Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Đô

doc14 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Toán, Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2006-2007 - Trường Tiểu học Thiệu Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án môn tiếng việt
Lớp: 4 Thời gian: 90 phút 	 	Năm học: 2006 - 2007
Câu I:	(3 điểm)
	a. Tự trọng: Tự tôn trọng bản thân, coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình, không để ai coi thường mình (1,5 điểm)
	b. Đặt câu: (1,5 điểm)
	Học sinh có thể đặt một câu có từ ( tự trọng) theo các mẫu câu đã học.
	Chẳng hạn: 
	- Bạn Nam là người có lòng tự trọng cao.
	- Ai đã xúc phạm lòng tự trọng của bạn ấy?
Câu II: (3 điểm)
	1. (2 điểm) 
	a. Dùng để đề nghị, yêu cầu. (0,5 điểm)
	b. Dùng để hỏi. (0,5 điểm)
	c. Dùng để thay cho lời chào. (0,5 điểm)
	d. Dùng để khẳng định. (0,5 điểm)
	2.(1 điểm)
	a. Bà chăm sóc tôi từng li, từng tí (lược bỏ''Hình ảnh '') (0,5 điểm)
	b. Em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu, trìu mến của Bác	( 0.5 điểm) (lược bỏ''Tâm hồn'')	
CâuIII: 	 (3 điểm)
	Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn từ 5 -	7 câu nói lên nhứng suy nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu".
	- Viết đúng cấu trúc của đoạn văn: Viết câu mở đầu đoạn văn, các câu phát triển đoạn văn và câu kết thúc đoạn. (0.5 điểm)
	- Nêu được những phẩm chất tốt đẹp của Dế Mèn: Có võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi sự bất công trên cõi đời. Dế Mèn đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. (2 điểm)
	- Nêu được tình cảm của em với nhân vật Dế Mèn (0,5 điểm).
Câu IV: (4 điểm)
	Học sinh viết được một đoạn văn ngắn về ý nghĩa sâu sắc của lời chào qua đoạn thơ trong bài "Lời chào"
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
	ý nói: Lời chào còn giúp ta dễ làm quen và gần gủi với mọi người. Dù đi đến nơi nào xa lạ, nếu ta cất lời chào hỏi lịch sự, lễ phép, mọi người sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho ta đến nơi cần đến .
ý nói: Lời chào còn giúp ta "kết bạn", để cùng có thêm niềm vui trên đường đi, làm cho ta cảm thấy con đường như bớt xa.
Bằng cách sử dụng biện pháp nhân hoá, lời chào trở thành người bạn "dẫn bước" ta đến đích, giúp ta "kết bạn". Lời chào có ý nghĩa đẹp đẻ trong cuộc sống chúng ta, là người bạn thân thiết mà ta nên mãi giữ bên mình.
CâuV: (6 điểm)
	- Xác định đúng đề bài, kiểu bài miêu tả đồ vật. (0,5 điểm)
	- Bố cục đủ 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài (0,5 điểm)
	- Giàu về ý, diễn đạt trôi chảy (4 điểm)
	- Nêu được tình cảm của em với tấm bản đồ (1 điểm)
Dàn bài:
	a. Mở bài: Giới thiệu trực tiếp (hoặc gián tiếp) tấm bản đồ Việt Nam do em chọn tả.
	b. Thân bài:
	- Tả bao quát (một vài nét chung về hình dáng, màu sắc  của tấm bản đồ Việt Nam).
	- Tả chi tiết một vài khu vực có đặc điểm nổi bật trên tấm bản đồ Việt Nam (có thể kết hợp nêu suy nghĩ, liên tưởng của em về vùng đất gợi ra trên tấm bản đồ đất nước )
	c. Kết bài: Theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
	Chữ viết, trình bày sạch sẽ (1 điểm)
đề và hướng dẫn chấm môn toán 
Lớp: 4 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Đề Bài: 
Câu 1: a. Tính nhanh
15 + 15 x 2 + 15 x 7 - 100
62 - 52 + 37 + 28 -38 + 63
	b. Tìm một số có 2 chữ số biết rằng số đó gắp 7 lần chữ số hàng đơn vị.
Câu 2: Tìm x biết. 
	a. 1200 : 24 - (17 - x) = 36
	b. 36 x (x - 9) = 900
Câu 3: Thùng thứ nhất có 6 lít dầu, thùng thứ hai có 14 lít dầu. Hỏi phải cùng rót thêm mỗi thùng một số lít dầu là bao nhiêu để số dầu ở thùng thứ hai gấp đôi số dầu ở thùng thứ nhất.
Câu 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 1998 m. Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó biết rằng số đo chiều dài và số đo chiều rộng là hai số tự nhiên liên tiếp.
Câu 5: Phép nhân sau có gì sai không? vì sao?
