Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Thiệu Hóa

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Thiệu Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục Thanh Hoá Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5- Năm học: 2012-2013
Đơn vị : Thiệu Hoá Môn Tiếng Việt- Bài thi cá nhân- Thời gian làm bài: 60 phút 
 ************************************************
Họ và tên:------------------------------------------------SBD: ---------------------------------------
Câu 1(5đ): Cho một số từ sau:
Vạm vỡ, giả dối, trung thực, phản bội, tầm thước, gầy, mảnh mai, trung thành, đôn hậu, béo.
a/ Dựa vào nghĩa hãy xếp các từ trên vào hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
b/ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm.
Câu 2(5đ): Xác định bộ phận CN, VN, TN của mỗi câu sau:
a/ Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy.
b/ Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc, thẳng tắp có hàng trăm bóng điện sáng lung linh.
c/ Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
d/ Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà biển đổi sang màu xanh lục.
e/ Chưa đầy một thế kỷ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga- li- lê lại cho ra đời một cuốn sách mới cổ cho ý kiến của Cô- péc- ních.
Câu 3(5đ): Đọc khổ thơ sau:
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình thức giấc bay vào rừng xa.
Em thấy đoạn thơ trên có những từ ngữ nhân hoá nào? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó?
Câu 4(15điểm): Thế là mùa đông rét mướt đã ra đi. Mùa xuân xinh đẹp lại về, cây cối đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, vạn vật tràn đầy sức sống mới. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp đó.
Đáp án:
Câu 1(5đ):
a/ (3đ) - Đặt đúng tên gọi mỗi nhóm từ: 0,5đ
 - Xếp đúng mỗi từ vào nhóm tương ứng: 0,2đ
Nhóm 1:Vạm vỡ; tầm thước; gầy; mảnh mai; béo- Nhóm từ chỉ hình dáng, tầm vóc, thể chất con người.
Nhóm 2: Giả dối; trung thực; phản bội; trung thành; đôn hậu- Nhóm từ chỉ phẩm chất ,đạo đức con người.
b/(2đ): Nhóm 1: vạm vỡ- mảnh mai: 0,5đ
 béo- gầy: 0,5đ
Nhóm 2: Trung thành- phản bội: 0,5đ
 Trung thực- giả dối: 0,5đ
Câu 2(5đ): Mỗi câu xác định đúng CN, VN, TN cho 1điểm
a/ Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy.
 TN VN CN
b/ Khi đêm xuống, những đường làng ngang dọc, thẳng tắp có hàng trăm bóng điện sáng lung linh.
 TN CN VN
c/ Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những 
 TN CN VN
cơn thịnh nộ của trời.
d/ Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà biển đổi sang màu xanh lục.
 TN CN VN TN CN VN
e/ Chưa đầy một thế kỷ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga- li- lê lại cho ra đời một cuốn sách 
 TN CN VN
mới cổ vũ cho ý kiến của Cô- pec- ních.
Câu 3(5đ): 
-Tìm được những từ ngữ nhân hoá trong khổ thơ: ngủ quên, nghe, giật mình: 2đ
- Nêu được ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc: Đám mây là một vật vô tri vô giác , bằng biện pháp nhân hoá tác giả đã miêu tả đám mây có những hoạt động gần giống những hoạt động của con người làm cho đám mây trở nên đẹp hơn, bài thơ trở nên sinh động giàu cảm xúc: 3đ
Câu 4(15đ): Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. Nội dung thể hiện được yêu cầu của bài. Tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp. Nội dung bài viết cần làm rõ các ý:
- Vẻ đẹp quang cảnh nơi em tràn đầy sức sống đang độ xuân về( bầu trời trong xanh, cây cối hai bên đường đâm chồi nảy lộc, chim chóc hót líu lo, tiết trời ấm áp, ong bướm rập rờn, âm thanh, màu sắc,......)
- Những đổi mới nơi em ở: 
 + Làng quê xanh mượt một màu. Cánh đồng lúa xanh rì đang thì con gái, cây cối trong vườn....
 + Đường làng ngõ xóm xanh- sạch, nhà cửa xây dựng, tu sửa, thay áo mới, đời sống nhân dân như thế nào?
 + Một số hoạt động ngành nghề, chợ,....
- Cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh nơi em ở vào mùa xuân tươi đẹp.
* Bài viết thể hiện rõ 3 phần. Diễn đạt ý trôi chảy, dùng từ đúng, biết sử dụng những câu văn hay, có hình ảnh, biết sử dụng một số biện pháp tu từ vào bài viết. Viết câu không sai ngữ pháp, không sai chính tả, đạt ở mức điểm xuất sắc: (14đ)
- Điểm chữ viết và trình bày: 1đ
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ngữ pháp, lỗi về diễn đạt và chữ viết có thể cho điểm từ 13,5 điểm trở xuống.
(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài giám khảo linh hoạt vận dụng để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh.)

File đính kèm:

  • docĐề TV Thiệu Hoá.doc