Đề thi thử Lần 2 THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương (Có đáp án)

doc8 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 2 THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI – HẢI DƯƠNG
MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Aminoaxit là hợp chất tạp chức có chứa đồng thời nhóm -COOH  với nhóm
	A. -NH -	B. -OH	C. >C=O (nhóm cacbonyl)	D. -NH2
Câu 2: Khi điện phân dung dịch chứa CuSO4 với điện cực trơ thì ở anot xảy ra quá trình 
	A. khử nước	B. khử Cu2+	C. oxi hóa nước	D. oxi hóa Cu2+
Câu 3: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối crom (II)?
	A. Cr + H2SO4 loãng →	B. CrO + KOH →
	C. K2Cr2O7 + HBr  →	D. Cr + S  →
Câu 4: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, metyl fomat. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong  NH3 để tạo ra kết tủa Ag là: 
	A. 7	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 5: Chất nào sau đây được dùng làm cao su? 
	A. Poli(vinyl axetat)	B. Poli(vinyl clorua)	C. Polistiren	D. Poliisopren
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X thu được 1 mol glyxin, 2 mol alanin, 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của peptit X là: 
	A. 8	B. 10	C. 12	D. 18
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về tính chất hóa học chung của este? 
	A. Bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.
	B. Cho phản ứng cộng H2 với xúc tác Ni, to
	C. Thủy phân không hoàn toàn trong môi trường kiềm
	D. Thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit
Câu 8: Tơ olon (tơ nitron) là sản phẩm của phản ứng
	A. Trùng hợp caprolactam	B. Trùng ngưng axit ε – aminocaproic
	C. Trùng hợp vinyl xianua	D. Trùng hợp vinyl clorua
Câu 9: Cho 5,16 gam một este đơn chức mạch hở X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong  NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Biết MX < 150. Số đồng phân cấu tạo của X là 
	A. 4	B. 2	C. 5	D. 3
Câu 10: Tổng số aminoaxit có công thức phân tử là  C4H9O2N là:
	A. 1	B. 9	C. 5	D. 7
Câu 11: Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra hợp chất sắt (II)? 
	A. Fe(OH)2 + HCl →	B. Fe(OH)2 + HNO3 →
	C. Fe + HNO3dư →	D. Fe(NO3)2 + HCl →
Câu 12: Hỗn hợp Fe, Cu có thể tan hết trong dung dịch nào sau đây?
	A. HCl	B. Fe2(SO4)3	C. ZnSO4	D. H2SO4 loãng
Câu 13: Công thức cấu tạo của glucozơ dạng mạch hở chứa nhiều nhóm -OH  và nhóm:
	A. –COOH	B. –CHO	
	C. –NH2	D. >C=O (nhóm cacbonyl).
Câu 14: Quặng boxit chứa chủ yếu là chất nào sau đây?
	A. Fe3O4	B. Al2O3	C. Fe2O3	D. FeS2
Câu 15: Trong số các kim loại sau, kim loại có cấu hình electron hóa trị 3s1 là:
	A. Na	B. Cr	C. Al	D. Ca
Câu 16: Tên gọi sau đây: isoamyl axetat là tên của este có công thức cấu tạo là:
	A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2	B. C2H3COOCH3
	C. CH3COOCH2CH2CH2CH2CH3	D. CH3COOCH=CH2
Câu 17: Khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp  Fe2(SO4)3, CuSO4 và HCl thì tại catot quá trình đầu tiên xảy ra là
	A. Fe3+ + 3e → Fe	B. 2H+ + 2e  → H2	C. Cu2+ + 2e → Cu	D. Fe3+ + 1e → Fe2+
Câu 18: Kim loại chỉ tác dụng được với nước khi phá bỏ lớp oxit trên bề mặt là: 
	A. Cu	B. K	C. Ca	D. Al
Câu 19: Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ với các gốc axit 
	A. HCO3–	B. CO32–	C. SO42–; Cl–	D. HCO3–; Cl–
Câu 20: Chất nào sau đây có thể dùng làm mềm loại nước cứng chứa: Ca2+, Mg2+, HCO3–; Cl–; NO3– ? 
