Đề thi học sinh năng khiếu môn: Sinh học 6

doc9 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh năng khiếu môn: Sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo 
Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008
Môn: Sinh học 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên thí sinh: ..................................................................................................................................................
Phòng thi: ............................................... Số báo danh : .....................................................................
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi
Câu 1: Khi bóc vỏ cây phần nào của bó mạch bị mất đi ?
A. Mạch rây	B. Mạch gỗ
C. Cả mạch rây và mạch gỗ	D. Không phần nào của bó mạch bị mất đi
Câu 2: Miền hút của rễ có chức năng:
A. Hấp thụ nước và muối khoáng	B. Che chở cho đầu rễ
C. Dẫn truyền	D. Làm cho rễ dài ra.
Câu 3: Mô là gì :
Là một nhóm tế bào có cấu tạo, hình thái giống nhau.
Là những nhóm tế bào cùng tham gia thực hiện những chức năng nhất định. 
Là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng
Cả A, B và C.
Câu 4: Hạt của cây hai lá mầm khác với hạt của cây một lá mầm ở điểm nào?
Hạt cây hai lá mầm không có phôi nhũ.
Hạt cây hai lá mầm không có chất dự trữ ở lá mầm.
Hạt cây hai lá mầm phôi có hai lá mầm.
Cả A và B.
Câu 5: Khi cắt ngang một thân cây thấy có 10 vòng gỗ sáng, 10 vòng gỗ tối. Ta kết luận cây đó:
A. 5 tuổi	B. 10 tuổi	C. 15 tuổi	D. 20 tuổi
Câu 6: Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?
Màng sinh chất, muối khoáng, lục lạp.
Vách tế bào, chất tế bào, nhân
Vách tế bào, chất tế bào, nước
Màng sinh chất, không bào, lục lạp.
Cả A và D
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt giữa thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh?
Câu 2: Lá cây có những chức năng gì? Phân tích các đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó?
Câu 3: Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Câu 4: Tại sao nói hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược hẳn nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng giáo dục và đào tạo thanh ba
Hướng dẫn chấm - Sinh học 6
Thi học sinh năng khiếu - Năm học 2007-2008
Phần I: trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
A
C
C
B
B
Phần II: tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
	Nêu được khái niệm về hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh.	(0,5 điểm)	+ Điểm khác nhau:
Hiện tuợng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực của hạt phấn đến gặp được tế bào sinh dục cái có trong noãn của bầu nhuỵ để thực hiện thụ tinh. 
(0,5 điểm)
Hiện tượng thụ tinh có sự kết hợp giữa hai loại tế bào sinh dục tạo thành hợp tử, đó là cơ sở vật chất đầu tiên cho sự hình thành cơ thể mới. 	(0,5 điểm)
+ Hiện tượng thụ phấn là điều kiện cần nhưng chưa đủ của thụ tinh vì:
Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau dó hạt phấn phải nảy mầm thị hiện tượng thụ tinh mới thực hiện được
Có một số trường hợp tuy có hiện tượng thụ phấn nhưng không có hiện tượng thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.
(0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
*Lá có các chức năng là:
Quang hợp chế tạo chất hữu cơ.
Hô hấp và thoát hơi nước.	 (0,5 điểm)
* Các đặcđiểm cấu tạo phù hợp với các chức năng:
 - Cấu tạo ngoài: + Phiến lá hình bản dẹt, phiến lá là phần rộng nhất của lá.
 + Có nhiều cách xếp lá trên cây, xếp so le, lá trên không che khuất lá dưới => Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp. (0,5 điểm)
 - Cấu tạo trong: + Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh sáng xuyên qua vào thịt lá. (0,25 điểm)
 + Thịt lá có các tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp. (0,25 điểm)
 + Xen kẽ tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống chứa không khí giúp lá có đủ các chất khí cho quang hợp và hô hấp.
	 (0,25 điểm)
 + Biểu bì mặt dưới có nhiều lỗ khí, lỗ khí có thể đóng mở, thực hiện trao đổi khí. Lỗ khí giúp lá thoát hơi nước ra ngoài (0,25 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
Thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay vì:
Có những đặc điểm tiến hoá hơn hẳn so với các ngành thực vật trước nó:
+ Lá noãn khép kín => Tạo thành bầu chứa noãn bên trong.
