Đề thi thử Lần 5 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 001 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 5 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 001 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ LẦN 5 
MÔN sinh hoc 12
Thời gian làm bài: phút; 
(48 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 001
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
PHẦN I. CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (từ câu 1 đến cấu 32)
Câu 1: Gen A trội hoàn toàn với gen a, các phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:1 ?
A. Aa x Aa.	B. AA x AA.	C. AA x aa.	D. Aa x aa.
Câu 2: Thường biến là:
A. Biến đổi kiểu hình mà không liên quan đến kiểu gen.
B. Biến đổi kiểu gen do tác động trực tiếp của ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu hình.
C. Biến đổi kiểu hình so tác động trực tiếp của ngoại cảnh mà không biến đổi kiểu gen.
D. Biến đổi kiểu hình do biến đổi kiểu gen.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã biến đổi gen.
A. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
B. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.
C. Bò tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
D. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.
Câu 4: Vốn gen của quần thể là:
A. Toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể.
B. Vốn gen bao gồm các kiểu hình nhất định.
C. Toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
D. Toàn bộ các gen của cá thể sống trong một quần thể.
Câu 5: Khi phân tích các bazơ nitơ trong phân tử ADN, người ta tìm ra quy luật chung về tỉ lệ các loại bazơ nitơ là
A. A = G.	B. A = X.	C. A + G = X + T.	D. A + T = G + X.
Câu 6: Đa bội hoá khác nguồn và đa bội hoá cung nguồn phân biệt nhau ở:
A. Bộ NST của một loài hay hai loài khác nhau.
B. Kết quả đa bội là đa bội chẵn hay đa bội lẻ.
C. Số lượng NST của loài nào nhiều hơn.
D. phương pháp gây đa bội.
Câu 7: Tồn tại trong học thuyết Lamac là:
A. Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh.
B. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức.
C. Cho rằng SV có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây ?
A. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.	B. Kĩ thuật xử lí màng tế bào.
C. Kĩ thuật xử lí enzim.	D. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo.
Câu 9: Ở người 3 NST 13 gây bệnh:
A. Bạch tạng.
B. Bạch cầu ác tính.
C. Sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
D. Ngón chỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
Câu 10: Hiện tượng gen đa hiệu giải thích
A. Hiện tượng biến dị tổ hợp.
B. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng quy định 1 tính trạng.
C. Một gen bị đột biến tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
D. Kết quả của hiện tượng đột biến gen.
Câu 11: Một quần thể sẽ bị diệt vong khi:
A. Kích thước quần thể còn lại nhỏ hơn kích thước tối thiểu do bị săn bắt quá mức.
B. Môi trường khá ổn định.
C. Không gian còn khá rộng.
D. Nguồn thức ăn còn khá dồi dào.
Câu 12: Vào cuối năm, các cây bàng, xoan thường dụng lá. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
A. Độ ẩm giảm thấp.	B. Nhịêt độ và độ ẩm đều giảm thấp.
C. Hay xuất hiện sương muối gió bấc.	D. Nhiệt độ hạ thấp.
Câu 13: Tính đặc thù của anticodon là:
A. Sự bổ sung tương ứng với codon trên mARN.
B. Sự bổ sung tương ứng với bộ ba trên rARN.
C. Có thể biến đổi tuỳ thuộc vào axit amin liên kết.
D. Phân tử tARN liên kết với axit amin.
Câu 14: Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là:
A. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của QT, định hướng quá trình tiến hoá.
B. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đôỉi đột ngột.
Câu 15: Trong liên kết hoàn toàn thì số nhóm gen liên kết là:
A. Nhiều hơn số NST lưỡng bội của loài.	B. Bằng số NST đơn bội của loài.
C. Bằng số lượng NST lưỡng bội của loài.	D. Ít hơn số NST đơn bội của loài.
Câu 16: Menđen đã đề ra phương pháp nghiên cứu di truyền nào sau đây?
