Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9.
Thời gian : 150 phút

Đề bài: 
Câu1 : Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của 2 câu thơ : 
 Cỏ xanh như khó bén xuân tươi.
 Lại có mưa xuân nước vỗ trời.
 ( Nguyễn Trãi, Bến đò xuân đầu trại)
Câu 2: Dùng phép phân tích tổng hợp để viết lời bình cho câu thơ sau:
“ Đưa kim qua nỗi ưu phiền
Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời “
( Thi Hoàng )
Câu 3: Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ sau : 
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến

 Một mùa xuân nho nhỏ.
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi 20
Dù là khi tóc bạc
	 
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ) 
 















Đáp án:
Câu1 ( 3 điểm)
 Hs nêu được những ý cơ bản sau:
 - Câu thơ thứ nhất đã sử dụng một hình ảnh so sánh rất độc đáo, mới mẽ :
" cỏ xanh như khói", "xanh như khói" là cái màu xanh hư ảo nhìn qua lớp mưa bụi bay . Cách so sánh ấy gợi ra một không gian vừa thực , vừa hư , rất kì ảo.
 -Cái hay của câu thơ thứ hai lại là điểm nhìn để tả cảnh . phải đứng ở gần sát mép nước mới có thể cảm nhận được "nước vỗ trời " ( Mỗi ý 1,5 điểm)











Câu 2( 3đ) Ngoài yêu cầu chung cần lưu ý:
+Về hình thức: Đảm bảo bài viết có bố cục rõ ràng, sử dụng phép lập luận phân tích, tổng hợp để bình hai câu thơ. Không sai lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt ..,văn viết có cảm xúc,lập luận chặt chẽ.(0,5đ )
+Về nội dung: Bài viết thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc và sự sáng tạo riêng của cá nhân người viết. Sau đây là một số gợi ý về nội dung:
 	- Hai câu thơ đã vận dụng sáng tạo phép tu từ chuyển đổi cảm giác “đưa kim”và cái cụ thể (quần áo) sang cái trừu tượng:ưu phiền, sự đời.(0,5đ )
 	- Câu thơ đã gợi sự kìm nén ưu phiền của người mẹ trong công việc, gợi hình ảnh người mẹ vất vả, cần mẫn,suốt đời chăm chút cho con, cho đời ...(0,5đ )
 	- Câu thơ đã nâng tầm vóc của công việc nhỏ bé, bình thường (vá ) thành công việc lớn lao, nâng tầm vóc người mẹ lên một tầm cao mới lạ lùng: vá lại,làm lành sự đời, chăm chút cuộc đời, việc đời ...(1 đ )
 	- Hai câu thơ khái quát hình ảnh người mẹ cao đẹp, giàu lòng vị tha, giàu đức hy sinh. Người mẹ có vai trò thiêng liêng làm lành sự đời, làm đẹp cuộc đời ...(0,5đ ).
Câu 3 : (4 đ ) 
Yêu cầu học sinh phân tích và làm rõ được :
- Phép trùng điệp : “ Ta làm” ; “ Ta nhập vào ”cùng với hình ảnh ẩn dụ”Mùa xuân “đã diễn tả tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước , được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung ( 1, 5 đ ) .
- Khát vọng đó thể hiện chân thành trong các hình ảnh thơ đẹp, giản dị và tự
 nhiên ( 1,5 đ ) .
+ Giữa mùa xuân đất nước tác giả xin làm “một con chim hót ” , “một nhành hoa ” .
+ Giữa bản hoà ca tươi vui đầy sức sống nhà thơ xin làm “ Một nốt nhạc trầm xao xuyến ” , chỉ là nhỏ bé, ít ỏi .
+ “ Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời ” mang vẻ đẹp giản dị khiêm nhường thể hiện một khát vọng chân thành ,tha thiết .
- Giọng thơ nhỏ nhẹ ,sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng người trong sáng lung linh của một nhân sinh quan cao đẹp : Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến phần tinh tuý dù là nhỏ bé cho đất nước . Đó là chính là ý nghĩa cao quý của đời người ( 1đ ) 






File đính kèm:

  • docDE THI HOC SINH GIOI 9.doc