Đề thi Kiểm tra 1 tiết môn thi: sinh học 6 thời gian: 45 phút

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Kiểm tra 1 tiết môn thi: sinh học 6 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: ...................................
kiểm tra 1 tiết
Môn: Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh qua 2 chương học: Chương VI (Hoa và sinh sản hữu tính), Chương VII (Quả và hạt)
2. Kỹ năng: Ren kỹ năng quan sát, tư duy logic.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, lòng yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung kiểm tra.
2: Học sinh: Ôn tập kiến thức chương VI, VII.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: 	6A: 	6B: 	6C: 	
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
Thiết lập ma trận hai chiều
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Khái niệm
1
1
1
1
Đặc điểm cấu tạo trong
4
1
4
1
Đặc điểm cấu tạo ngoài
1
3
4
1
5
4
ứng dụng
1
3
1
1
2
4
Cộng
6
7
5
2
5
5
12
10
Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, chia hoa ra:
A. 2 loại: hoa đơn tính và hoa lưỡng tình.	
B. 2 loại: hoa đơn tính và hoa kép.
C. 2 loại: hoa lưỡng tính và hoa đơn độc.	
D. 2 loại: hoa mọc đơn và hoa mọc kép.
Câu 2: Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là:
A. Là hoa đơn tính.
B. Là hoa đơn tính, nhị và nhuỵ không chín đồng thời.
C. Là hoa lưỡng tính, nhị và nhuỵ chín đồng thời.
D. Là hoa có màu sắc sặc sỡ, đĩa mật nằm ở đáy hoa.
Câu 3: Có mấy loại quả khô ?
A. 2 loại: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.	B. 2 loại: quả khô nẻ và quả hạch.
C. 2 loại: quả khô không nẻ và quả mọng.	D. 2 loại: quả mọng và quả hạch.
Câu 4: Có mấy cách phát tán của quả và hạt:
A. 1 tự phát tán.
B. 2 tự phát tán và phát tán nhờ gió.
C. 3 tự phát tán, phát tán nhờ gió, nhờ động vật.
D. 4 tự phát tán, phát tán nhờ nước, nhờ gió, nhờ người.
Câu 5: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây 1 lá mầm với cây 2 lá mầm ?
A. Hình dáng hạt.	B. Phôi.
C. Cây còn non.	D. Số lá mầm trong phôi.
Câu 6: Hoa có đủ nhị và nhuỵ gọi là hoa gì ?
A. Hoa đực.	B. Hoa cái.
C. Hoa lưỡng tính.	D. Hoa kép.
Câu 7: Đặc điểm của hoa ngô là hoa thụ phấn nhờ:
A. Gió.	B. Sâu bọ.	C. Tư thụ phấn.	 D. Cả 3 loại trên.
Câu 8: Đặc điểm của quả hạch là: 
A. Có hạch cứng bọc lấy hạt.	B. Có nhiều hạt.
C. Không có hạt.	D. Có vỏ hạt mềm.
Câu 9: Lựa chọn những từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau:
(Sinh dục cái, hợp tử, hiện tượng, tế bào)
Thụ tinh là (1) ............................................. tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào (2) ..................................................... (trứng) có trong noãn tạo thành một (3) ..................................... mới gọi là (4) ...............................................
Câu 10: Lựa chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung cột A trong bảng sau:
A
Nối
B
1. Một bông hoa hoàn chỉnh gồm
1 + .....
a) chỉ nhị và bao gồm phấn (chứa hạt phấn).
2. Nhị gồm
2 + .....
b) cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực
3. Nhuỵ gồm
3 + .....
c) cuống đài, đế, cánh, nhị, nhuỵ.
4. Hoa có cả nhị và nhuỵ có chứa cả
4 + .....
d) nhị và nhuỵ chín đồng thời
e) đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm). Trình bày đặc điểm của:
a) Hoa tự thụ phấn.
b) Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
c) Hoa thụ phấn nhờ gió.
Câu 2: (3 điểm). Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Liên hệ cách gieo hạt giống của gia đình (hay của địa phương).