 **37
 **
****8
 **** 
****98
Hướng dẫn chấm
Câu
Lời giải
Điểm
Câu1
a
15 + 15 x 2 + 15 x 7 - 100	
= 15 x 1 + 15 x 2 + 15 x 7 - 100	
= 15 x (1 + 2 + 7) - 100	
= 15 x 10 - 100 	
= 150 - 100 
= 50 	
62 - 52 + 37 + 28 -38 + 63 = 
(62 + 28) - (52 + 38) + (37 + 63)	
= 90 - 90 + 100 	
= 100	
	Gọi số cần tìm là ab (a ạ 0; b ạ 0; a, b < 10)
 	Theo bài ra ta có: ab = b x 7	
	b x 7 có tận cùng là 5
	Vậy: 	b = 5;	 a = 3	
	Số cần tìm là 35
2 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2
a.
b.
120 : 24 - (17 - x) = 36
50 - (17 - x) = 36
 17 - x = 50 - 36
 17 - x = 14
 x = 17 - 14
 x = 3
36 x (x - 9) = 900
 (x - 9) = 900 : 36
 (x - 9) = 25
 x = 25 + 9
 x = 34
4 điểm
2 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2 điểm
1 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 3
 Sau khi rót thêm cùng một số lít dầu vào cả 2 thùng thì hiệu số lít dầu ở hai thùng không đổi và bằng:
14 - 6 = 8 (lít)
 Ta có sơ đồ khi số dầu ở thùng thứ hai gấp đôi ở thùng 1.
Số dầu ở T1: 
Số dầu ở T2: 
 8 lít
 Số dầu ở thùng thứ 2 sau khi đã rót thêm là:
8 x 2 = 16 lít
 Số dầu rót thêm là:
 16 - 14 = 2 (lít)
Đáp số: = 2 (lít)
 Hoặc: Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Số dầu rót thêm ở thùng 1 là 8 lít.
 Số dầu rót thêm là: 8 - 6 = 2
Đáp số: 2 (lít)
4 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
đề thi môn tiếng việt
Lớp: 5 Thời gian: 90 phút 	 	Năm học: 2006 - 2007
Câu 1:
a. Tìm các từ đồng âm trong các dòng sau và phân biệt nghĩa của chúng:
- Cái nhẫn bằng bạc.
- Cờ bạc là bác thằng bần.
- Cái quạt máy này phải thay bạc.
- Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
b. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:
Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích.
Câu 2:
a. Đọc đoạn trích sau:
Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (Làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh HàTay bây giờ). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
Tìm trong đoạn trích trên:
- Một câu kể kiểu ai làm gì?
- Một câu kể kiểu ai thế nào?
- Một câu kể kiểu ai là gì?
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
- Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
- Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố.
- Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ai và buổi chiều theo hướng chuyến bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.
Câu 3: Viết một đoạn văng ngắn (5 đến 8 câu) tả quang cảnh chuẩn bị mưa và trong cơn mưa.
Câu 4: Trong "thư gửi các học sinh" nhân ngày khai trường aafu tiên của nước Việt Nam đọc lập (1945), Bác Hồ đã viết:
	"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".
	Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối vối việc học tập như thế nào?
Câu 5: 
	Tả một người mà em hằng yêu thương, có nhiều ấn tượng sâu sắc đối với em.
Đáp án môn tiếng việt
Lớp: 5 Thời gian: 90 phút 	 	Năm học: 2006 - 2007
Câu 1:	(1,5 điểm)
1a. 	- Từ đồng âm trong các câu trên là từ: bạc (0,5 điểm).
	- Cái nhẫn bằng bạc. (Bạc chỉ kim loại có màu trắng).
	- Cờ bạc là bác thằng bần. (Một trò chơi ăn tiền).
	- Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (Tình nghĩ không trọn vẹn).
	- Cái quạt máy này phải thay bạc. (Một bộ phận trong quạt máy).
	+ Phân biệt đúng mỗi từ: 0,25 điểm.
1b.	- (1,5 điểm)
	- Danh từ: Xuân, cánh đồng, làng, trời, mây, 	mưa ngâu (0,5 điểm)
	- Động từ: Đi học
- Tính từ: Xám xịt, rả rích.
Câu 2:	(1,5 điểm)
2a	- Câu kể kiểu ai làm gì? (0,5 điểm)
(Trước khi mất, bà mẹ.. Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Câu kể kiểu ai thế nào? (0,5 điểm)
(Ông vốn thông minh từ nhỏ) 
- Ông kể ai làm gì? (0,5 điểm)
(Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài ..)