	A. HCl	B. Na2CO3	C. Ca(OH)2 dư	D. Na2SO4
Câu 21: Cho Na2CO3 vào dung dịch chất nào sau đây mà chỉ cho kết tủa mà không tạo khí bay ra?
	A. Mg(NO3)2	B. H2SO4	C. Al(NO3)3	D. Fe(NO3)3
Câu 22: Kim loại có độ cứng cao nhất là:
	A. Au	B. Fe	C. W	D. Cr
Câu 23: Khái niệm nào sau đây là đúng nhất về este?
	A. Este là những chất có chứa nhóm –COO–.
	B. Khi thay nhóm -OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
	C. Este là những chất có trong dầu, mỡ động thực vật.
	D. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và bazơ
Câu 24: Một loại mùn cưa có chứa 60% xenlulozơ. Dùng 1 kg mùn cưa trên có thể sản xuất được bao nhiêu lít cồn 70o ? (Biết hiệu suất của quá trình là 70%; khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml).
	A. 0,426 lít	B. 0,543 lít	C. 0,298 lít	D. 0,298 lít
Câu 25: Hỗn hợp X gồm amin đơn chức, bậc 1 và  O2 có tỉ lệ mol 2 : 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư (giả sử các quá trình xảy ra hoàn toàn) thì thu được khí Y có tỉ khối so với He bằng 7,6. Số công thức cấu tạo của amin là 
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 26: Dung dịch H2SO4 đặc nguội không thể hòa tan được kim loại nào sau đây ?
	A. Cu	B. Na	C. Al	D. Zn
Câu 27: Hỗn hợp cùng số mol của các chất nào sau đây tan hoàn toàn trong nước (sau phản ứng không có chất rắn)?
	A. CaO, Na2CO3	B. KOH, Al2O3	C. CaCO3, CaCl2	D. Na2O, Al2O3
Câu 28: Chất béo là trieste của axit béo với
	A. etanol	B. etilengliycol	C. glixerol	D. phenol
Câu 29: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức và mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 25,62 gam X thu được 25,872 lít khí CO2 (ở đktc). Đun nóng 25,62 gam X với xúc tác  H2SO4 đặc thu được m gam este (giả sử hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị của m gần nhất với
	A. 20,9	B. 23,8	C. 12,55	D. 14,25
Câu 30: Hòa tan hết 12,5 gam hỗn hợp gồm M và  M2O (M là kim loại kiềm) vào nước thu được dung dịch X chứa 16,8 gam chất tan và 2,24 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là: 
	A. Na	B. Rb	C. K	D. Li
Câu 31: Cho 14,88 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe tan hết trong dung dịch  HNO3 . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 3,528 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 , ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 53,895 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? 
	A. 74%	B. 53%	C. 35%	D. 50%
Câu 32: Cho 13,44 lít hỗn hợp khí gồm H2 và CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 0,3 mol  Al2O3 và 0,45 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. X phản ứng vừa đủ với 750 ml dung dịch HNO3 (sản phẩm khử duy nhất là NO). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là: 
	A. 2,00M	B. 3,677M	C. 2,80M	D. 4,00M
Câu 33: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch  Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị 
	A. 61,11%	B. 73,33%	C. 87,83%	D. 76,42%
Câu 34: Cho dung dịch X chứa a mol FeCl2 và a mol NaCl vào dung dịch chứa 4,8a mol  AgNO3 thu được 64,62 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là: 
	A. 55,56 gam	B. 38,60 gam	C. 56,41 gam	D. 40,44 gam
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch  HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2 , N2O, NO và NO2 . Trong đó số mol N2 bằng số mol  NO2 . Biết tỷ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã phản ứng là: 
	A. 1,140 mol	B. 1,275 mol	C. 1,080 mol	D. 1,215 mol
Câu 36: Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí  O2, sau một thời gian thu được 9,4 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dung dịch  HNO3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO (sản phầm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là: 
	A. 1,2M	B. 1,4M	C. 1,8M	D. 1,6M
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam chất hữu cơ X cần 5,04 lít khí  O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Biết cứ 1 mol X phản ứng vừa hết với 2 mol NaOH. X không tham gia phản ứng tráng gương và có khối lượng mol nhỏ hơn 150. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là 
	A. 5	B. 7	C. 8	D. 6
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn a gam X, thu được hỗn hợp gồm 14,24 gam alanin và 5,25 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trên nhỏ hơn 13. Giá trị của a là giá trị nào sau đây? 