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
đáp án - biểu điểm
Phần I: TNKQ. (4 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
c
a
c
d
c
a
A
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9: (1 điểm)
1) hiện tượng 	(0,25 điểm)
2) sinh dục cái 	(0,25 điểm)
3) tế bào	 	(0,25 điểm)
4) hợp tử. 	(0,25 điểm)
Câu 10: (1 điểm)
1 - c	(0,25 điểm)
2 - a	(0,25 điểm)
3 - e	(0,25 điểm)
4 - b	(0,25 điểm)
Phần II: TNTL. 
Câu 1: (3 điểm)
a) (1 điểm).	- Là hoa lưỡng tính. 	(0,5 điểm)
- Nhị và nhuỵ cùng chín đồng thời. 	(0,5 điểm)
b) (1 điểm).	- Có mằu sắc sặc sỡ. 	(0,25 điểm)
- Mùi thâm	(0,25 điểm)
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa	(0,25 điểm)
- Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính. 	(0,25 điểm)
c) (1 điểm).	- Hoa tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- Hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ.
- Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông.
Câu 2: (3 điểm)
* Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Đủ nước. (0,5 điểm)
- Không khí (0,5 điểm)
- Nhiệt độ (0,5 điểm)
- Chất lượng hạt (hạt chắc, không sâu, còn phôi) (0,5 điểm)
* Câu liên hệ tốt: (1 điểm)
Ví dụ như: Gieo hạt cải ở nhiệt độ thấp vào mùa đông, ít mưa.
+ Rắc thêm rơm dạ cho giữ ẩm.
+ Tưới đều nước.
+ Hạt chắc, không sâu, còn phôi.
+ Trước khi gieo (đất tơi xốp...)
Thi kiểm tra chất lượng học kỳ II
Môn sinh học lớp 6
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh qua các chương học về hoa và sinh sản hữu tính, các loại quả và các nhóm thực vật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, tư duy logic.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, lòng yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nội dung kiểm tra.
2: Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: 	6A: 	6B: 	6C: 	
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới.
Thiết lập ma trận hai chiều
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Hoa và sinh sản hữu tính
4
1
1
2
5
3
Các loại quả
3
1,5
1
2
4
3,5
Các nhóm thựcvật
1
1,5
1
2
2
3,5
Cộng
8
4
1
2
2
4
11
10
Đề bài
I- Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1: Tế bào sinh dục đực của hoa chứa:
A. trong noãn 	B. trong bầu 	
C. trong hạt phấn 	D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là:
A. nhị và nhuỵ 	B. đài và tràng 
C. nhuỵ và tràng 	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Nhóm hoa nào sau đây toàn là hoa lưỡng tính:
A. hoa mướp, hoa bưởi, hoa cam, hoa bí.	B. hoa bưởi, hoa đào, hoa cải, hoa táo tây.
C. hoa cam, hoa liễu, hoa dưa chuột.	D. hoa mướp, hoa chanh, hoa bầu, hoa cải.
Câu 4: Sự giao phấn thực hiện nhờ:
A. gió 	B. sâu bọ 	C. con người 	D. Cả A, B, C
Câu 5: Có mấy loại quả chính ?
A. Quả non và quả già. 	B. Quả xanh và quả chín.
C. Quả có hạt và quả không có hạt 	D. Quả khô và quả thịt
Câu 6: Phôi của hạt gồm những bộ phận nào sau:
A. rễ mầm, thân mầm, lá mầm, mầm hoa.
B. rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 7: Hãy nối nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung cột B.
A (Cơ quan)
Nối
B (Chức năng chính)
1. Lá
1 + ......
a) Bảo vệ và góp phần phát tán hạt.
2. Hoa
2 + ......
b) Bảo vệ phôi nảy mầm thành cây mới.
3. Quả
3 + ......
c) Chế tạo chất hữu cơ, trao đổi khí và nước.
4. Hạt
4 + ......
d) Sinh sản (thụ phấn, thụ tinh)
Câu 8: Hãy chọn cụm từ thích hợp (hợp tử, túi bào tử, bào tử) điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau: Sơ đồ sinh sản và phát triển của rêu.
 Đực
Cây rêu 	(1).......................... (2).......................... (3).....................
 Cái
Câu rêu 	nảy mầm 
II. Trắc nghiệm tự luận.
Câu 1: (2 điểm). Hãy phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ? Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
Câu 2: (2 điểm). Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm ?
Câu 3: (3 điểm). Em hãy nêu cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ ? đặc điểm nào của dương xỉ tiến hoá hơn rêu ?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDKT Sinh 6.doc