Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4,5 - Trường Tiểu học Thiệu Lý

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4,5 - Trường Tiểu học Thiệu Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục thiệu hoá
trường tiểu học thiệu lý
đề thi học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện
 Năm học : 2006-2007
 Môn thi : Tiếng việt 
 Thời gian làm bài : 90 phút
Câu I: (3 điểm) 
1-Trong những câu nào dưới đây từ chạy mang nghĩa gốc và những câu nào chúng mang nghĩa chuyển ( 2 điểm) 
a- Tàu chạy trên đường ray.
b- Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại .
c- Cầu thủ chạy đón quả bóng .
d- Nhà ấy chạy ăn từng bữa .
2-Tìm và nêu tác dụng của quan hệ từ trong cặp câu sau : (1 điểm)
-Tôi khuyên Nam mà nó không nghe .
-Tôi khuyên Nam và nó không nghe .
Câu II : (3 điểm)1-Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ của mỗi câu sau (1,5 điểm).
a- Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa.
b- Khi gặp nguy hiểm, bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ có thể che chở cho hơn 
mười chú gà con.
2-Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây ( 1,5 điểm)
	a- Tôi đang học bài thì Nam đến.
	b- Người được nhà trường biểu dương là tôi.
	c- Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.
Câu III: (3 điểm)
Em hãy chép lại đoạn văn sau, khôi phục các dấu câu đã bị lược bỏ và viết hoa cho đúng.
	“Gió tây lướt thướt bay qua rừng quyến hương thảo quả đi rải theo triền núi đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San gió thơm cây cỏ thơm đất trời thơm người đi từ rừng thảo quả về hương thơm đậm ủ ấp trong rừng nếp áo nếp khăn”
(Ma Văn Kháng)
Câu IV: (4 điểm)
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Thanh Hào)
Đọc bài thơ trên em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
Câu V: (6 điểm) 
Mùa xuân đến. Cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót véo von. Vạn vật bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá. Em hãy tả lại cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp đó.
(Điểm chữ viết và trình bày toàn bài 1 điểm)
Đáp án:
Câu I : ( 3 điểm) Học sinh xác định được: 
-Trong câu a,b,d từ “chạy” mang nghĩa chuyển (1,5 điểm) 
-Câu c từ “chạy” mang nghĩa gốc (0,5 điểm)
(Các trường hợp khác đúng nghĩa của từ chạy trong mỗi câu cho 0,5 điểm)
2-Học sinh nêu được quan hệ từ và tác dụng của quan hệ từ:
-mà: Nêu sự đối lập ( 0,5 điểm)
-và: Nêu hai sự kiện song song (0,5 điểm)
Câu II: ( 3 điểm) Học sinh xác định được:
a- Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa
	 TN CN VN 
b- Khi gặp nguy hiểm, bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ có thể che chở cho hơn 
 TN TN CN VN
mười chú gà con.
Học sinh làm đúng mỗi câu cho 0,75 điểm. Nếu không đúng trọn vẹn từng câu mà chỉ đúng ở bộ phận riêng (CN,VN,TN) thì mỗi bộ phận đúng (CN,VN,TN) cho 0,25 điểm)
2-Học sinh xác định được chức năng ngữ pháp của đại từ tôi
	a- Chủ ngữ (0,5 đ)
	b- Vị ngữ ( 0,5 đ)
	c- Trạng ngữ ( 0,5đ)
Câu III: (3 điểm) Đoạn văn đúng như sau: 
“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong rừng nếp áo, nếp khăn”
(Ma Văn Kháng)
Học sinh làm đúng như trên cho 3 điểm nếu không viết hoa chữ cái đầu câu thì không cho điểm tối đa. Các trường hợp còn lại đúng ở câu đầu và câu cuối cho mỗi câu 0,75 điểm, 3 câu còn lại mỗi câu cho 0,5 điểm 
Câu IV: Bài cảm thụ cần đảm bảo được các ý sau:
-Hai câu đầu bài thơ cho em thấy hình ảnh người mẹ đi cấy trong hoàn cảnh nào? Trước hoàn cảnh đó, người con ước muốn điều gì? (1,5 điểm)
-Ước muốn đó cho em thấy người con đã nghĩ gì khi mẹ đang đi cấy trên đồng. Qua đó, em thấy tình cảm của người con đối với mẹ có những nét gì đẹp? (1,5điểm).
