Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Đề số 39 (Có đáp án)

docx7 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Đề số 39 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 39
Câu 1:Công thức tổng quát của este no đơn chức là:
	A. CnH2nO2(n2). B. CnH2nO(n1).	C. CnH2n-2O2(n1). D. CnH2n+2O2(n1).
Câu 2:Dãy các axit béo là:
	A. axit panmitic, axit stearic, axit oleic.	B. axit axetic, axit acrylic, axit propionic.
C. axit fomic, axit axetic, axit stearic.	D. axit panmitic, axit oleic, axit axetic.
Câu 3:Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là
A.hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B.hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C.hợp chất chứa nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacboxyl.
D.hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật.
Câu 4:Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N? 
A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 5:Aminoaxit nào sau đây có 6 nguyên tử cacbon?
A. Axit glutamic	B. Lysin	C. Alanin	D. Valin
Câu 6:“Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
	A. O2.	B. SO2.	C. CO2.	D. N2.
Câu 7:Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân là do: 
A. W là kim loại rất dẻo.	B. W là kim loại nhẹ và bền.
C. W có khả năng dẫn điện tốt.	D. W có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Câu 8:Dãy kim loại nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua hoặc oxit tương ứng.
A. K, Mg, Ag.	B. Mg, Fe, Pb.	C. Na, Ca, Al.	D. Na, Al, Cu.
Câu 9:Cho luồng khí hiđro (dư) đi qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO, PbO nung nóng ở nhiêt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp bốn chất rắn. Bốn chất rắn đó là:
A. Cu, Fe, MgO, Pb.	B. Cu, FeO, PbO, MgO.	
C. Cu, Fe, Pb, Mg.	D. Cu, Fe, PbO, MgO.
Câu 10:Trong y học, hợp chất nào sau đây của natri được dùng làm thuốc trị bệnh dạ dày?
A. Na2SO4.	B. NaHCO3.	C. Na2CO3.	D. NaI.
Câu 11:Cho phản ứng: aAl + bHNO3cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng: 
A. 5. 	B. 4. 	C. 7. 	D. 6.
Câu 12:Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử?
A. Al, Fe, Zn, Mg.	B. Ag, Cu, Mg, Al.	C. Na, Mg, Al, Fe.	D. Ag, Cu, Al, Mg.
Câu 13: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 14:Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-N là
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2	B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh
C.CH2=CH-CH=CH2,CH2=CH-CN.	D. CH2=CH-CH=CH2, HCN.
Câu 15:Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử tripeptit có ba liên kết peptit.
(2) Phân tử đipeptit có 2 gốc α-amino axit.
(3)Các protein dễ tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
(4)Từ 3 α-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc α-amino axit đó.
Số nhận định đúng là:
A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 16:Câu nào đúng trong các câu sau: Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra
A. sự oxi hóa ở cực dương.	B. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.
C. sự khử ở cực âm.	D. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
Câu 17:Dãy gồm các ion (không kể sự điện li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là :
A. Fe2+, K+, OH, Cl. 	B. Ba2+, HSO, K+, NO. 
C. Al3+, Na+, S, NO.	D. Cu2+, NO, H+, Cl.
Câu 18:Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. NaHCO3 và Na2CO3 khi thủy phân cho môi trường kiềm như nhau.
B. NaHCO3 và Na2CO3 đều bị nhiệt phân hủy giải phóng CO2.
C. NaHCO3 và Na2CO3 tan rất nhiều trong nước, trong dung dịch phân li hoàn toàn thành ion.
D. Khác với Na2CO3, ngoài tính bazơ thì NaHCO3 còn có tính axit.
Câu 19:Cho dung dịch X chứa các ion sau : Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịchX mà không đưa ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch X tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. Dung dịch K2CO3 vừa đủ.	C. Dung dịch Na2SO4 vừa đủ.
B. Dung dịch NaOH vừa đủ.	D. Dung dịch Na2CO3 vừa đủ.
Câu 20:Cho Ba vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa là:	
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 21:Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ hoặc fructozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 22:Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Y
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.