A. Phương pháp lai xa.	B. Phương pháp lai cải tiến giống.
C. Phương pháp lai kinh tế.	D. Phương pháp phân tích cơ thể lai.
Câu 17: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADn diễn ra ở:
A. Kì trước.	B. Pha G2.	C. Pha G1.	D. Pha S.
Câu 18: Các loài vi khuẩn sống trong dạ dày của các loài nhai lại tham gia vào quá trình tiêu hoá xenlulôzơ thuộc dạng.
A. Kí sinh.	B. Cộng sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.	D. Hợp tác đơn giản.
Câu 19: Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên long màu trắng, con ngươi của mắt có màu đỏ do nhìn thấu cả mạch máu trong đáy mắt. Đây là hiện tượng dio truyền theio quy luật
A. Liên kết hoàn toàn.	B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác cộng gộp.	D. Tác động đa hiệu của gen.
Câu 20: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3. thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra.
A. 10 tổ hợp kiểu gen.	B. 6 tổ hợp kiểu gen.	C. 4 tổ hợp kiểu gen.	D. 8 tổ hợp kiểu gen.
Câu 21: Quá trình phiên mã xảy ra ở bộ phận nào của tế bào ?
A. Nhân tế bào.	B. Ti thể.	C. Tế bào chất.	D. Lục lạp.
Câu 22: Vật kí sinh nhiều vật chủ thường thực hiện chiến lược sống còn của mình bằng cách.
A. “ ăn thịt” vật chủ.
B. Giết chết ngay vật chủ.
C. Thích nghi để sống suốt đời với một vật chủ.
D. Làm cho vật chủ ốm yếu dễ bị vật ăn thịt khác sử dụng: vật kí sinh có cơ hội chuyển sang vật chủ mới.
Câu 23: Người hiện đại có nguồn gốc từ:
A. Người Neandectan.	B. Khỉ thấp Macaca.	C. Khỉ tinh tinh.	D. Người Hoomo.
Câu 24: Bản chất của mã di tuyền là:
A. Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các loại axit amin trong phân tử prôtêin.
B. Cứ 3 nuclêôtit trên mARN quy định một axit amin trong prôtêin.
C. Mã di truyền được chứa trong phân tử ADN.
D. Thông tin di truyền quy định cấu trúc của các loại prôtêin.
Câu 25: Gây đột biến là:
A. Quá trình các tác nhân có trong tự nhiên gây nên đột biến ở sinh vật.
B. Con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí cà hoá học gây biến đổi vật chất di truyền của vi sinh vật.
C. Con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí và hoá học gây đột biến gen.
D. Con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học gây đột biến NST
Câu 26: Phép lai nào sau đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất ?
A. AaBbDd x AABBDD.	B. Aabbdd x aaBBDD.
C. AaBbDd x AaBbDd.	D. AABBDD x aaBbDd.
Câu 27: Tác nhân nào không làm thay đổi tần số của các alen tropng quần thể giao phối.
A. Biến động di truyền.	B. Đột biến .
C. Các cơ chế cách li.	D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 28: Di truyền liên kết là hiện tượng
A. Các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau.
B. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
C. Tính trạng này di truyền kèm theo sự di truyền của tính trạng khác.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 29: Khí thải nào làm tăng hiệu ứng nhà kính nhiều nhất.
A. Khí CFC.	B. Ôxit lưu huỳnh và nitơ.
C. Khí mêtan.	D. Khí cacbonđiôxit.
Câu 30: Ý nghĩa của cơ quan thoái hoá trong tiến hoá là:
A. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo.	B. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
C. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.	D. Phản ánh sự tiến hoá phân li.
Câu 31: Đột biến nào sau đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong NST ?
A. Mất đoạn và đảo đoạn.
B. Mất đoạn và đảo đoạn.
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST.
D. Chuyển đoạn và lặp đoạn
Câu 32: Đột biến gen phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học.
B. Những rối loạn trong quá trình trao đổi chất trong tế bào.
C. Đặc điểm cấu trúc của gen.
D. Cả A, B và C.
PHẦN II. DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC BAN CƠ BẢN (từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Ribôxôm đóng vai trò nào sau đây trong qúa trình dịch mã?