(Bài viết trôi chảy, diễn đạt trong sáng rõ ý, trình bày sạch sẽ cho 1 điểm)
Câu V: (6 điểm)
I-Yêu cầu:
1.Nắm vững kiểu bài tập làm văn tả cảnh. Học sinh thực hiện yêu cầu của đề bài “tả cảnh mùa xuân”.
2.Nội dung miêu tả phong phú, có hình ảnh, có cảm xúc miêu tả theo trình tự thời gian hoặc không gian hợp lý.
3.Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, sáng rõ; trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
II-Cách cho điểm:
1/Cho 5-6 điểm: Đạt các yêu cầu trên; không phạm quá 4 lỗi dùng từ đặt câu và chính tả.
2/Cho 4 – dưới 5 điểm: Đạt được yêu cầu 1 và 2, yêu cầu 3 chưa đầy đủ, còn phạm không đến 6 lỗi.
3/Cho 3-dưới 4 điểm: Đạt được yêu cầu 1, yêu cầu 2 và 3 chưa đầy đủ còn phạm không đến 8 lỗi.
4/Cho 2- dưới 3 điểm: Đạt được yêu cầu 1, nội dung yêu cầu 2 còn sơ sài bố cục rõ ràng còn phạm không quá 10 lỗi.
5/Cho 1 – dưới 2 điểm: Bài làm sơ sài phạm nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
*Lưu ý: Toàn bài trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng quy cách cho 1 điểm.
-Tổng điểm toàn bài tối đa 20 điểm ( không làm tròn điểm số) giám khảo chođiểm thành phần từng câu như hướng dẫn chấm. Tuy nhiên trong quá trình chấm giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm một cách thích hợp, thoả đáng với từng câu, từng bài làm cụ thể của học sinh.
phòng giáo dục thiệu hoá
trường tiểu học thiệu lý
đề thi học sinh giỏi lớp 4 cấp huyện
 Năm học : 2006-2007
 Môn thi : Tiếng việt 
 Thời gian làm bài : 90 phút
Câu I: (3 điểm) 
a-Cho nhóm từ phức. Lúng túng, tươi tốt, bạn học, gắn bó, ngoan ngoãn, bà nội.
Hãy xếp các từ phức trên thành 3 nhóm từ (1,5 điểm)
-Từ ghép có nghĩa phân loại.
-Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
-Từ láy.
b-Xác định từ loại của những từ sau (1,5 điểm)
Niềm vui, vui chơi, vui tươi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.
Câu 2 ( 3 điểm) :Dùng gạch chéo ( ) để tách chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu dưới đây:
Cô giáo đang giảng bài.
Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ.
Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.
Câu 3( 3 điểm):
	Em hãy chép lại đoạn văn sau, khôi phục các dấu câu đã bị lược bỏ và viết hoa cho đúng.
	“Chiều chiều trên bãi thả đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi cánh diều mềm mại như cánh bướm chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời tiếng sáo diều vi vu trầm bổng sáo đơn rồi sáo kép sáo bè... như gọi thấp xuống vì sao sớm”.
(Tạ Duy Anh)
Câu 4: (4 điểm):
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
( Tre Việt Nam- Nguyễn Duy- Tiếng Việt 4- Tập 1)
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó.
Câu 5: ( 6 điểm):
Mỗi đồ vật trong nhà đều có ích, nó như là một người bạn gắn bó với chúng ta. Hãy tả một đồ dùng trong nhà đã gắn bó với em.