+ Có hoa, quả và hạt mầm trong quả.	(0,75 điểm)
=> Tạo điều kiện cho thực vật hạt kín chiếm vị trí thống trị trong giới thực vật ngày nay; Thực vật hạt kín phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái đất, thích nghi với mọi điều kiện sống: ở nước, ở cạn, vùng đồng bằng, trên núi cao, vùng nóng, vùng lạnh, ở cả các xa mạc và các vùng cực của Trái đất.	(0,75 điểm)
Câu 4: (1,5 điểm)
Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau là vì:
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng từ khí cácboníc và nước nhờ có chất diệp lục và sử dụng ánh sáng mặt trời. 	(0,25 điểm)
Hô hấp là quá trình sử dụng khí ô xi để phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải ra khí cácboníc và nước.	(0,5 điểm)
Hai quá trình này trái ngược nhau là vì:
- Hô hấp sẽ không thực hiện được nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra.
 	 (0,25 điểm)
Ngược lại: Quang hợp cũng không thể thực hiện được nếu không có năng lượng do quá trình hô hấp tạo ra 	 (0,5 điểm)
Phòng giáo dục và đào tạo Thanh ba
Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008
Môn: Sinh học 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên thí sinh: ..................................................................................................................................................
Phòng thi: ............................................... Số báo danh : .....................................................................
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi 
(Trừ câu 5)
Câu 1: Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
Cơ thể lọc các cặn vẩn trong nước	 
Lấy các cặn vẩn làm thức ăn
Tiết chất nhờn kết các cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Đặc điểm về hệ tiêu hoá chỉ có ở thú, không có ở động vật có xương sống khác là: 
Có ống tiêu hoá dài	C. Có manh tràng.
Có tuyến nước bọt và sự thay răng	D. Có thực quản và dạ dày.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lá gan và sán dây:
Giác bám phát triển	C. Mắt và lông bơi phát triển
Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên	D. Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn
Câu 4: Nhiệt độ cơ thể của chim và bò sát là:
ở chim là đẳng nhiệt, ở bò sát là biến nhiệt
ở chim là biến nhiệt, ở bò sát là đẳng nhiệt.
ở chim và bò sát là đẳng nhiệt.
ở chim và bò sát là biến nhiệt.
Câu 5: Điền từ vào chỗ trống:
Hệ tuần hoàn cá gồm tim và các mạch: Tim cá có hai ngăn là (1)  và (2)  nối với các mạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín . Khi tâm thất co tống máu vào (3), từ đó chuyển qua (4) ở đây xảy ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi giàu ô xi theo (5) đến (6) cung cấp ô xi và các chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động, máu từ các cơ quan theo (7) trở về (8) Khi tâm nhĩ co dồn máu sang tâm thất và cứ như vậy máu được vận chuyển trong một vòng kín.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 2: Trình bày xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?
Câu 3: Các đông vật nguyên sinh, kí sinh có những đặc điểm chung gì?
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng giáo dục và đào tạo thanh ba
Hướng dẫn chấm - Sinh học 7
Thi học sinh năng khiếu - Năm học 2007-2008
Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
B
C
A
	Câu 5: (2 điểm - Mỗi từ điền đúng cho 0,25 điểm) Điền các từ: 
Tâm nhĩ	(5) Động mạch chủ lưng
Tâm thất	(6) Mao mạch ở các cơ quan
Động mạch chủ bụng	(7) Tĩnh mạch bụng
Các động mạch mang	(8) Tâm nhĩ
Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
* Hệ tiêu hoá: ống tiêu hoá phân hoá rõ. Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
	Tuyến tiêu hoá: Có tuyến gan tiết ra dịch mật.
	Tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ.	(0,5 điểm)
* Hệ tuần hoàn:
	- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Tâm thất xuất hiện vách hụt.
	- Máu lưu thông theo 2 vòng tuần hoàn, ít bị pha hơn.	(0,5 điểm)
* Hệ hô hấp: 
	- Hô hấp hoàn toàn bằng phổi
	- Phổi cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn, xung quang vách ngăn có nhiều mao mạch, diện tích bề mặt trao đổi khí rộng hơn ở phổi ếch.
