 và 0,02 mol NaNO3
=> m = 2,76g
Câu 29: Đáp án C
Phương pháp : Với bài tập cho KL + HNO3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng công thức :
            nHNO3 = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 + 12nN2
Lời giải :
Giả sử M bị oxi hóa lên số oxi hóa n+
Có : nNO2 = 0,5nHNO3 = x (mol)
Bảo toàn e : n.nM = 1.nNO2 => xn = x
=> n = 1
Chọn Ag
Câu 30: Đáp án B
Phương pháp : bảo toàn khối lượng
Lời giải :
Khi hỗn hợp đầu + H2SO4 loãng :
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O
RCO3 + H2SO4 → RSO4 + CO2 + H2O
H2SO4 hết (Vì khi nung chất rắn thì thoát ra CO2)
=> nCO2 thoát ra lần 1 = nH2SO4 = 0,2 mol= nH2O tạo ra
Bảo toàn khối lượng : mhỗn hợp đầu + mH2SO4 = mX + mY + mH2O + mCo2
=> mX = 110,5g
Nung X thu được 0,5 mol CO2 và rắn Z
=> mZ = mX – mCO2 = 88,5g
Câu 31: Đáp án C
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,02 → 0,04 (mol)
Dung dịch sau có : 0,02 mol FeCl2 và 0,02 mol HCl
Khi cho AgNO3 vào thì :
3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O
0,015 ← 0,02
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,005        →             0,005 mol
Ag+ + Cl- → AgCl
0,06    →       0,06 mol
=> mrắn = mAg + mAgCl = 9,15g
Câu 32: Đáp án C
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ba2+ + CO32- → BaCO3
Có : nCO3 = 0,2 mol ; nBa2+ = 0,12 + 0,1 = 0,22 mol
=> kết tủa là : 0,2 mol BaCO3
=> a = 39,4g
Câu 33: Đáp án C
Phương pháp : Qui đổi, Gộp 3 peptit lại thành 1 peptit tổng.
Lời giải :
B1 : Qui 3 peptit về 1 peptit tổng. Xác định CT chung của peptit tổng.
Gọi 3 amino axit là A , B , R
Có  nA : nB : nR = 11 : 16 : 20
2Y + 3Z + 4T → (A11B16R20)k + 8H2O
Do tổng số gốc amino axit trong Y,Z,T là 15
=> k = 1
2Y + 3Z + 4T → (A11B16R20) + 8H2O
                               0,01      →   0,08  (mol)
B2 : Xác định CTPT của 1 đơn vị amino axit mắt xích
Bảo toàn khối lượng : mY + mZ + mT = mpeptit tổng + mH2O
=> 0,01.[47(14n + 61) – 46.18] + 0,08.18 = 39,5g
=> n = 123 / 47
B3 : Tính giá trị của m thông qua tỉ lệ mol Oxi cháy trong 2 lượng chất m gam và 39,5g
Tổng quát :
H-(NH-CnH2n-CO)47-OH + (70,5n + 35,25)O2 → (47n + 47)CO2 + (47n + 24,5)H2O + 23,5N2
=> nO2 = 0,01(70,5n + 35,25) = 2,1975 mol
Đốt 39,05gX cần 2,1975 mol O2
Đốt m gam X cần 1,465 mol O2
=> m = 781/30 = 26,033g
Câu 34: Đáp án C
V CO2 = 6/7 V O2 => C3H6O2
n KOH = 0,14 mol , đặt nKOH tác dụng là x mol
KOH còn dư : (0,14 – x) mol
=> 56(0,14 - x) + 98x = 12,88
=> x = 0,12 mol
=> m = 8,88 g
Câu 35: Đáp án D
Sau điện phân dung dịch vẫn còn màu xanh => CuSO4 dư
Quá trình điện phân :
Catot : Cu2+ + 2e → Cu
(mol)    t     → 2t    → t
Anot : 2H2O → 4H+  +  O2  +  4e
(mol)                 2t   ← 0,5t  ← 2t
=> mgiảm = mCu + mO2 => t = 0,1 mol
Khi cho Fe vào dung dịch sau phản ứng thì :
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
    (0,2x – 0,1) →    (0,2x – 0,1)
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
0,1← 0,2
=> mKL trước – mKL sau = mFe pứ - mCu tạo ra  
=> 16,8 – 12,4 = 56.(0,2x – 0,1 + 0,1) – 64.(0,2x – 0,1)
=> x = 1,25 M
Câu 36: Đáp án C
Na + H2O → NaOH + 0,5H2
K + H2O → KOH + 0,5H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Ta thấy : nOH = 2nH2 = 0,24 mol
Phản ứng trung hòa : nH+ = nOH = 0,24 mol
Có : HCl có 1 H ; H2SO4 có 2 H ; mà tỉ lệ mol HCl : H2SO4 =  4 : 1 => Tổng số H = 6
=> n1 H = 0,04 mol => nHCl = 0,04.4 = 0,16 mol ; nH2SO4 = 0,04 mol
=> mmuối = mKL + mgốc axit = 8,94 + 0,16.35,5 + 0,04.96 = 18,46g
Câu 37: Đáp án D
C6H10O5  → 2CO2
a(mol) →      1,5a
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O               
 0,5                            0,5
2CO2 +  Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
 x                                       x/2
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3↓ + NaHCO3 + H2O
0,1              →     0,1
x/2 =  0,1 => x = 0,2 => nCO2 = 0,7 mol => a = 7/15
=> m = (7/15).162 = 75,6g
Câu 38: Đáp án D
Phản ứng : [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(NO3)3]n + 3nH2O
(g)                    162n                                        297n
(tấn)                 2.60%              →                     2,2
Câu 39: Đáp án B
Sơ đồ tổng quát :
2nCH4 → nC2H2 → nC2H3Cl → (-CH2-CHCl-)n
2n                                                      1  (mol)
8             ←                                      4/n (kmol)
=> nCH4 cần dùng = nCH4(PTPU) : H% = 16 (kmol)
=> Vkhí thiên nhiên = 448 (lit)
Câu 40: Đáp án C
(a)        2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
(b)        2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
            NaOH + CO2 → NaHCO3
(c)        2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
(f)        2KHS + 2NaOH → Na2S + K2S + 2H2O

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_thpt_ch.doc