(Điểm chữ viết và trình bày toàn bài 1 điểm)
Đáp án đề tiếng việt khối 4
Câu 1 ( 3 điểm)
a) Học sinh trình bày được:
-Từ ghép có nghĩa phân loại: Bạn học, Bà nội.
-Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Tươi tốt, gắn bó.
-Từ láy: Lúng túng, ngoan ngoãn
(Học sinh xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm)
b) Học sinh xác định được:
-Danh từ: Niềm vui, tình yêu.
-Động từ: Vui chơi, yêu thương.
-Tính từ: Vui tươi, đáng yêu.
(Học sinh xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm)
Câu 2:( 3 điểm: 
Học sinh dùng gạch chéo ( ) để tách được bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ của mỗi câu như sau:
a) Cô giáo đang giảng bài.
b)Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ.
c- Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp.
(Học sinh làm đúng mỗi câu cho 1 điểm
Câu 3: (3 điểm) Đoạn văn đúng như sau: 
“Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm”.
-Học sinh làm đúng như trên cho 3 điểm. Nếu không viết hoa chữ cái đầu câu thì không cho điểm tối đa.
-Các trường hợp còn lại nếu đúng câu đầu và câu cuối mỗi câu cho 0,75 điểm. 3 câu còn lại mỗi câu cho 0,5 điểm .
Câu 4: ( 4 điểm) Học sinh cảm nhận được 3 hình ảnh 
-Hình ảnh măng tre “nhọn như chông” gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam) ( 1 điểm) 
-Hình ảnh cây tre “lưng trần phơi nắng phơi sương” có ý nói đến sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống ( 1 điểm)
-Hình ảnh “có manh áo cộc tre nhường cho con” gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động ... ( 1 điểm) 
(Đoạn viết trôi chảy, có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác phù hợp với nội dung đoạn thơ cho ( 1 điểm) 
Câu 5: ( 6 điểm)
I-Yêu cầu chung:
1-Viết đúng thể loại văn miêu tả (tả đồ vật)
2-Bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí
3-Diễn đạt trôi chảy, lối viết văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả ngữ pháp.
4-Thể hiện được tình cảm yêu quý đồ vật 
II-Cách cho điểm:
-Cho 5-6 điểm: Đạt các yêu cầu trên, không phạm quá 6 lỗi dùng từ, đặt câu và chính tả.
-Cho 3-4,75 điểm: Đạt được yêu cầu 1 và 2, yêu cầu 4 có thể chưa sâu sắc, yêu cầu 3 còn phạm không quá 8 lỗi.
-Cho 1-2,75: có bố cục rõ ràng biết làm văn tả đồ vật nhưng ý còn nghèo, cách dùng từ chưa gợi tả, phạm không quá 10 lỗi
	-Cho dưới 1 điểm: Bài viết yếu, phạm nhiều lỗi
*Lưu ý:
-Toàn bài trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng quy cách cho 1 điểm.
-Tổng điểm toàn bài tối đa là 20 điểm (không làm tròn điểm số ) giám khảo cho điểm thành phần từng câu như hướng dẫn chấm. Tuy nhiên, trong quá trình chấm bài, giám khảo phải biết vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm để cho điểm một cách thích hợp, thoả đáng với từng câu, từng bài làm cụ thể của học sinh.
 đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 4
năm học 2006-2007
Đơn vị :trường tiểu học thiệu lý
Câu 1: ( 5 điểm)
a)Cho các chữ số 0,1,2,5,8.
	Có thể viết được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ 5 chữ số đã cho: Viết số chẵn lớn nhất và bé nhất trong các số viết được có 4 chữ số khác nhau từ 5 chữ số đó.
b) Hai số có tổng là 396. Tìm hai số đó biết số bé là số có hai chữ số, nếu viết thêm chữ số 3 vào bên trái số bé ta được số lớn.
Câu 2(4 điểm)
a)Tính nhanh kết quả biểu thức sau:
4+7+10+13+.....+97+100.
b)Tìm x, biết:
Câu 3:
	Trong phong trào thi đua thu gom giấy loại làm kế hoạch nhỏ, khối lớp 4 ở một trường tiểu học gồm 4 lớp tham gia 4A, 4B, 4C, 4D, đã đạt kết qủa như sau:
	Lớp 4A thu được 46 kg.