	- Sự thông khí nhờ xuất hiện các cơ liên sườn	(0,5 điểm)
* Hệ bài tiết: Gồm 1 thận (Thận sau)
	- Hai ống dẫn nước tiểu có bóng đái, nước tiểu đặc chống mất nước.	(0,5 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Xu hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống:
Chuyển từ môi trường nước sang cạn, động vật có xương sống dần dần hoàn chỉnh hệ tuần hoàn, từ chỗ có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (Cá) 	 (0,5 điểm)
đến xuất hiện vòng tuần hoàn thứ hai cùng với sự hô hấp bằng phổi (Lưỡng cư) 
 (0,5 điểm)
=> Tim 3 ngăn, vách ngăn hụt ở tâm thất (Bò sát)	 (0,25 điểm)
 => Tim 4 ngăn ở thú, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi	 (0,25 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
Các động vật nguyên sinh, kí sinh có những đặc điểm chung sau:
Đều chỉ là một tế bào nhưng thực hiện chức năng sống như một cơ thể độc lập. 
(0,25 điểm)
Do kí sinh nên cơ quan di chuyển tiêu giảm đi hoặc kém phát triển (0,25 điểm)
Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng ở cơ thể chủ qua màng cơ thể. Đó là kiểu hoại sinh, một hình thức dinh dưỡng dị dưỡng. 	 (0,25 điểm)
Sinh sản phân đôi hoặc phân nhiều.	 (0,25 điểm)
Khi ở ngoài vật chủ chúng thường tạo thành bào xác nhờ có vỏ bọc vững chắc duy trì sống lâu để phân tán sang kí sinh ở cơ thể vật chủ khác. (0,25 điểm)
Chúng đều là các đối tượng gây hại cho sức khoẻ của động vật và người.
 (0,25 điểm)
Câu 4: (2 điểm - Mỗi ý cho 0,2 điểm)
Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
Thân hình thoi => giảm sức cản của không khí khi bay
Da khô phủ lông vũ.
Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống.
Có phiến lông rộng, cánh và đuôi chim có vai trò như bánh lái.
Lông tơ (chùm sợi lông mảnh) tạo thành 1 lớp xốp giữ nhiệt, làm thân chim nhẹ.
Cánh xoè, tạo một diện tích rộng quạt gió . Khi cụp => gọn.
Chi sau có bàn chân dài 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt => Giúp chim bay bám chặt vào cành cây.
Mỏ sừng bao bọc, hàm không có răng => Làm đầu chim nhẹ.
Cổ dài, đầu chim linh hoạt => Phát huy tác dụng các giác quan (mắt, tai) 
Tuyến phao câu tiết chất nhờn => Giúp chim rỉa lông mịn, không thấm nước
Phòng giáo dục và đào tạo Thanh ba
Đề thi học sinh năng khiếu - Năm học: 2007 – 2008
Môn: Sinh học 8
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Họ và tên thí sinh: ..................................................................................................................................................
Phòng thi: ............................................... Số báo danh : .....................................................................
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Trong mỗi bài tập sau, em hãy chọn ý trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi
Câu 1: Bộ phận kích thích của cơ quan phân tích thính giác là:
Màng nhĩ	C. Cơ quan Coocti	
Chuỗi xương tai	D. Tế bào thụ cảm thính giác
Câu 2: Chức năng giữ thăng bằng của cơ thể là:
A. Trụ não	B. Tiểu não	C. Hành não	 D. Não trung gian.
Câu 3: Lượng năng lượng được giải phóng khi ô xi hoá hoàn toàn 1 gam chất lipít là:
A. 4,3 Kcal	B. 9,3 Kcal	C. 5,4 Kcal	D. 6,7 Kcal
Câu 4: Vì sao khi ta đang ăn, uống, chơi bời,  hoạt động thở vẫn được bình thường:
Vì lúc nào ta cũn cần đến ô xi và thải khí Cacbonic.
Vì đây là các phản xạ không điều kiện.
Vì đây là một hoạt động sống vô ý thức
Vì đây là các phản xạ có điều kiện.
Câu 5: Tuyến yên có vai trò quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết vì:
Có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết khác.
Tiết Hoócmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể.
ảnh hưởng đến sự trao đổi Glucozơ, các chất khoáng của cơ thể.
Câu 6: Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp là:
Người lớn tuổi nên động mạch bị sơ cứng.
Do ăn mặn, ăn nhiều thịt, nhiều mỡ động vật.
Lao động nặng, lo lắng, hồi hộp.