2b	(1,5 điểm):Xác định chủ ngữ /vị ngữ trong các câu sau:
- Cô mùa xuân xinh tươi/ đang lướt nhẹ trên cánh đồng. (0,5 điểm)
	CN	 VN
	- Cờ bay/ đỏ những mái nhà,	(0,5 điểm)
	 CN	VN
	- Buổi sớm, ngược hướng  về ổ, con thuyền/ sẽ tới được bờ (0,5 điểm) 	CN	 VN
Câu 3:	(3 điểm): Học sinh nêu được:
	+ Cảnh trời chuyển mưa:
	- Bầu trời, mây, gió.
	+ Cảnh trong mưa:
	- Nước mưa, cây cối, người và vật.
	- Sấm, chớp.
Câu 4:	(4 điểm)
Lời dạ của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được:
- Trách nhiệm của người học sinh đối với việc học tập là vô cùng to lớn.
- Người học sinh cần phải cố gắng quan tâm, chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành "con ngoan, trò giỏi".
- Việc học tập tốt góp phần rất lớn vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, để có thẻ đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Câu 5:	(6 điểm)
Gợi ý dàn bài: 
- Giới thiệu người định tả là ai? Quan hệ với em thế nào? .
- Tả từng phần hoặc kết hợp.
+ Tả ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt  có đặc điểm gì nổi bật).
+ Tính tình, hoạt động ( lời nói. cử chỉ, thói quen hàng ngày, cách cư sử với người khác,.có đặc điểm gì làm em yêu quý, kính trọng? Đặc biệt là nêu được những ấn tượng sâu sắc của người đó đối với em.
-Cảm nghĩ của em về người được tả. 
*Học sinh nêu được các ý cơ bản nêu trên, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc cho tối đa 6 điểm. Tuỳ theo mức độ, có thể cho ở mức thấp hơn.
 Điểm chữ viết và trình bầy toàn bài:1 điểm.
 Ngày 01/11/06
 PHT: 
Trường Tiểu Học Thiệu Đô.
Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 4 Năm học 2006/2007
Môn: Tiếng Việt (90 phút)
Câu I: (3 điểm)
2a	- Câu kể kiểu ai làm gì? (0,5 điểm)
	(3 điểm)
 	a. Thế nào là tự trọng? (1,5 điểm)
 	b. Đặt câu với từ tự trọng (1,5 điểm)
Câu II: (3 điểm)
 	1. Câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì? (2 điểm)
 	a. Có phá hết các vòng vây đi không?	 (Tô Hoài - Dế mèn phiêu lưu ký).
	b. Các chú có biết đền thờ ai đây không? (Đoàn Minh Tuấn - Một sáng thu xưa).
	c. A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? (Bùi Nguyên Khiết - Ông già trên núi chè).
	d. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không? (Trịnh Mạnh - Cái gì quý nhất).
	(Gợi ý: Dùng để hỏi; thay cho lời chào; đề nghị; yêu cầu; khẳng định).
	2. Trong các câu dưới đây quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng. (1 điểm)
	a. Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng ly, từng tý. (0,5 điểm)
	b. Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt yêu thương, trìu mến của Bác. (0,5 điểm)	
Câu III: (3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu lên những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong truyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" của nhà văn Tô Hoài.
Câu IV: (4 điểm)
Trong bài "Lời chào" nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa.
	Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Câu V: (6 điểm)
Hãy miêu tả tấm bản đồ Việt Nam mà em từng quan sát trên lớp học hay ở nhà (hoặc ở một nơi nào đó).
Câu4
 Về số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị mà số đo chiều dài và số đo chiều rộng là những số tự nhiên liên tiếp nên chiều dài hơn chiều rộng 1m.
 Tổng chiều dài và chiều rộng HCN là:
1998 : 2 = 999 (m)
 Chiều dài HCN là: (999 + 1) : 2 = 500 (m)
 Chiều rộng HCN là: 500 - 1 = 499 (m)
Đáp số: 500 (m)
 499 (m)
5 điểm
1 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 5
 Phép nhân đã cho sai vì:
 Theo bảng nhân 7 ta thấy: (7 x *) có tận cùng là 8 từ đó suy ra chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ hai là 4 và chữ số hàng chục của tích riêng thư nhất là 4
(vì 4 x 3 +2 =14)
 Từ tích chung suy ra chữ số ở hàng đơn vị của tích riêng thứ 2 là 5 (vì chỉ có 5 x 7 = 35 có tận cùng là 5). Vậy: Chữ số hàng chục của thừa số thứ hai là 5. Điều này là vô lí vì thừa số thứ nhất nhân với 4 cho ta tích riêng là số có 5 chữ số.
thừa số thứ nhất nhân với 5 cho ta tích riêng là số có 4 chữ số.