	Lớp 4B thu được 51 kg.
	Lớp 4 C thu được ít hơn trung bình cộng số giấy của 3 lớp A,B,C là 7kg.
	Lớp 4D thu được nhiều hơn trung bình cộng số giấy cả 4 lớp A,B,C,D là 9kg.
	Tính số giấy vụn thu được của mỗi lớp 4C, 4D,
Câu 4:
	Một mảnh đất hình vuông, nếu kéo dài về 4 phía, mỗi phía 5 mét thì được mảnh đất hình vuông mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 600m2. Tính chu vi mảnh đất ban đầu.
Câu 5: ( 2 điểm) Viết 3 số tiếp theo vào dãy số sau:
2, 5, 10, 17, 26, 37....
Dự kiến đáp án và biểu điểm môn toán khối 4
Câu 1: a- Với 5 chữ số 0,1, 2, 5, 8 viết số có 4 chữ số khác nhau từ 5 chữ số đó : 	
 -Có 4 cách chọn chữ số hàng nghìn ( trừ chữ số 0)
 -Có 4 cách chọn chữ số hàng trăm (trừ chữ số đã chọn ở hàng nghìn)
 -Có 3 cách chọn chữ số hàng chục (trừ 2 chữ số đã chọn ở hàng 
 nghìn, trăm)
 -Có 2 cách chọn chữ số hàng đơn vị (trừ 3 chữ số đã chọn ở hàng 
 nghìn, trăm, chục)
 Vậy có thể viết được 4 ´ 4 ´ 3 ´ 2= 96 số có 4 chữ số khác nhau từ 5 chữ số đã cho
 -Số chẵn lớn nhất trong các số viết được là : 8520
 -Số chẵn bé nhất trong các số đó là: 1028
b- Giải:
 Gọi số bé là: ab (a> 0, a,b <0)
 nên số lớn là 3ab
 Ta thấy 3ab = 300 + ab 
Vậy số lớn hơn số bé là 300 đơn vị và tổng 2 số đó là 396
Ta có sơ đồ: 
 Số bé :
 300 396
 Số lớn:
 Số bé là:( 396 – 300) : 2 = 48
 Số lớn là: 48 + 300 = 348 
 Đáp số : Số bé 48
 Số lớn 348
Câu 2: a-Tính nhanh:
 4 + 7 + 10 + 13 + .... + 97 + 100 
Số các số hạng: (100-4) : 3 + 1 = 33 (số) 
Ta có : 7 + 100 = 107
 10 + 97 = 107
Số phép cộng: (33 – 1) : 2 = 16 (phép cộng) 
Mỗi phép cộng có giá trị là 107
Vậy giá trị của biểu thức cần tìm là : 107 ´ 16 + 4 = 1716
b-Tìm x 
 1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
0,5
0,25
2,5
0,5
 0,5
0,5
 1
0,5
0,5
0,5
Câu 3: 4A+ 4B 4C
Ta có sơ đồ : 0,5
 TBC của 3 lớp 7kg
Trung bình cộng số giấy vụn thu được của 4A, 4B, 4C là :
(46 + 51 – 7 ) : 2 = 45 (kg) 0,75
Lớp 4C thu được : 45 - 7 = 38(kg) 0,5 
Sơ đồ số giấy của cả 4 lớp 
 4A + 4B+ 4C 4D 0,5
 TBC số giấy của 4 lớp 9kg
Trung bình cộng số giấy thu được của cả 4 lớp là : 0,75
(46 + 51 + 38 + 9 ) : 3 = 48 (kg)
Lớp 4D thu được : 48 + 9 = 57 (kg) 0,5
	Đáp số : Lớp 4C : 38kg 0,5
	 Lớp 4D : 57kg
Câu 4: Theo bài ra ta có hình vẽ
(1)
(2)
(3)
 1
(8)
(4)
(7)
(6)
(5)
Diện tích mảnh đất mới hơn mảnh đất cũ chính là phần diện tích tăng thêm.