	A. 19,49	B. 16,25	C. 15,53	D. 22,73
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Hòa tan hoàn toàn 26,8 gam X trong dung dich H2SO4 loãng thì thu được 22,4 lít khí (đktc). Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 13,4 gam X trong H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 12,32 lít một khí không màu, mùi hắc (ở đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X là: 
	A. 41,79%	B. 20,90%	C. 62,69%	D. 48,24%
Câu 40: Cho 4,48 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ a M. Sau khi phản ứng xảy ra ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 15,44 gam chất rắn X. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của a là: 
	A. 0,72	B. 0,64	C. 0,32	D. 0,35
Đáp án
1-D
2-C
3-A
4-B
5-D
6-C
7-A
8-C
9-D
10-C
11-A
12-B
13-B
14-B
15-A
16-A
17-D
18-D
19-C
20-B
21-A
22-D
23-B
24-A
25-D
26-C
27-D
28-C
29-C
30-C
31-C
32-D
33-A
34-A
35-D
36-B
37-B
38-B
39-A
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
Câu 2: Đáp án C
Cách ghi nhớ đơn giản cho kiểu này như sau:
♦1: liên quan đến điện phân: catot liên quan đến cation, nghĩa là đây tụ tập ion dương như Cu2+.
anot liên quan anion → tụ tập các anion như SO42–; NO3– hay Cl–, ....
||→ catot xảy ra: Cu2+ + 2e → Cu || anot xảy ra: 2H2O → 4H+ + 4e + O2↑.
♦2: cách nhớ quá trình là oxi hóa hay khử? chất này là chất oxi hóa hay khử, 
bị khử hay oxi hóa, sự khử hay sự oxi hóa ???? Nhớ ntn đề không nhầm lẫn?
Ez: Fe + O2 → Fe2O3. Quen thuộc: ta hay nói: đây là quá trình oxi hóa sắt; sắt bị oxi hóa, sắt là chất khử
mà Fe → Fe3+ + 3e ||→ quy luật: cho electron là quá trình oxi hóa chất đó; chất đó là chất bị oxi hóa, là chất khử.
||→ Kết luận: ở anot diễn ra quá trình oxi hóa nước. 
p/s: nhớ mỗi quá trình Fe + O2 với các câu nói quen thuộc, tìm mối liên quan với phản ứng cần xét, các bạn sẽ giải quyết đơn giản, nhẹ nhàng, không sợ quên trước quên sau nữa.!
Câu 3: Đáp án A
A. Trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng nóng, màng oxit bị phá hủy, crom khử ion H+ tạo ra muối Cr(II) và khí hidro. PTHH: 
B. CrO3 là một oxit axit. PTHH: 
C. Muối đicromat có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt là trong môi trường axit, muối Cr(VI) bị khử thành muối Cr(III). PTHH: 
D. Ở nhiệt độ cao, crom khử được nhiều phi kim. PTHH: 
Chú ý: Tương tự nhôm, crôm không tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội mà bị thụ động với các axit này.