đề thi môn toán
Lớp: 5 Thời gian: 90 phút 	 	Năm học: 2006 - 2007
Bài 1: (5 điểm) 
	Tính tổng sau bằng cách hay nhất:
Bài 2: (4 điểm)
Cho A = 
	a. Tính giá trị biểu thức A khi a = 51
	b. Tìm giá trị số tự nhiên của a để A đạt giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
Bài 3: (4 điểm): 	Hai ban Liên và Tâm đi mua sách sau khi Tâm mua hết số tiền mang theo, còn Liên mua hết số tiền mang theo thì số tiền còn lại của hai bạn bằng nhau. Lúc đầu Tâm mang nhiều hơn Liên 20.000 đồng. Hỏi mỗi bạn đã mang đi bao nhiêu tiền?
Bài 4: (5 điểm):	Cho tam giác ABC. Trên cạnh AB lấy điểm M sao cho MB=MA, trên cạnh AC lấy điểm N sao cho NC = NA. Đường thẳng MN cắt cạnh BC kéo dài tại D.
	a. So sánh diện tích hai hình tam giác AMN và BMN.
	b. Chứng tỏ rằng BC = CD.
Bài 5: (2 điểm):	Có một sợi day dài m làm thế nào để cắt từ sợi dây đó ra một đoạn dây dài 50 em mà không có thước đo trong tay?
Đáp án môn toán
Lớp: 5 Thời gian: 90 phút 	 	Năm học: 2006 - 2007
Bài 1: Ta thấy: 	(1 điểm)
	 	(1 điểm)
	 	(1 điểm)
Tương tự ta có:
 = 1 - = 	(1 điểm)
	Vậy: = 	(1 điểm)
Bài 2: (4 điểm)	A = 	
0,5 đ
a. (2 điểm);	Với a = 51 thay vào biểu thức ta có:
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
	A = = 	(0,25 đ)
= (0,25 đ)
	Vậy:	A = 1 với a = 51 (0,25 điểm)
b. (2 điểm);	Biểu thức A có tử số xác định là 3948. Vậy A lớn nhất khi mẫu số bé nhất.	(0,25 điểm)
	1990 - 72 : (a - 6) 	bé nhất khi 72 : (a - 6) lớn nhất 	(0,5 điểm)
Điều này xảy ra khi a - 6 = 1 (vì a - 6 luôn khác 0). Vậy a = 7	(0,5 điểm)
Khi đó biểu thức có giá trị là: a = 	(0,5 điểm)
Vậy với a = 7 biểu thức đạt giá trị lớn nhất là a = 2	(0,5 điểm)
Bài 3:	 (4 điểm)	Phân số chỉ số tiền còn lại của Tâm là:	
	(số tiền)	(0,5 điểm)
	Phân số chỉ số tiền còn lại của Liên là:	 	(0,5 điểm)
 	(số tiền)
Vì số tiền còn lại của hai bạn bằng nhau nên số tiền của Tâm bằng số tiền của Liên (0,25 điểm). Vậy số tền của Liên bằng số tiền của Tâm (0,25 điểm).
Phân số chỉ số tiền 20.000 đồng là:	 	(0,75 điểm)
 - = (số tiền của Tâm)
Số tiền của bạn Tâm mang đi là:	(0,75 điểm)	
20.000 : = 120.000 đồng 
Số tiền của Liên mang đi là:	(0,75 điểm)
120.000 - 20.000 = 100.000 đồng
Đáp số: 	Bạn Tâm mang 120.000 đồng 	(0,25 điểm)
	Bạn Liên mang 100.000 đồng 
Bài 4:	 (5 điểm)	 A
a. Xét hai tam giác AMN và BMN có MA = MB, M
 hai tam giác có chung đường cao hạ từ N (1 điểm). N
Vậy:	SAMN = SBMN (1 điểm)	 B	 D
b. Nối DA vì MA	 = MB	 nên 	 C
	SDMB = SDMA (0,5 điểm) (Hai tam giác có chung đường cao hạ từ D)
	Mặt khác:
	Vì SAMN = SBMN (câu a) nên SDBN = SDNA 	(1)	(0,5 điểm)
	Lại có NC = NA suy ra SDNC = SDNA 	(2)	chung đường cao từ D tới AC. 	(0,5 điểm)
	Từ (1) và (2) ta có: 
	SDNC = SDBN (0,5 điểm). Vậy SDNC = SCBN (0,5 điểm).
	Hay CD = CB (diện tích DNC và CBN bằng nhau chung đường cao cao hạ từ N tới BD nên hai đáy bằng nhau). (0,5 điểm)
Bài 5: (2 điểm).	Nhận thấy 50 cm = m	(0,25 điểm)
	Vì 	:	(0,25 điểm). Nên m = của m	(0,5 điểm).
	Dựa vào đó ta có cách chia như sau: Gấp sợi dây làm 8 phần (gấp đôi, gấp đôi rồi lại gấp đôi). Rồi cắt lấy 3 phần là được đoạn dây dài m (tức là 50cm) (1đ)

File đính kèm:

  • docde 4.doc