Chia phần diện tích tăng thêm thành 8 hình như hình vẽ (từ hình 1 đến hình 8)
Ta có các hình (1), (3), (5) , (7) là các hình vuông cạnh 5m 
Tổng diện tích 4 hình vuông đó là : 5 ´ 5 ´ 4 = 100 (m2)
Tổng diện tích hình (2), (4), (6), (8) là 600 – 100 = 500 (m2)
Hình (2), (4), (6), (8) là các hình chữ nhật có chiều rộng là 5m, chiều dài đều là cạnh hình vuông
Diện tích mỗi hình chữ nhật đó là : 500 : 4 = 125 (m2)
Cạnh mảnh đất hình vuông ban đầu là : 125 : 5 = 25(m)
Chu vi mảnh hình vuông ban đầu là :
 25 ´ 4 = 100(m) 
 Đáp số : 100m 
Câu 5: Viết tiếp 3 số vào dãy số 
2, 5, 10, 17, 26, 37...
Ta thấy : 2 = 1 ´ 1 + 1
 5 = 2 ´ 2 + 1
 10 = 3 ´ 3 + 1
 .............................. 
Mỗi số trong dãy số bắt đầu từ số thứ nhất bằng số thứ tư của số đó trong dãy số nhân với chính nó rồi cộng thêm 1
Vậy 3 số tiếp theo của dãy số đó là :
 7 ´ 7 + 1 = 50
 8 ´ 8 + 1 = 65
 9 ´ 9 + 1 = 82
Dãy số : 2, 5, 10, 17, 26, 37, 50, 65, 82....
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
2
0,5
0,5
 0,75
0,25
Ghi chú: Với mỗi bài đều có cách giải khác, nếu học sinh làm đúng theo cách khác 
 vẫn cho điểm tối đa.
 đề thi học sinh giỏi lớp 5- môn toán
 Đơn vị : Trường tiểu học Thiệu Lý
Câu I: 
Cho dãy số : 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13....; 89
Hãy viết tiếp dãy số đã cho
Em hãy xoá đi một nửa số chữ số của dãy em vừa viết mà vẫn giữ nguyên vị trí các chữ số để được số lớn nhất, số nhỏ nhất.
Câu 2: 
Tìm giá trị số tự nhiên lớn nhất của y, biết 
 (8,36 ´ 3,5 – y) : (8,36 ´ 3,5 – y) = 1
b- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Câu 3: 
Tổng chiều dài của ba tấm vải xanh, trắng, đỏ là 108m. Nếu cắt 3/7 tấm vải xanh , 1/5 tấm vải trắng và 1/3 ấm vải đỏ thì phần còn lại của ba tấm vải dài bằng nhau.
Tính chiều dài mỗi tấm vải ?
Câu 4: 
	Cho tam giác ABC, M là điểm chính giữa của BC, D là điểm nằm trên cạnh AC sao cho:
	a- So sánh diện tích tam giác BAD, tam giác DBM và tam giác DMC 
	b- Nối AM cắt BD tại O, so sánh AO và OM
Câu 5: 
	Cho các số : 10; 2; 5; 3 các dấu + ; - ; ´ và dấu ngoặc đơn ( ) hãy thành lập:
	-Biểu thức có giá trị lớn nhất 
	-Biểu thức có giá trị nhỏ nhất
	(mỗi số và dấu dùng 1 lần) 
Đáp án và đề xuất biểu chấm điểm môn toán khối 5
Câu 1: 
Viết tiếp dãy số : 1; 1; 2; 3; 5; 8; 13....89
Ta thấy: 2 = 1+ 1
 3= 2+1
 5= 3+2
 8 = 5+3...
Như vậy dãy số có quy luật là bắt đầu từ số thứ ba trở đi mỗi số sau bằng tổng 2 số hạng đứng ngay trước nó. 