A. Kéo dài chuỗi pôlipeptit.	B. Nơi diễn ra việc kết hợp mARN với tARN.
C. Hoạt hoá axit amin.	D. Mở đầu chuỗi pôlipeptit.
Câu 34: Nội dung cơ bản của quá trình tiến háo nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại là gì?
A. Quá trình hình thành các quần thể giao phối từ một quần thể gốc ban đầu.
B. Quá trình tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN.
C. Quá trình tiến háo ở cấp độ phân tử.
D. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 35: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là phương thức thường gặp ở
A. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.
B. Động vật.
C. Thực vật và động vật ít di chuyển.
D. Thực vật.
Câu 36: Những loài sinh vật rộng nhiệt thường sống ở:
A. Vùng ôn đới.	B. Vùng nước sâu đại dương.
C. Vùng nhiệt đới xích đạo.	D. Vùng cận cực.
Câu 37: Chiều phiên mã trên mạch mã gốc của ADN là:
A. Trên cả hai mạch theo hai chiều khác nhau.
B. Trên mạch có chiều 3’ --> 5’.
C. Có đoạn theo chiều 3’ --> 5’, có đoạn theo chiều 5’ --> 3’.
D. Trên mạch có chiều 5’ --> 3’.
Câu 38: Trong các mệnh đề về mối quan hệ giữa con mồi - vật ăn thịt, mệnh đề nào là sai.
A. Con mồi có kích thước nhỏ.	B. con mồi có số lượng ít.
C. Vật ăn thịt có số lượng ít.	D. Vật ăn thịt có kích thước lớn.
Câu 39: Mục đích của công nghệ gen là;
A. Gây ra đột biến NST.
B. Gây ra đột biến gen.
C. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen lạ.
D. Tạo biến dị tổ hợp
Câu 40: Sản lượng sinh vật sơ cấp được tạo ra và tích tụ đầu tiên bởi nhóm sinh vật nào?
A. Nấm mốc.	B. Động vật nguyên sinh.
C. Khuẩn lam.	D. Các loài vi khuẩn nitrat hoá.
PHẦN III. DÀNH RIÊNG CHO HỌC SINH HỌC BAN NÂNG CAO (từ câu 41 đến cấu 48)
Câu 41: Đột biến NST bao gồm các dạng.
A. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.	B. Thêm đoạn và đảo đoạn NST.
C. Đa bội chẵn và đa bội lẻ.	D. Lệch bội và đa bội.
Câu 42: Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. Là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n cua loài lúa mì.
B. Là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
C. Sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và dạng lúa mì châu Mĩ.
D. Là kết quả của quá trình lai xa khác loài.
Câu 43: Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật:
A. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit.
B. Chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.
D. Chuyển một gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E. côli.
Câu 44: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của Lamac là:
A. Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.
C. Giải thích cơ chế tiến hoá ở cấp độ phân tử, bổ sung cho quan điểm Lamac.
D. Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của CLTN.
Câu 45: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nuclêôtit được phiên mã từ một gen có mạch bổ sung là 
AGXTTAGXA.
A. TXGAATXGT.	B. AGXTTAGXA.	C. AGXUUAGXA.	D. UXGAAUXGU.
Câu 46: Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái gồm:
I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ.	II. Điều kiện khí hậu.	III. Sinh vật sản xuất.
	IV. Sinh vật phân giải.	V. Sinh vật tiêu thụ.
A. II, III, IV, V.	B. I, II, III, V.	C. I, II, III, IV, V.	D. I, III, IV, V.
Câu 47: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến.
A. Sự suy giảm đa dạng sinh học.
B. Mất cân bằng sinh học trong quần xã.
C. Sự tiến hoá của sinh vật.
D. Suy giảm nguồn lợi khai thác của con người.
Câu 48: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể .
C. Các cá thể tận dụng được nguồn sống của môi trường.
D. Cả A, B và C.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_5_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_001_bo_gddt_kem_d.doc
  • xlsTOT NGHIỆP_THI THU LAN 5_dapancacmade.xls