Câu 4: Đáp án B
Các chất tác dụng được với AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa Ag là: glucozo, axitfomic, andehit axetic, fructozo, metyl fomat
Câu 5: Đáp án D
Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250-3000C thu được isopren (C5H8) .Vậy cao su thiên nhiên là polime của isopren
Câu 6: Đáp án C
X là một tetrapeptit được tạo từ 1Gly + 2Ala + 1Val. kí hiệu số 1, 2, 3.
lập hệ số có 4 chữ số: 1(223); 1(232); 1(322). Tương tự nếu 3 đứng đầu cũng có 3 đồng phân.
TH số 2 đứng đầu thì xếp 1, 2, 3 có 6 hoán vị số ||→ tổng tất cả là 12.
Câu 7: Đáp án A
Phát biểu đúng về tính chất chung của este là bị thủy phân không hoàn toàn trong môi trường axit.
Câu 8: Đáp án C
Tơ nitron (hay olon) thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (thường được gọi là acrinolitrin): 
Câu 9: Đáp án D
nếu X dạng HCOOCH=CH-R thì cứ 1X phản ứng thủy phân tạo 1HCOOH + 1RCH2CHO khi tác dụng AgNO3 dư tạo 4Ag
||→ từ 0,12 mol Ag → có 0,03 mol HCOOCh=CHR ||→ MX = 172 > 150 → loại TH này.
||→ X dạng HCOOR (với kiểu HCOOR thủy phân cho ROH không tráng bạc) hoặc X dạng RCOOCH=CHR'.
||→ 2 dạng này của X đều tác dụng tạo Ag với tỉ lệ 1 : 2 ||→ nX = 0,06 mol → MX = 86 ⇄ C4H6O2.
các đồng phân thỏa mãn gồm: HCOOCH2CH=CH2; HCOOC(CH3)=CH2 và CH3COOCH=CH2. 
Câu 10: Đáp án C
Các amino axit có CTCT C4H9O2N là:
H2N-CH2-CH2-COOH, CH3-CH(NH2)-CH2-COOH, CH3-CH2-CH(NH2)-COOH;
H2N-CH2-CH(CH3)-COOH, CH3-C(NH2)(CH3)-COOH.
Câu 11: Đáp án A
Phản ứng chỉ tạo ra Fe(II) là: 
Câu 12: Đáp án B
Khi cho Fe2(SO4)3 vào hỗn hợp Fe và Cu thì cả hai cùng tan hoàn toàn trong dung dịch muối Fe(III)
Câu 13: Đáp án B
Glucozo chứa 5 nhóm –OH và 1 nhóm –CHO trong phân tử.
Câu 14: Đáp án B
Quặng boxit chứa chủ yếu là Al2O3.
Câu 15: Đáp án A
Kim loại có cấu hình electron hóa trị 3s1 là kim loại thuộc chu kì 3 và nhóm IA nên nó là kim loại kiềm, loại các đáp án B, C, D ta được kim loại đó là: Na ( [Ne]3s1 ).
Câu 16: Đáp án A
những dạng nhớ này nên hệ thống ra để so sánh + nhớ 1 nhớ được 10.
axetat thì rõ rồi, chỉ có isoamyl thôi? iso là gốc hđc CH3CH(CH3), vậy còn amyl là gì nữa thôi?
nó là C5, vậy gốc ancol C5; thêm iso thì rõ là đáp án A rồi. → chọn.! ♥.
Vậy, tại sao nhớ được nó là C5. vì hữu cơ chúng ta học có khá nhiều tên danh pháp liên quan đến C5.
Chúng ta sẽ cùng thống kê và nhớ theo 1 hệ thống C5. Xem nào:
• các ankan, anken, ankin: pentan, penten, pentin; nói chung liên quan đến pen là 5.
• đặc biệt khác: ancol amylic = ancol pentan-1-ol; ancol isoamylic là (CH3)2CHCH2CH2OH.
• bên axit có axit valeric = axit pentanoic: CH3[CH2]3COOH;
►☠: note: axit glutaric là C3H6(COOH)2 khác axit glutamic: H2NC3H5(COOH)2 nhé.