Tạo dung dịch màu xanh lam
Z
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Tạo kết tủa Ag
T
Tác dụng với dung dịch I2 loãng.
Có màu xanh tím
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.	B. triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
C. lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.	D. vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
Câu 23: Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?	
A. NaOH dư.	B. AgNO3.	C. Na2SO4.	D. HCl.
Câu 24: Cho một mẫu Ba kim loại dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng nào sau đây đúng nhất?
A. Al bị đẩy ra khỏi muối. 	
B. Có khí thoát ra vì Ba tan trong nước.
C. Có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu trắng xuất hiện, kết tủa bị tan một phần.
D. Có khí thoát ra đồng thời có kết tủa và hiện tượng tan dần kết tủa cho đến hết. 
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 6,5g Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48.	B. 3,36.	C. 2,24.	D. 1,12.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của X là
	A. C5H8O2.	B. C3H6O2.	C. C4H8O2.	D. C2H4O2.
Câu 27: Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
	A. 7,65 gam.	B. 8,10 gam.	C. 8,55 gam.	D. 8,15 gam.
Câu 28: Cho 11 gamhỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là
	A. 66,8 gam.	B. 29,6 gam.	C. 60,6 gam.	D. 33,4 gam.
Câu 29: Amino axit X chứa 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 154 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
	A. H2NCH2CH2CH(NH2)COOH.	B. H2N(CH2)3CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH(NH2)CH2COOH.	D. H2NCH=CHCH(NH2)COOH.
Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96g HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 3,36.	B. 2,52.	C. 4,2.	D. 2,72.
Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 19,7.	B. 14,775.	C. 29,55.	D. 9,85.
Câu 32: Thể tích rượu etylic 90o thu được từ 0,1 mol glucozơ là (biết tỉ khối của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml)
	A. 6,39 ml.	B. 12,78 ml.	C. 8,18 ml.	D. 6,625 ml.
Câu 33: Cho 8,4g sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 16,2.	B. 42,12.	C. 32,4.	D. 48,6.
Câu 34: Điện phân hoàn toàn 200 ml dung dịch AgNO3 với 2 điện cực trơ thu được một dung dịch có pH = 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám vào ở catot là
	A. 0,54g.	B. 0,108g.	C. 0,216g.	D. 1,08g.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 25,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4g. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3g hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 1,81 mol.	B. 1,95 mol.	C. 1,8 mol.	D. 1,91 mol.
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
	A. 27,85.	B. 28,95.	C. 29,85.	C. 25,89.
Câu 37: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát hiện tượng theo đồ thị bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là
A. 0,55.	B. 0,65.	C. 0,75.	D. 0,85.
Câu 38: Trieste E mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn x mol E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và x mol E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho x mol E phản ứng với dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 49,5.	B. 24,75.	C. 8,25.	D. 9,9.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) thu được b mol CO2, c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là
	A. 60,4.	B. 76,4.	C. 30,2.	D. 28,4.
Câu 40: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là
	A. 19,424.	B. 16,924.	C. 18,465.	D. 23,176.
ĐÁP ÁN
1A
2A
3B
4D
5B
6C
7D
8C
9A
10B
11A
12D
13B
14C
15B
16B
17D
18D
19D
20D
21C
22A
23A
24C
25C
26B
27D
28A
29B
30A
31A
32B
33B
34C
35D
36B
37B
38A
39A
40C
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:Chọn A.
Câu 2:Chọn A.
Câu 3:Chọn B.
Câu 4:
C4H11N có 8 đồng phân gồm 4 amin bậc một; 3 amin bậc hai và 1 amin bậc ba.
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2; CH3-CH(CH3)-CH2-NH2; CH3-CH2-CH(CH3)-NH2; (CH3)3C-NH2; 
CH3-NH-CH2-CH3-CH3; CH3-NH-CH(CH3)2; C2H5-NH-C2H5; CH3-CH2-N(CH3)-CH3
 Chọn D
Câu 5:Chọn B: H2N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.
Câu 6: Chọn C.