Vậy các số còn thiếu trong dãy số là:
13 + 8 = 21; 21+ 13 = 34; 34+ 21 = 55
b- Dãy số trên có tất cả 16 chữ số, cần xoá đi 8 chữ số:
-Muốn được số lớn nhất thì chữ số đứng đầu trên phải có giá trị lớn nhất.
Ta có số lớn nhất thoả mãn đầu bài là: 
-Số lớn nhất : 83345589
-Số bé nhất thoả mãn yêu cầu 
11113455
Câu 2: 
Tìm giá trị số tự nhiên lớn nhất của y, biết 
 ( 8,36 ´ 3,5 –y) : (8,36 ´ 3,5 – y) = 1
Vì (8,36 ´ 3,5 – y) : (8,36 ´ 3,5-y)=1
Nên 8,36 ´ 3,5 –y ≠ 0
 29,26 – y ≠ 0
 Vì y là số tự nhiên nên y có giá trị lớn nhất là phần nguyên của 29,26
 Nên y = 29
Tính bằng cách thuận tiện: 
5
0,75
1
0,5
0,75
2
1
1
4
2
0,5
0,5
0,5
0,5
2
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
Câu 3: 
Sau khi cắt 3/7 tấm vải xanh thì số vải xanh còn lại là :
 (tấm vải xanh)
Sau khi cắt đi 1/5 tấm vải trắng thì tấm vải trắng còn lại là:
 (tấm vải trắng)
Sau khi cắt 1/3 tám vải đỏ thì số vải đỏ còn lại là : 
 (tấm vải đỏ )
Vậy ta có : 4/7 tấm vải xanh bằng 4/5 tấm vải trắng bằng 4/6 tấm vải đỏ hay 1/7 tấm vải xanh = 1/5 tấm vải trắng= 1/6 tấm vải đỏ
Ta có sơ đồ: 
Tấm vải xanh 
Tấm vải trắng 108m
Tấm vải đỏ 
Tổng số phần bằng nhau: 7 + 5 + 6 = 18 phần
 Giá trị 1 phần : 108 : 18 = 6(m)
 Tấm vải xanh dài ; 6 ´ 7 = 42 (m)
 Tấm vải đỏ dài : 6 ´ 6 = 36 (m)
 Tấm vải trắng dài : 6 ´ 5 = 30 (m) 
 Đáp số : Vải xanh 42m 
 Vải trắng 30m
 Vải đỏ 36m 
Câu 4: Theo bài ra ta có hình vẽ:
 A
 D
 O 
 B M C
a- Ta có SABD = 1/2 SDBC (chung chiều cao hạ từ B xuống AC, đáy AD = 1/2DC)
SBDM = SDMC = 1/2SDBC (chung chiều cao hạ từ D xuống BC, đáy BM = MC)
-> SABD = SBDM = SDMC
b-Ta có: SABD=SDBM (câu a)
 Hai tam giác này có chung đáy BD do đó chiều cao của tam giác ABD xuống đáy BD và chiều cao của tam giác BMD từ đỉnh M xuống đáy BD bằng nhau.
 Do đó: SABO – SBOM (chung đáy BO, chiều cao hạ từ A và từ M xuống đáy BD bằng nhau)
Hai tam giác này lại có chung chiều cao hạ từ B xuống AM, do đó đáy AO = OM
Câu 5: Từ các số 10; 2; 5; 3 các dấu + ; - ; ´ và dấu ngoặc đơn.Lập thành :
-Biểu thức có giá trị lớn nhất ( 5+3) ´ 10 – 2 = 78
-Biểu thức có giá trị bé nhất : (3+2-5) ´10=0
(Mỗi bài toán đều có cách giải khác, nếu giải theo cách đúng khác vẫn được điểm tối đa)
4
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
1
0,75
0,75
0,5
0,75
0,75
0,5
2
1
1

File đính kèm:

  • docHSG Huyen Thieu Hoa.doc