• Thêm 1 amino axit nữa là Valin: C5H11NO2.
Câu 17: Đáp án D
Khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp Fe2(SO4)3, CuSO4 và HCl thì tại catot quá trình đầu tiên xảy ra là (sự khử ion có tính oxi hóa cao nhất):
Catot(-): 	Anot(+): 
Dãy điện hóa kim loại:
Câu 18: Đáp án D
Nếu phá bỏ lớp oxit trên bề mặt nhôm ( hoặc tạo thành hỗn hống Al-Hg), thì nhôm sẽ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
Câu 19: Đáp án C
Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ với cả gốc axit: .
Câu 20: Đáp án B
Câu 21: Đáp án A
Các phương phản ứng xảy ra:
A. Na2CO3 + Mg(NO3)2 → 2NaNO3 + MgCO3↓.
B. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.
C. Na2CO3 + Al(NO3)3 + H2O → 2NaNO3 + Al(OH)3↓ + CO2↑.
D. Na2CO3 + Fe(NO3)3 + H2O → Fe(OH)3↓ + CO2↑ + NaNO3.
► Rõ hơn: ở C và D. các muối Al2(CO3)3 và Fe2(CO3)3 là các muối kém bền trong H2O
→ bị thủy phân tạo kết tủa và khí như trên (các bạn có thể mở và xem bảng tính tan để thấy rõ.!).
Đọc yêu cầu ||→ đáp án thỏa mãn cần chọn là A. ♥.
Câu 22: Đáp án D
Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs ( dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr ( có thể cắt được kính)
Câu 23: Đáp án B
Khái niệm đúng nhất về este là “Khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este”
Câu 24: Đáp án A
quá trình: Xenlulozơ đại diện C6H10O5 + H2O → C6H12O6 → 2CO2↑ + 2C2H5OH.
||→ thực hiện phép tính liền mạch và bấm máy tính như sau:
1000 gam xenlulozơ × 0,6% xenlulozơ trong mùn cưa ÷ 162 PTK C6H10O5 × 0,7hiệu suất quá trình 
× 2hệ số C2H5OH × 46PTK ancol ÷ 0,8khối lượng riêng của rượu ÷ 0,7độ rượu ≈ 426ml ⇄ 0,426 lít.
Câu 25: Đáp án D
hỗn hợp X gồm 2 mol amin dạng CmHnN và 9 mol O2 (chọn theo tỉ lệ giả thiết cho).
đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1 mol N2 ||→ hỗn hợp khí Y gồm 1 mol N2 và ? mol O2. 
từ tỉ khối dY/He = 7,6 có nO2 dư = 1,5 mol → nO2 phản ứng cháy = 7,5 mol.
đốt CmHnN + (m + 1/4n)O2 → mCO2 + ½.nH2O + ½.N2.
Tử tỉ lệ và số mol trên ||→ 2m + 1/2n = 7,5 ⇄ 4m + n = 15. Nghiệm nguyên m = 2; n = 7 thỏa mãn.
Theo đó, amin là C2H7N. Thật chú ý amin bậc I nên chỉ có duy nhất đồng phân là C2H5NH2 thôi.
Câu 26: Đáp án C
Câu 27: Đáp án D
các phản ứng xảy ra: chú ý các cặp chất cùng số mol. giả sử là cùng 1 mol.
A. 1CaO + H2O → 1Ca(OH)2; 1Ca(OH)2 + 1Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH.
B. 2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O. với tỉ lệ 1 : 1 thì sau còn dư Al2O3 không tan.
C. CaCO3 + CaCl2 + H2O thì CaCO3 là ↓, không tan.!
D. 1Na2O + 1Al2O3 + 4H2O → 2NaAl(OH)4 tan hoàn toàn với tỉ lệ 1 : 1.
||→ đọc yêu cầu → đáp án đúng cần chọn là D.