Câu 7:Chọn D: 3410oC.
Câu 8:Chọn C: kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và Al.
Câu 9:Chọn A. 
Câu 10:Bệnh dạ dày là do lượng axit (H+) quá cao nên muốn chữa ta phải làm giảm lượng axit này xuống
 Chọn B
Câu 11:Al + 4HNO3Al(NO3)3 + NO + 2H2O Chọn A
Câu 12:Chọn D.
Câu 13: Tơ poliamit gồm tơ capron và tơ nilon Chọn B.
Câu 14:Cao su buna-N là sản phẩm đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin Chọn C.
Câu 15:
(1) sai vì tripeptit 2 liên kết peptit.
(3) sai vì tóc không tan trong nước.
(2), (4) đúng Chọn B.
Câu 16:Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở anot và sự khử ở catot Chọn B.
Câu 17:
Loại A vì 	
Loại B vì 
Loại C vì 	
Chọn D.	
Câu 18:
A sai vì Na2CO3 khi thủy phân cho môi trường kiềm mạnh hơn so với NaHCO3.
B sai vì Na2CO3 không bị nhiệt phân.
C sai vì NaHCO3 tan ít trong nước.
Chọn D vì NaHCO3 có tính lưỡng tính.
Câu 19:Chọn D
Ca2+ + CO32- CaCO3↓; Mg2+ + CO32- MgCO3↓
Ba2+ + CO32- BaCO3↓; 2H+ + CO32- CO2 + H2O
Câu 20:
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 BaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Ba(OH)2 + CuSO4 BaSO4↓ + Cu(OH)2↓
Ba(OH)2 + (NH4)2CO3 BaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Ba(OH)2 + MgCl2	 Mg(OH)2↓ + BaCl2	
 Chọn D.
Câu 21:
(a) sai vì glucozơ và saccarozơ không màu.
(b) đúng.
(c) đúng.
(d) đúng, thu được glucozơ.
(e) đúng.
(f) sai vì saccarozơ không phản ứng tạo sobitol.
 Chọn C.
Câu 22:
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Có màu tím
Y
Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4.
Tạo dung dịch màu xanh lam
Z
Đun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Tạo kết tủa Ag
T
Tác dụng với dung dịch I2 loãng.
Có màu xanh tím
Loại B, D vì triolein và vinyl axetat không tácdụng với Cu(OH)2.
T tác dụng với iot tạo màu xanh tím T là tinh bột Chọn A.
Câu 23:Chọn A vì KNO3 không có hiện tượng; Cu(NO3)2 tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh; FeCl3 tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ; AlCl3 tạo kết tủa Al(OH)3 keo trắng sau đó tan còn NH4Cl tạo khí NH3 mùi khai.
Câu 24:
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2↑
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓
2Al(OH)3 + Ba(OH)2Ba(AlO2)2 + 4H2O
BaSO4 không tan Chọn C.
Câu 25: nH2 = nZn = 0,1 V = 2,24 Chọn C.
Câu 26:nCO2 = nH2O = 0,15 Este no, đơn chức, mạch hở
CnH2nO2 nCO2
 Chọn B.
Câu 27:C2H5NH2 + HCl C2H5NH3Cl
 mC2H5NH3Cl = Chọn D.
Câu 28:mmuối = mkim loại + 62ne = 11 + 62.0,3.3 = 66,8g Chọn A.
Câu 29: (NH2)2RCOOH (NH2)2RCOONa
 32 + R + 67 = 154 R = 55 là C4H7 Chọn B.
Câu 30: nHCOOC2CH5 = 0,04 mHCOOK = 0,04.84 = 3,36g Chọn A.
Câu 31: nCO2 = 0,15; nOH- = 0,15 + 0,1.2 = 0,35
CO2 + 2OH- CO32- + H2O
0,15 → 0,3 → 0,15
 nBaCO3 = 0,1 m = 19,7 Chọn A.
Câu 32: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
mC2H5OH = 0,2.46 = 9,2g VC2H5OH = 9,2/0,8 = 11,5 ml Vrượu = 11,5/0,9 = 12,78 ml Chọn B.
Câu 33: nFe = 0,15; nAgNO3 = 0,39
Fe + 2Ag+ Fe2+ + 2Ag
0,15 → 0,3 → 0,15 → 0,3
Fe2+ + Ag+ dư Fe3+ + Ag
(0,15) (0,09) → 0,09
 m = 0,39.108 = 42,12 Chọn B.
Câu 34: pH = 2 [H+] = 10-2M nH+ = 10-2.0,2 = 0,002
nH+ = nHNO3 = nNO3- = nAgNO3 = nAg mAg = 0,002.108 = 0,216 Chọn C.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 25,3g hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4g. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3g hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 1,81 mol.	B. 1,95 mol.	C. 1,8 mol.	D. 1,91 mol.
Câu 35: 
mmuối = mkim loại + 62ne + mNH4NO3 122,3 = 25,3 + 62(0,1.3 + 0,1.8 + 8nNH4NO3) + 80nNH4NO3
 nNH4NO3 = 0,05 nHNO3 = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3 = 1,9 Chọn D.
Câu 36: nH2SO4 = 0,05; nHCl = 0,1 nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,2 nH2 = 0,1
Nhưng đề cho nH2 = 0,3 0,2 mol H2 do Na tác dụng với H2O
Na + H2O NaOH + ½ H2
 mrắn = mNa2SO4 + mNaCl + mNaOH = 0,05.142 + 0,1.58,5 + 0,4.40 = 28,95g Chọn B.
Câu 37: 
Từ hình vẽ n↓ max = 0,5 nBa(OH)2 = 0,5
Sau khi kết thúc phản ứng có nBaCO3 = 0,35
Bảo toàn Ba nBa(HCO3)2 = 0,5 – 0,35 = 0,15
Bảo toàn C nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,35 + 2.0,15 = 0,65 Chọn B.
Câu 38: y – z = 5x E có 6 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở 3 gốc COO nên còn 3 liên kết π giữa C và C.
nBr2 = 72/160 = 0,45 nE = 0,15
(RCOO)3C3H5 + 3KOH 3RCOOK + C3H5(OH)3
0,15 → 0,45 → 0,15
Bảo toàn khối lượng m = mE + mKOH – mC3H5(OH)3
= (110,1 – 72) + 0,45.56 – 0,15.92 = 49,5g Chọn A.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) thu được b mol CO2, c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là
	A. 60,4.	B. 76,4.	C. 30,2.	D. 28,4.
Câu 39: nCO2 – nH2O = (0,5k – 1).nX mà nCO2 – nH2O = nX 0,5k – 1 = 1 k = 4 X là tetrapeptit
X + 4NaOH Muối + H2O
0,2 → 0,8 → 0,2
Bảo toàn khối lượng mmuối – mX = mNaOH – mH2O m = 0,8.2.40 – 0,2.18 = 60,4 Chọn A.
Câu 40: Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là
	A. 19,424.	B. 16,924.	C. 18,465.	D. 23,176.
Câu 40: 
Qui đổi X thành 
nH+ = 0,03 + 0,12.2 = 0,27; nNO3- = 0,03; nSO42- = 0,12
4H+ + NO3- NO + 2H2O
0,04 ← 0,01 ← 0,01 
O + 2H+ + 2e H2O
0,09 → 0,18
 Dung dịch Y chứa 0,07 mol Fe3+; 0,12 mol SO42-; (0,03 – 0,01) = 0,02 mol NO3- dư 
và (0,27 – 0,04 – 0,18) = 0,05 mol H+ dư
Khi cho 0,04 mol Cu vào thì
3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,01875 ← 0,05 → 0,0125 → 0,01875
Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+
0,02125 → 0,0425 → 0,02125 → 0,0425 
 mmuối trong Z = mCu + nFe + mNO3- dư + mSO42-
= 2,56 + 0,07.56 + 62(0,02 – 0,0125) + 96.0,12 = 18,465g Chọn C.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_de_so_39_co_da.docx
Đề thi liên quan