Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học (Lần 3) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Việt Lâm

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học (Lần 3) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Việt Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT VIỆT LÂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 – 2017
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – MÔN HÓA HỌC – LẦN 3
Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm). 
 Họ và tên: 
 Số báo danh: .	
Cho nguyên tử khối: H =1, He =4, Li =7, Be =9, C =12, N =14, O =16, F =19, Na =23, Mg =24, Al =27, Si =28, P =31, S =32, Cl =35,5, K =39, Ca =40, Cr =52, Mn =55, Fe =56, Cu =64, Zn =65, Br =80, Rb = 85, Sr =87, Ag =108, Ba =137, I =127, Pb =207.
Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là
 A. C, H. 	B. C, H, Cl. 	C. C, H, N. 	D. C, H, N, O
Metyl acrylat có công thức phân tử là
A. C5H8O2. 	B. C3H6O2. 	C. C4H8O2. 	D. C4H6O2.
Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
 A. Tinh bột 	B. Saccarozo 	C. Glucozo 	D. Fructozo
Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
 A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ. 	B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. 	D. Tinh bột, xenlulozơ,fructozơ.
Cho dãy các ion kim loại: K+; Ag+; Fe2+; Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là:
A. Ag+ 	B. Cu2+ 	C. Fe2+ 	D. K+
Chất có phản ứng màu biure là:
A. Chất béo 	B. Tinh bột 	C. Protein 	D. Saccarozo
Hợp chất nào của canxi dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). 	B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). 	D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
Xà phòng hóa hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Metyl axetat 	B. Benzyl axetat 	C. Tristearin 	D. Metyl fomat
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch thẳng. D. Glucozơ bị oxi hoá bởi dung dịch AgNO3 trong NH3
Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?
A. AlCl3 và Al2(SO4) 	 B. Al(NO3)3 và Al(OH)3	 
C. Al2(SO4)3 và Al2O3 	 D. Al(OH)3 và Al2O3
Amin bậc II là chất nào sau đây?
A. CH3CH2NH2.	 B. CH3NHCH3.	 C. CH3NH2.	D. CH3N(CH3)2.
Tơ Lapsan hay Poli (etylen terephtalat) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit teraphtalic với chất nào sau đây?
 A. Etylen glicol. 	 B. Ancol etylic. 	 C. Etilen.	 D. Glixerol.
Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?
A. Benzylamoni clorua. 	B. Glyxin.
C. Metylamin. 	D. Metyl fomat.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột X Y Etyl axetat. Các chất X và Y có thể lần lượt là:
A. ancol etylic và anđehit axetic.	B. saccarozơ và glucozơ.	
C. glucozơ và axit axetic.	D. glucozơ và ancol etylic.
Muối nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra, vừa tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa?
A. NaHCO3.	B. Na2CO3.	C. CaCO3.	D. Ca(HCO3)2.
Cho các phát biểu sau:
	a. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
	b. Dung dịch anilin không làm quỳ tím hóa xanh.
	c. Cao su buna được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.
	d.Ở điều kiện thường, metylamin, đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
	e. Etyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
 Số phát biểu đúng là:
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Cho các phát biểu sau:
Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Ứng với công thức C3H7NO2 có 2 đồng phân aminoaxit
Dung dịch glucozơ bị khử bởi H2 ở điều kiện thích hợp
Có thể dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.
Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường kiềm chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra:
A. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.	B. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.	
C. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.	D. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin XY. Chất Y là:
A. CH3-CH(NH2)-COONa.	B. CH3-CH(NH3Cl)COOH.	
C. CH3-CH(NH3Cl)COONa.	D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Để hòa tan x mol một kim loại cần dùng vừa đủ 2x mol HNO3 đặc nóng giải phóng khí NO2. Vậy M có thể là kim loại nào trong các kim loại sau:
	A. Cu	B. Fe	C. Ag	D. Al
Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?
A. Cho kim loại Cu nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.	
B. Đốt dây Mg trong khí oxi.	
C. Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch HCl.	
D. Cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch HCl.
Sơ đồ điều chế và thu khí X bằng cách nung bột rắn như hình vẽ sau:
Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
	A. 2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 + 2H2O
	B. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
	C. 2Mg + SiO2 2MgO + Si
	D. 2CuO + C 2Cu + CO
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:
	A. Fe(NO3)2	B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
	C. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2	D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng với dung dịch X là:
	A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Cho 11,2 gam Fe vào 250 ml dung dịch HNO3 1,28M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Biết rằng trong phản ứng trên, khí NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giá trị của m là
A. 24,20. 	B. 25,32. 	C. 21,60. 	D. 26,08.
Đun 6,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 4,4 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa là?
A. 36,67%.	B. 20,75%.	C. 25,00%	D. 50,00%.
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 62 gam. 	B. 57 gam. 	C. 51 gam.	D. 49 gam. 
Cho 9,2 gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 15,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là:
A. 60,87%.	B. 39,13%.	C. 73,91%.	D. 26,09%.
Đun nóng 14,08 gam este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu được 13,12 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOC2H5.	B. CH3COOC2H3.	C. C2H5COOCH3.	D. CH3OOCC2H5.
Khối lượng polietilen (PE) tổng hợp được từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất với hiệu suất phản ứng đạt 90% là: 
A. 2,80 tấn.	B. 2,55 tấn.	C. 2,52 tấn.	D. 3,60 tấn.
Hòa tan 10,72 gam hỗn hợp X gồm MgO, CaO, Mg và Ca vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa 12,35 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị của x là:
A. 16,98.	B. 21,78.	C. 15,54.	D. 31,08.
Lên men 90 gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 250.	B. 125.	C. 100.	D. 80.
Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1:2) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 4,52.	B. 5,61.	C. 5,16.	D. 5,42.
Đốt cháy hoàn toàn 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là:
	A. 360	B. 240	C. 480	D. 120
Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa HCl và Al2(SO4)3, kết quả đồ thị như sau:
Nếu rót vào dung dịch X ở trên 500 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 208,55 gam.	B. 229,35 gam.	C. 226,75 gam.	D. 215,6 gam.
Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,168 lít khí H2 (đktc) và 3,08 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
	A. 14,32	 B. 18,36	 C. 15,28	 D. 17,02 
Cho 200 ml dung dịch NaOH 2,5 M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1,5 M. Sau phản ứng kết thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 7,8 gam	B. 3,9 gam	C. 9,36 gam	D. 10,7 gam
Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 40	B. 50	C. 60	D. 100
Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít (đktc) CO2 vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi dung dịch được 33,7 gam chất rắn. Cho rằng quá trình làm bay hơi dung dịch, các chất không có sự biến đổi về mặt hóa học. Giá trị của x là
A. 0,5.	B. 1,0.	C. 1,5.	D. 1,8.
Hỗn hợp X gồm etyl axetat, metyl propionat, isopropyl fomat. Thủy phân hoàn toàn X cần dùng 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1,5M, đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp muối và 25 gam hỗn hợp ancol. Giá trị của m là
 A. 40,6.	 B. 42,4.	 C. 43,8.	D. 39,5.
 Vận dụng cao
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
	A. 63. 	B. 18. 	C. 73. 	D. 20.
Dẫn khí CO dư đi qua 23,2 g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và FeCO3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được Fe và hỗn hợp khí gồm CO2 và CO. Cho hỗn hợp khí này vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa. Đem hoà tan hoàn toàn lượng Fe thu được trong 400ml dd HNO3 loãng, nóng dư thấy thoát ra 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m là:
A. 59,1. 	B. 68,95. 	C. 88,65. 	D. 78,8
Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T với hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác, đun nóng a gam X với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
	A. 6,53	B. 7,09	C. 5,92	D. 5,36
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
	A. 72,0	B. 64,8	C. 75,6	D. 90,0
------------------- Hết ------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lan_3_nam_hoc_2016_2017.doc