Câu 28: Đáp án C
Câu 29: Đáp án C
X gồm x mol ancol CmH2m + 2O và y mol axit CmH2mO2.
Đốt X + O2 → 1,155 mol CO2 + H2O ||→ mx + my = 1,155 mol → mX = 14 × 1,155 + 18x + 32y = 25,62.
||→ 18x + 32y = 9,45 ||→ chặn ra: 0,2953125 < x + y < 0,525. Thay lại m(x + y) = 1,155
||→ chặn ra: 2,2 < m < 3,91111 ||→ nghiệm nguyên m = 3. Thay ngược lại giải x = 0,205 mol và y = 0,18 mol.
Phản ứng: C2H5COOH + C3H7OH → C2H5COOC3H7 + H2O ||→ hiệu suất tính theo số mol axit.
||→ meste = 0,18 × 0,6 × Meste = 12,528 gam. Chọn đáp án C. 
► Cách 2: Phong cách trắc nghiệm: Quy X gồm 1,155 mol CH2 + x mol H2O; y mol O2 
||→ 18x + 32y = 9,45 và x + y = nX = 1,155 ÷ n với n là số C axit, ancol.
thay n = 2, n = 3, n = 4 và giải thì thấy n = 3 thỏa mãn, với n = 2, 4 hay khác thì đều có nghiệm âm.
||→ giải ra x, y với n = 3 ||→ lập phản ứng este hóa và tính ra tương tự trên.
Câu 30: Đáp án C
YTHH 03: có 0,1 mol khí H2 nên thêm 0,1 mol O vào 12,5 gam hỗn hợp M và M2O 
||→ chuyển hết về 14,1 gam chỉ oxit M2O + H2O → MOH (không có khí H2 nữa.!).
So sánh tương quan: 14,1 gam M2O với 16,8 gam MOH 
||→ nM2O = (16,8 – 14,1) ÷ (2 × 17 – 16) = 0,15 mol.
(rõ hơn: tăng giảm khối lượng: 14,1 tăng lên 16,8 là do thế 1O bằng 2OH)
Theo đó, 2M + 16 = 14,1 ÷ 0,15 = 94 → M = 39 → M là Kali
Câu 31: Đáp án C
► HNO3 chưa rõ đủ dư nên đừng vội vàng khẳng đinh Fe → Fe3+ nhé.!
Quan sát:
♦ Cách 1: Gọi ∑nO trong hỗn hợp X = x mol ||→ bảo toàn electron kiểu mới có: 
∑nNO3– trong muối = ∑ne cho = 2nO trong oxit + 3nNO = 2x + 0,4725 mol.
||→ ∑mmuối = (14,88 – 16x) + (2x + 0,4725) × 62 = 53,895 gam ||→ giải ra x = 0,09 mol.
||→ đọc ra có 0,0225 mol Fe3O4 ||→ Yêu cầu %mFe3O4 trong X ≈ 35,08%. Chọn C. ♣.
♦ Cách 2: Gọi nH2O = x mol thì nHNO3 = 2x mol theo bảo toàn H ||→ BTKL giải x = 0,405 mol.
nHNO3 = 0,81 mol ||→ nNO3– trong muối = 0,6525 mol (theo bảo toàn N)
||→ ∑nnguyên tố Fe = (53,895 – Ans × 62) ÷ 56 = 0,24 mol, 
||→ ∑nnguyên tố O trong X = 0,09 mol. (mFe + mO = 14,88).
||→ X gồm Fe và Fe3O4 nên đọc ra có 0,0225 mol Fe3O4 → Yêu cầu.!
Câu 32: Đáp án D
Note: 1CO + 1O → 1CO2; 1H2 + 1O → 1H2O ||→ 0,6 mol (CO; H2) sẽ lấy đi 0,6 mol O trong oxit.