Cả 3 câu A, B, C đúng.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Hãy phân tích để chứng minh tay người vừa là cơ quan,vừa là sản phẩm của quá trình lao động?
Câu 2: Phản xạ là gì? Vai trò của phản xạ trong đời sống?
	So sánh sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?
Câu 3: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật? Em có thể rút ra nhận xét gì về sự giống và khác nhau đó ?
Câu 4: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Phòng giáo dục và đào tạo thanh ba
Phòng GD&ĐT Thanh Ba
	Hướng dẫn chấm - Sinh học 8
Thi học sinh năng khiếu - Năm học 2007-2008
Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
B
C
B
D
Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
+ Tay người là cơ quan lao động: Cần nêu được:
- ở động vật: Chi trước và chi sau đều tham gia vào quá trình vận chuyển cơ thể.
- ở người: Chi trước (đôi tay) đã tách khỏi mặt đất nhờ sự đi thẳng. Từ đây đôi tay bắt đầu tham gia vào việc cầm, nắm, chế tạo công cụ lao động có mục đích. Vì vậy tay người là cơ quan lao động.	(1 điểm)
+ Tay người là sản phẩm của lao động: Cần nêu được:
Thông qua việc chế tạo các công cụ lao động, con người phải thường xuyên cầm nắm và cử động các xương tay, đặc biệt là các xương ngón.
Thông qua các hoạt động lao động, đôi tay thường xuyên tác động vào môi trường sống.
Chính những hoạt động trên đã làm cho đôi tay người thường xuyên được rèn luyện. Bên cạnh đó từ lao động con người đã sản xuất ra thức ăn và phương tiện, trong đó có đôi tay. Vậy tay người cũng là sản phẩm của lao động	(1 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
	+ Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể, trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.	(0,5 điểm)
	+ Vai trò của phản xạ đối với cơ thể và đời sống:
Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời với những thay đổi của môi trường, giúp cơ thể thích nghi với các điều kiện sống.	(0,25 điểm)
Phản xạ không điều kiện là cơ sở cho mọi hoạt động mang tính bản năng ở động vật và người.	(0,25 điểm)
Phản xạ có điều kiện là cơ sở của các hoạt động nhận thức tư duy, trí nhớ ở người và động vật bậc cao.	(0,25 điểm)
+ Sự khác nhau giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: (1,25 điểm)
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Điểm
Trả lời kích thích tương ứng hoặc kích thích không điều kiện.
Mang tính bẩm sinh.
Bền vững, tồn tại suốt đời,
Có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.
Số lượng hạn chế
Cung phản xạ đơn giản
Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống
Trả lời kích thích bất kỳ hoặc kích thích có điều kiện.
Được hình thành trong đời sống
Tạm thời, dễ mất nếu hông được củng cố
Không di truyền được, mang tính cá thể
Số lượng không hạn chế.
Cung phản xạ phức tạp, hình thành đường liên hệ tạm thời.
Trung ương ở vỏ đại não
0.15
0.15
0.15
0.15
0.15
0.25
0.25
Câu 3: (1,5 điểm)
	So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật:
	+ Giống nhau (0,5 điểm)
Có màng nguyên sinh.	(0,1 điểm)
Có tế bào chất với các bào quan: Ty thể, thể gôngi, lưới nội chất, Ribôxôm
(0,2 điểm)
Có nhân với các nhân con và nhiễm sắc thể.	(0,2 điểm)
+ Khác nhau: (0,75 điểm)
Tế bào thực vật
Tế bào động vật
Điểm
Có màng xenlulô bên ngoài
Có lạp thể
Không có trung thể (chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp)
Có tế bào trung tâm kích thước lớn, chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu cơ, rất quan trọng trong đời sống của tế bào thực vật
Chỉ có màng nguyên sinh.
Không có lạp thể.
Có trung thể.
- Có không bào có kích thước nhỏ, không có vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào.
0,25
0,25
0,25
Nhận xét: (0,25 điểm)
 .
Câu 4: (1 điểm)
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
Điểm
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm trực tiếp vào máu theo máu đến cơ quan.
- Có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất và chuyển hoá
- Có ống dẫn, chất tiết không ngấm vào máu mà theo ống dẫn tới cơ quan.
- Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng (tuyến tiêu hoá), thải bã (tuyến mồ hôi), sát trùng (tuyến ráy tai).
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docSinh hoc.doc