Tuy nhiên, chỉ có 0,45 mol O của CuO thôi, Al2O3 không bị H2, CO khử.
||→ X thu được gồm 0,45 mol Cu + 0,3 mol Al2O3. X + HNO3 gồm 2 phản ứng:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O và Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O.
||→ ∑nHNO3 = 8nCu ÷ 3 + 6nAl2O3 = 3,0 mol → CM (HNO3) = 4,0M.
Câu 33: Đáp án A
23,58 gam E phản ứng vừa đủ 0,3 mol NaOH ||→ nCOO = 0,3 mol. E đơn chức
||→ 23,58 gam E gồm x mol C + y mol H2 + 0,3 mol O2 ||→ 12x + 2y = 13,98 gam.
||→ Đốt E + O2 → CO2 + H2O. mdung dịch giảm = mBaCO3↓ – ∑(mCO2 + mH2O)
||→ có thêm phương trình 153x – 18y = 137,79 gam. Giải hệ có x = 1,01 mol và y = 0,93 mol
Tương quan: ∑nCO2 – ∑nH2O = nY, Z = 0,08 mol → nX = 0,22 mol.
Biện luận: chặn: Y, Z nhỏ nhất là C2H3COOH3 (có 4C); X nhỏ nhất là CH3COOCH3 (có 3C)
(X không thể là C2 vì nếu C2 thì sẽ là HCOOCH3 tham gia phản ứng tráng gương).
||→ số CX < (1,01 – 0,08 × 4) ÷ 0,22 ≈ 3,136 ||→ CX = 3 là CH3COOCH3 (TH nhỏ nhất).
E + NaOH → 2 muối + 2 ancol đồng đẳng nên rõ Y, Z được tạo từ cùng 1 axit cacboxylic;
2 ancol là CH3OH và C2H5OH ||→ Y, Z hơn kém nhau 1 nguyên tử C.
Lại có Ctrùng bình của Y, Z = (1,01 – 0,22 × 3) ÷ 0,08 = 4,375 ||→ Y, Z là C4 và C5.
||→ axit tạo Y, Z là C2H3COOH. Quan tâm 2 muối gồm 0,22 mol CH3COONa 
và 0,08 mol C2H3COONa là đủ ||→ phản ứng vôi tôi xút thu G gồm 0,22 mol CH4 và 0,08 mol C2H4.
||→ Yêu cầu %mkhí nhỏ hơn trong G = %mCH4 ≈ 61,11%.
Câu 34: Đáp án A
cần chú ý số lượng các chất tham gia phản ứng đều cho hết 
||→ cần rõ phương trình để so sanh xem chất nào đủ dư, hết ntn?
Xem nào, đầu tiên: ∑nAg+ = 4,8a mol; ∑nCl– = 3a mol ||→ Ag+ dư, tủa có 3a mol AgCl.
sau: ∑nAg+ còn = 1,8a mol; nFe2+ = a mol. Phản ứng Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓.
||→ Ag tiếp tục dư 0,8a mol nữa và thu thêm a mol Ag. 
Giả thiết: 108a + 143,5 × 3a = 64,62 gam giải a = 0,12 mol.
Còn lại trên đọc ra dung dịch Y gồm a mol Fe(NO3)3 + a mol NaNO3 + 0,8a mol AgNO3
||→ Yêu cầu mchất tan trong Y = 463a = 55,56 gam
Câu 35: Đáp án D
12,84 gam hỗn hợp Fe, Al, Mg cùng số mol là 0,12 mol.
► Giống Fe3O4 = FeO.Fe2O3. N2 = NO2 ⇄ N2.NO2 = N2O.NO ⇄ N2O = NO.
||→ quy hỗn hợp 4 khí trong Y về chỉ có 2 khí N2O và NO. Từ dY/H2 ||→ nN2O = nNO.
Muối kim loại gồm 0,1 mol Fe(NO3)3 + 0,12 mol Al(NO3)3 + 0,12 mol Mg(NO3)2 
(HNO3 dư nên Fe → Fe3+ nhé.!) ||→ mNH4NO3 trong Z = 3 gam → nNH4NO3 = 0,0375 mol.
||→ Áp dụng bt electron có: 8nN2O + 3nNO + 8nNH4NO3 = 0,12 × (3 + 3 + 2) ||→ nN2O = nNO = 0,06 mol.
♦ Cách 1: bảo toàn nguyên tố N có ∑nHNO3 = 0,12 × (3 + 3 + 2)trong muối kim loại +
+ 2 × 0,0375NH4NO3 + (0,06 × 2 + 0,06 × 1)trong khí = 1,215 mol.
♦ Cách 2: bảo toàn electron mở rộng có: ∑nHNO3 = 10nN2O + 4nNO + 10nNH4NO3 = 1,215 mol.
Tóm lại, quan sát A, B, C, D và chọn đáp án là D.
Câu 36: Đáp án B
mO trong Y = mY – mX = 2,4 gam ||→ nO trong Y = 0,15 mol.
Bảo toàn electon mở rộng có: ∑nHNO3 = 4nNO + 2nO trong Y = 0,7 mol 
Yêu cầu CM (HNO3 = 1,4M.
Câu 37: Đáp án B
giải đốt → X là C8H8O2. 1 mol X + 2 mol NaOH. có 2 khả năng:
♦ O2 là chức axit hoặc este → COO là hết O rồi. 1X + 2NaOH → X là este của phenol.
||→ X là CH3COOC6H5 hoặc HCOOC6H4CH3 ||→ X không tráng gương nên loại HCOOC6H4CH3.
♦ O2 là 2 nhóm –OH đính vào vòng benzen ||→ X là CH2=CH–C6H3(OH)2.
các đồng phân thỏa mãn gồm có 6 đồng phân sau:
||→ Tổng có 7 đồng phân thỏa mãn yêu cầu → chọn B.
Câu 38: Đáp án B
X gồm 3 peptit A, B, C tỉ lệ 1 : 1 : 3. Biến đổi peptit: 1A + 1B + 3C → 1(A-B-C-C-C) + 4H2O.
Theo đó, thủy phân: 1(A-B-C-C-C) → 0,16 mol Ala + 0,07 mol Gly. Tỉ lệ Ala ÷ Gly = 16 ÷ 7.
Chặn số 1 × (1 + 1) + 1 × (1 + 1) + 3 × (1 + 1) < số amino axit < 1 × (1 + 1) + 1 × (1 + 1) + 3 × (10 + 1)
||→ đúng tỉ lệ: 1(A-B-C-C-C) → 16Ala + 7Gly – 22H2O.
||→ 1A + 1B + 4C → 1(A-B-C-C-C) – 18H2O ||→ a = mX = 14,24 + 5,25 – 0,18 × 18 = 16,25 gam.
Câu 39: Đáp án A
Hãy quan sát quá trình cho nhận electron ở hai quá trình:
||→ 2nH2 < 2nSO2 là do ở quá trình tạo H2 Fe chỉ lên Fe2+
còn ở quá trình tạo SO2 (khí không màu, mùi hắc) thì Fe lên Fe3+
||→ tương quan đọc ra nFe = 2nSO2 – 2nH2 = 2 × 1,1 – 2 × 1 = 0,2 mol.
(chú ý 26,8 gam X + H2SO4 đặc nóng → 1,1 mol SO2).
||→ Yêu cầu %mFe trong X = 41,79%.
Câu 40: Đáp án D
15,44 ÷ 108 → số mol lẻ xét TH chất rắn X gồm Ag và kim loại Cu.
Quá trình: 
YTHH 02: sự đặc biệt: nFe + Cu = 5,6 ÷ 80 = 0,07 mol ||→ nFe2+ + Cu2+ = 0,14 mol 
||→ ∑nNO3– = 0,14 mol (theo bảo toàn điện tích)
||→ đọc ra có 0,14 mol AgNO3 ||→ Yêu cầu: CM (AgNO3) = 0,35M.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_2_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc